Thanh niên Việt Nam với cuộc thi "Đề xuất mô hình ứng phó với Biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai"

Đời sống xã hội - Ngày đăng : 20:13, 16/12/2021

Sự thay đổi mang tính toàn cầu của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai là nguyên nhân chính khiến cho cuộc sống của hàng tỷ người dân trên thế giới ngày khó khó khăn, nguy hiểm hơn bởi thiên tai, dịch bệnh...

Tại một diễn đàn về biến đổi khí hậu gần đây, các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học từ nhiều nước trên thế giới đã chia sẻ

Bà Helen Clark – Nguyên Thủ tướng New Zealand, Nguyên Tổng giám đốc UNDP

Hiện, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra rất đáng lo ngại và trầm trọng đặc biệt đối với những nước như Việt Nam. Trong diễn đàn, tôi sẽ kêu gọi những hành động xa hơn nữa trong ứng phó với Biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với New Zealand, chúng tôi sẽ chia sẻ một số mô hình, kinh nghiệm của New Zealand như hạn chế người dân xây nhà gần biển để tránh bão, xây dựng hệ thống thông tin thời tiết thật tốt, chọn những giống cây trồng chịu mặn tốt hơn..

Những biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu như nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Các bờ biển đang dần biến mất. Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe...

Thanh niên Việt Nam với cuộc thi

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… liên tục xảy ra.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Là nước có bờ biển dài, nếu nước biển dâng 1 mét thì 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.

Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này..

Bà Rebecca Carman - Chuyên gia Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP)

Trong dài hạn, các bạn phải nghĩ đến những giải pháp nhằm giảm lượng phát thải gây ô nhiễm. Đồng thời, các lĩnh vực sản xuất cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Ở các ngành lĩnh vực cụ thể, lại cụ thể bằng những giải pháp thống nhất đồng bộ thực hiển chỉ đạo của Chính phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập 3 nhóm giải pháp cần ưu tiên hàng đầu để ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Đó là: Nâng cao năng lực dự báo, giám sát khí hậu; Giảm thiểu thiệt hại thiên tai và cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Trong những năm gần đây và trong thời gian tới, Bộ TN&MT tiếp tục chú trọng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu với việc xây dựng và phát triển năng lực nghiên cứu, ưu tiên nghiên cứu cơ bản để phục vụ dự báo, cảnh báo và phân vùng rủi ro thiên tai; Phát triển hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; Khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ xanh, thân thiện với môi trường; Triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu giảm 7,3% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong những năm tới. Song song với các biện pháp mang tính vĩ mô, Cục Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động Cuộc thi "Đề xuất mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai". Cuộc thi nhằm lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc phục vụ tuyên truyền, nhân rộng, nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn công tác quản lý nhà nước với các hoạt động xã hội, cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai.

Các tập thể, cá nhân đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hoặc cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi.

Thế hệ trẻ Việt Nam cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường sống, cũng như phát huy sức sáng tạo của tuổi trẻ để ứng dụng khoa học công nghệ vào các giải pháp, mô hình kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Thể lệ Cuộc thi được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ www.monre.gov.vn; Cục Biến đổi khí hậu, địa chỉ www.dcc.gov.vn; Thông tin thông qua các kênh truyền thông khác.

Thông tin liên hệ

Trong quá trình tham gia dự thi, các vướng mắc hoặc chưa rõ, đề nghị liên hệ: Ông Nguyễn Hữu Linh, Cục Biến đổi khí hậu, điện thoại: 0975120589/0974428188 hoặc qua địa chỉ thư điện tử của Ban Tổ chức cuộc thi: mohinhungphobdkh@gmail.com

H.H