Việt Nam có thể tập trung chuyển đổi số cho chế tạo máy, sản xuất thực phẩm
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 17:33, 24/11/2021
Tại Hội thảo chuyên đề "Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry Summit 4.0 năm 2021với chủ đề "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số", ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia - chia sẻ về nội dung "Nền công nghiệp của tương lai - Vận hành thông minh, công cụ số thế hệ mới, và tích hợp quản lý năng lượng & tự động hóa".
Qua đó, Schneider Electric nhấn mạnh các DN, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ uống - thực phẩm và chế tạo máy, cần bền vững hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và tự động hóa hơn.
Với sứ mệnh trở thành đối tác số về phát triển bền vững và gia tăng tính hiệu quả của Chính phủ, các DN và các tổ chức ở Việt Nam, Schneider Electric đã xây dựng quy trình tự động hóa sản xuất được kết hợp từ 4 phương án tích hợp: Tích hợp quản lý năng lượng và tự động hóa; Kỹ thuật số với IoT (Internet vạn vật); Tích hợp toàn bộ vòng đời từ thiết kế và xây dựng đến vận hành và bảo trì và tích hợp cách quản lý DN.
Ông Đồng Mai Lâm nhấn mạnh các DN cần bền vững hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, tự động hóa hơn, và kỹ thuật số nên đóng vai trò quyết định trong việc phát triển công nghệ cho các giải pháp bền vững. Với Schneider Electric, đó chính là "Bộ ba bền vững công nghiệp", bao gồm: Kết hợp hoạt động xuất sắc về mặt kinh tế và trách nhiệm xã hội và môi trường để củng cố tính linh hoạt trong công nghiệp hiện đại; Giảm sử dụng tài nguyên và tác động đến môi trường để tăng hiệu quả sinh thái, tác động tích cực đến các biến số kinh doanh, khả năng sinh lời đồng thời tạo cơ sở cho sự bền vững trong công nghiệp; Đạt được hiệu quả tối ưu và tính bền vững nhờ tác động qua lại của tự động hóa và năng lượng được hiệu chỉnh dựa trên phân tích thời gian thực từ phần mềm.
Trên thực tế, Schneider Electric đã hợp tác với nhiều công ty toàn cầu để phát triển và lắp đặt các giải pháp công nghiệp tự động, hiệu quả và bền vững, chẳng hạn như Dự án tại Kunming CEG Water Supply ở Trung Quốc với giải pháp EcoStruxture for Water hoàn chỉnh, bao gồm phần mềm công nghiệp của AVEVA; và Dự án với Livetech ở Albra, Ý với giải pháp EcoStruxure Machine.
Việc kết hợp các giải pháp thuộc kiến trúc EcoStruxture của Schneider Electric với danh mục sản phẩm của AVEVA sẽ giúp cho các hoạt động vận hành công nghiệp trở nên bền vững hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và tự động hóa hơn.
Cũng trong Hội thảo nói trên, ông Đồng Mai Lâm đã gợi ý một số lĩnh vực mà Việt Nam có thể tập trung nhiều hơn cho hoạt động chuyển đổi số: "Chế tạo máy và sản xuất thực phẩm - đồ uống là hai ngành mà chúng tôi đang muốn tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì hai ngành này có tính cạnh tranh cao.
Nếu chúng ta áp dụng kỹ thuật số, công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất, điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản lượng cũng như giúp giảm chi phí và giá thành. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy xu thế nổi bật trên thế giới hiện nay là phát triển bền vững. Điển hình như tại Hội nghị cấp cao COP26, Việt Nam cam kết đến năm 2050 sẽ đạt mức phát thải ròng bằng "0".
Để làm được điều đó, chúng ta phải tối ưu tất cả các hoạt động và nâng cao tính hiệu quả. Theo đó, trên nền tảng EcoStruxure của Schneider Electric, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp chuyên biệt như EcoStruxure Machine, hay EcoStruxure cho ngành thực phẩm - đồ uống."
Khẳng định công nghệ chính là cầu nối giữa mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cho tất cả các tổ chức và DN, ông Đồng Mai Lâm mong muốn các DN và tổ chức sẽ tăng tốc tự động hóa trong công nghiệp thông qua phần mềm, dữ liệu, IoT,… "Chúng tôi cũng kêu gọi các đối tác cùng Schneider Electric nghiên cứu và hoàn thiện các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ quá trình tiến về công nghiệp 4.0 của hoạt động vận hành công nghiệp trên thế giới và Việt Nam"./.