Cuốn sách góp phần lý giải những vấn đề về văn hoá tôn giáo thời đại CMCN 4.0

Truyền thông - Ngày đăng : 15:18, 06/11/2021

Cuốn sách "Văn hóa tôn giáo với sự phát triển của xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do Nhà xuất bản (NXB) Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản, nhằm đáp ứng được việc vận dụng quan điểm của của Đảng về tôn giáo trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hôm nay.

Để "phát triển toàn điện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hoá, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc…", xem tôn giáo như là nguồn lực xem tôn giáo như là một nguồn lực của sự phát triển bên vững đất nuớc thì cần thiết phải thấy được và phát huy văn hóa tôn giáo.

Nhìn lại vấn đề văn hóa tôn giáo với sự phát triển xã hội trên cả bình diện lý luận và thực tiễn hôm nay là một việc làm cần thiết của các nhà khoa học của giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Cuốn sách "Văn hóa tôn giáo với sự phát triển của xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do Nguyễn Quốc Huy; Nguyễn Duy Nhiên; Trần Đăng Sinh đồng chủ biên, đáp ứng được việc vận dụng quan điểm của của Đảng về tôn giáo trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hôm nay.

Cuốn sách là tập hợp có chọn lọc các bài viết của các học giả ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các bộ ngành và của cả những chức sắc tôn giáo trong Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2011 - 2021).

Cuốn sách được chia làm hai phần: 

Phần một: Văn hóa tôn giáo với sự phát triển xã hội - một số vấn đề lý luận đề cập tới các vấn đề mang tính lý luận như: khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, văn hóa tâm linh, mối quan hệ giữa văn hóa tôn giáo và văn hóa thế tục, xu hướng vận động của tôn giáo trong thời đại cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, vấn đề tôn giáo với an sinh xã hội..

Phần 2 cuốn sách: Văn hóa tôn giáo với sự phát triển của xã hội - một số vấn đề thực tiễn đề cập tới vai trò, ảnh hưởng của các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Kitô giáo, Islam giáo, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo... tới sự phát triển xã hội Việt Nam trong lịch sử và trong xã hội hiện nay.

GS. TS. Đỗ Quang Hưng, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam nhận định: Cuốn sách xứng đáng xếp chung với với nhóm nghiên cứu về văn hóa tôn giáo về những xu hướng mới hiện nay. Góp phần định hình thêm về các khái niệm văn hóa tôn giáo hiện nay.

GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Viện Hàn lâm Khoa  học Việt Nam cho rằng: Cuốn sách đã lý giải một số vấn đề về Văn hóa thế tục và văn hóa tôn giáo và mối quan hệ giữa chúng. Nếu giải quyết tốt điều này thì trong lý luận và trong thực tiễn cũng sẽ đạt nhiều kết quả tốt hơn.

Trong lời tựa cuốn sách viết: Tôn giáo là sản phẩm của con người, của xã hội. Tôn giáo cũng là một thực thể xã hội to lớn có sự hình thành và phát triển hàng nghìn năm, gắn bó với quốc gia, dân tộc… Văn hóa tôn giáo là một bộ phận của văn hoá, là một loại hình văn hóa đặc biệt, gần với văn hóa tâm linh, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Tôn giáo, đương nhiên chứa đựng yếu tố tiêu cực, song mặt tích cực, mặt "văn hóa" (giá trị) của tôn giáo là không thể phủ nhận.

Quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy vật về lịch sử của C. Mác, Ph. Ăngghen đã chi ra rằng, tôn giáo không chỉ là sự phản ánh sự nghèo nàn hiện thực, mà còn là sự phản kháng sự nghèo nàn hiện thực ấy, rằng cần đấu tranh chống lại cơ sở trần tục làm nảy sinh ra tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênnin chủ trương đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực của tôn giáo chứ không phải đấu tranh chống tôn giáo nói chung, do thấy được mặt văn hóa của tôn giáo.

Nghị quyết số  24/NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới cũng đã có nhận định đúng đắn về biểu hiện của văn hóa tôn giáo: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân", "đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới", "tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài".

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Đảng về công tác tôn giáo nhấn mạnh: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của bộ phận nhân dân", "đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới", "tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài".

Cuốn sách góp phần lý giải những vấn đề về văn hoá tôn giáo - Ảnh 2.

Tập thể tác giả tại buổi ra mắt cuốn sách. Ảnh: PV

Tuy nhiên, hiện nay dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, của cuộc CMCN 4.0. xã hội đang có những biển đối hết sức nhanh chóng khó lường về mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có tôn giáo, tín ngưỡng. Các thế lực xấu ở trong và ngoài nước thường lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện mục đích chính trị phản động.

Văn hóa tôn giáo là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Không có dân tộc nào mà lịch sử của mình lại không chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo trên cả hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực. Văn hóa tôn giáo biểu hiện hết sức phong phú trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần: văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị tiến bộ, văn học, thi ca, nghệ thuật kiến trúc, điều khắc, âm nhạc, hội họa. Cái "hương thơm tinh thần" của tôn giáo nhiều khi, thông qua hoạt động thực tiễn, trở thành sức mạnh vật chất to lớn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội./.

N.N