DHL Express ứng dụng robot được hỗ trợ bởi AI để phân loại hàng hóa
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 11:53, 07/09/2021
Theo đó, DHLBot sẽ thay thế việc phân loại thủ công các bưu kiện nhỏ và cho phép các trung tâm và cửa khẩu xử lý khối lượng lớn hơn, đặc biệt là trong mùa cao điểm, đồng thời tăng hiệu suất hoạt động tổng thể lên ít nhất 40%.
Theo Ken Lee, Giám đốc điều hành DHL Express châu Á - Thái Bình Dương: "Việc phân loại bưu kiện có vẻ như là một quá trình đơn giản nhưng thực sự cần rất nhiều thời gian, công sức và độ chính xác để đảm bảo rằng chúng đến được tay người nhận mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Những đổi mới này, dù có vẻ nhỏ, nhưng thực sự sẽ thúc đẩy nhân viên và hoạt động của chúng tôi năng suất và hiệu quả hơn".
"DHLBots là một minh chứng cho tinh thần đổi mới khi chúng tôi liên tục tìm kiếm các giải pháp để tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại và tương ứng, luôn đặt chúng tôi ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần chuyển phát nhanh thế hệ tiếp theo", Ken Lee cho biết thêm.
DHL Express hợp tác với Dorabot, một nhà cung cấp giải pháp robot hỗ trợ AI, để triển khai DHLBot, sau một thí điểm thành công đã cho thấy sự gia tăng đáng kể về năng suất phân loại bưu kiện và chất lượng dịch vụ. Điều này đặc biệt quan trọng với sự tăng trưởng ổn định về lượng hàng hóa được chứng kiến trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vào năm 2020, DHL Express đã ghi nhận lượng hàng vận chuyển tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước trong các tháng cao điểm là tháng 11 và tháng 12. Có khả năng phân loại hơn 1.000 bưu kiện nhỏ mỗi giờ với độ chính xác 99%, DHLBot giảm xác suất phân loại sai và do đó, loại bỏ nhu cầu phân loại thứ cấp.
"Duy trì mức độ hài lòng của khách hàng cao là một thước đo thành công quan trọng đối với chúng tôi. Robot phân loại thông minh này cho phép chúng tôi quản lý sự tăng trưởng ngày càng tăng của khối lượng lô hàng và bưu kiện được thúc đẩy bởi sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới. Nó cũng mang đến một môi trường làm việc an toàn hơn cho nhân viên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của họ trong mùa cao điểm khi nhu cầu lao động cao", Sean Wall, Phó Chủ tịch điều hành, bộ phận các hoạt động của mạng lưới và hàng không của DHL Express châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.
Bên cạnh đó, công nghệ 3D và mã vạch hiện đại quét hóa đơn đường hàng không trên mỗi gói hàng để tìm điểm đến được nhắm mục tiêu khi nó di chuyển qua băng chuyền. DHLBot được đặt ở cuối băng chuyền, sau đó nhận thông tin của gói hàng, điểm đến của nó và sắp xếp nó một cách thông minh vào các thùng giao hàng tương ứng đặt trên các giá đỡ xung quanh robot, mỗi thùng đại diện cho một tuyến đường chuyển phát nhanh riêng lẻ. Toàn bộ quy trình này giúp giảm sự phụ thuộc vào việc nhân viên đọc vận đơn và phân loại bưu kiện theo cách thủ công, cho phép họ có nhiều thời gian hơn cho việc lập kế hoạch tuyến đường.
Phù hợp với mục tiêu Chiến lược 2025 của Tập đoàn Deutsche Post DHL là mang lại sự phát triển mạnh mẽ trong thế giới kỹ thuật số, việc triển khai giải pháp cánh tay robot là một trong nhiều dự án chuyển đổi số mà Tập đoàn đang đầu tư nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và nhân viên, cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động. Đến năm 2025, Tập đoàn sẽ chi khoảng 2 tỷ EUR cho các sáng kiến nhằm đạt được hiệu quả cao hơn thông qua tự động hóa và robot cũng như phân tích dữ liệu nâng cao./.