VNNIC đẩy mạnh các dịch vụ mới, mở rộng không gian phát triển cho các thành viên địa chỉ IP tại Việt Nam

Bản tin ICT - Ngày đăng : 14:48, 30/08/2021

Theo VNNIC, đơn vị này sẽ tiếp tục phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng tài nguyên số, hạ tầng số, phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên.

Với tinh thần phát phát triển Internet an toàn, ổn định, kết nối khu vực, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT vừa tổ chức Hội nghị giao ban thành viên địa chỉ IP năm 2021, thảo luận về định hướng mở rộng phạm vi sử dụng tài nguyên địa chỉ Internet quốc gia, kết nối phát triển bền vững Internet ở Việt Nam.

VNNIC đẩy mạnh các dịch vụ mới, mở rộng không gian phát triển cho thành viên địa chỉ IP tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hội nghị được tổ chức qua nền tảng VNNIC Internet Academy với sự tham gia của gần 150 đại diện từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực Internet.

Đề xuất chính sách mở rộng phạm vi định tuyến, sử dụng hiệu quả tài nguyên số Việt Nam

Theo chia sẻ của bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc VNNIC, tính đến hết tháng 8/2021, VNNIC có 624 thành viên địa chỉ IP (tỷ lệ tăng khoảng 15% mỗi năm). Việt Nam đã hoàn thành tốt việc chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 với tỉ lệ IPv6 đạt 45% (đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2020).

VNNIC đẩy mạnh các dịch vụ mới, mở rộng không gian phát triển cho thành viên địa chỉ IP tại Việt Nam - Ảnh 2.

Bà Trần Thị Thu Hiền: VNNIC đã thực hiện tốt việc xây dựng cộng đồng thành viên địa chỉ IP Việt Nam lớn mạn

"Với vai trò là cơ quan quản lý, cấp phát địa chỉ Internet (địa chỉ IP), số hiệu mạng (ASN) cấp quốc gia, VNNIC đã thực hiện tốt việc xây dựng cộng đồng thành viên địa chỉ IP Việt Nam lớn mạnh, đóng góp cho việc phát triển mạngInternet ở Việt Nam", bà Hiền khẳng định.

VNNIC đẩy mạnh các dịch vụ mới, mở rộng không gian phát triển cho thành viên địa chỉ IP tại Việt Nam - Ảnh 3.

VNNIC đẩy mạnh các dịch vụ mới, mở rộng không gian phát triển cho thành viên địa chỉ IP tại Việt Nam - Ảnh 4.

Tăng trưởng tỉ lệ sử dụng IPv6 tại Việt Nam và các tổ chức, DN Việt Nam có tỉ lệ sử dụng IPv6 cao nhất (tính đến tháng 8/2021)

Nhằm thúc đẩy phát triển Internet Việt Nam an toàn, ổn định, kết nối khu vực, thực hiện mục tiêu nâng tầm vị thế Việt Nam; tạo điều kiện cho DN Việt Nam vươn tầm quốc tế, mở rộng phạm vi hoạt động mạng, dịch vụ, năm 2021, VNNIC đã đề xuất các chính sách tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ TT&TT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (gọi tắt là Dự thảo Thông tư) và lấy ý kiến rộng rãi. Một số nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung nổi bật bao gồm:

Thứ nhất, mở rộng không gian tài nguyên số thông qua mở rộng phạm vi định tuyến, sử dụng tài nguyên số Việt Nam

Thứ hai, các chính sách cho phép điều chuyển, đổi tên chủ thể sử dụng IP/ASN trong các trường hợp có sự thay đổi về mạng lưới, dịch vụ do mua bán, sát nhập, cơ cấu lại DN hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức,…

Các nhận định, trao đổi, góp ý tại Hội nghị giao ban thành viên địa chỉ IP năm 2021 cho thấy, định hướng mở rộng nêu trên thực sự là bước tiến quan trọng, đáp ứng đúng nhu cầu cộng đồng, tạo điều kiện cho DN Việt Nam vươn tầm quốc tế, cung cấp dịch vụ Internet trên toàn cầu.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới, VNNIC khuyến nghị các DN Việt Nam cần quy hoạch, sử dụng hiệu quả tài nguyên số, hạ tầng số, nhanh chóng thực hiện chuyển đổi sang IPv6 theo các hướng dẫn, các khóa đào tạo VNNIC đã cung cấp cho thành viên.

Chuyển đổi IPv6, cấu trúc mạng kết nối đa hướng, VNIX là xu hướng phát triển Internet bền vững

Trước thực trạng cạn kiệt địa chỉ IPv4 trên toàn cầu, việc đăng ký, sử dụng địa chỉ IP độc lập, ASN, chuyển đổi sang IPv6 là yêu cầu tất yếu để đảm bảo khả năng kết nối đa hướng, hoạt động liên tục và đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng. Việc chuyển đổi sang IPv6 là giải pháp phát triển bền vững cho các doanh nghiệp khi tiến vào kỷ nguyên 5G, IoT, cloud,… VNNIC khuyến nghị thành viên sử dụng địa chỉ IP, ASN đã được cấp để kết nối đa hướng (multi-home), trực tiếp (peering) tới nhiều mạng khác nhau và kết nối tới Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX).

Được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối của các nền tảng số tại Việt Nam và xu thế phát triển Internet toàn cầu, VNIX cung cấp nhiều giải pháp giúp các tổ chức, DN trao đổi lưu lượng tới các mạng khác, ISP; tối ưu chi phí, tăng chất lượng, dự phòng mạng; đồng thời được hỗ trợ xử lý khi có tấn công DDoS,…

Bên cạnh đó, mô hình VNIX marketplace hỗ trợ các thành viên tham gia môi trường thương mại miễn phí, cho phép thành viên VNIX chủ động quảng bá, thỏa thuận, mua bán dịch vụ kết nối trước xu thế mở rộng, phát triển, tăng cường kết nối của Internet Việt Nam trong giai đoạn mới.

VNNIC đẩy mạnh các dịch vụ mới, mở rộng không gian phát triển cho thành viên địa chỉ IP tại Việt Nam - Ảnh 5.

VNIX được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái số, kết hợp VNIX Peering và VNIX Marketplace (https://vnix.vn)

Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng tài nguyên số, hạ tầng số như dịch vụ tra cứu thông tin định tuyến VNIX looking glass, giải pháp quản lý, điều khiển định tuyến trên mạng Internet BGP community… phù hợp với nhu cầu sử dụng của thành viên, đồng thời, hoàn thiện các dự thảo chính sách để hài hòa công tác quản lý và xu thế phát triển. 

VNNIC cũng cho biết các hoạt động thông tin, kết nối, cộng đồng Internet được duy trì thường xuyên trên nền tảng VNNIC Internet Academy. Người dùng Internet có thể chủ động cập nhật kiến thức (cơ bản, chuyên sâu), xu thế phát triển về Internet, công nghệ mới tại https://academy.vnnic.vn.

Trong giai đoạn 2021- 2023, việc triển khai VNNIC Internet Academy 2.0 nhằm xây dựng nguồn nhân lực về Internet, CĐS thông qua hình thức trực tuyến, miễn phí, đào tạo nâng cao, đào tạo lại và đào tạo trọn đời. Nền tảng được triển khai mô hình 3 bên VNNIC, Sở TT&TT và nhà đăng ký tên miền quốc gia .vn.

Chương trình đào tạo được triển khai theo hướng hỗ trợ các DN, người dân ở địa phương tiếp cận các gói dịch vụ (miễn phí) sử dụng tên miền ".vn" phục vụ các hoạt động kinh doanh online. Hiện chương trình đã triển khai thực tế ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long. Trong năm 2021, Chương trình triển khai tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước; triển khai đưa tên miền ".vn", các dịch vụ số tới sinh viên các trường đại học thông qua hợp tác với các nhà đăng ký tên miền ".vn", các trường đại học. Trong tháng 4/2021 đã triển khai 01 chương trình tại Đại học Công nghệ TP.HCM, năm 2021 sẽ triển khai tại 15 trường đại học trên cả nước./.

Hoàng Linh