Sáng kiến không gian kinh tế chuỗi đô thị thông minh: Tầm nhìn từ TP. Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 08:59, 30/08/2021
Tuy nhiên, trong những xếp hạng top 50 các thành phố tốt nhất thế giới về chất lượng sống thì chưa thấy tên của TP. Hồ Chí Minh và trong một số năm qua thì lại thuộc top 10 những thành phố có chi phí sinh hoạt được coi là đắt đỏ. Mục tiêu phát triển bền vững luôn là nhu cầu cực kỳ to lớn của TP. Hồ Chí Minh để đáp ứng mong muốn cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn cho người dân, xã hội, doanh nghiệp và chính quyền mà bên thụ hưởng lợi ích chính yếu nhất đó là con người - công dân - mọi thứ đều được tích hợp xung quanh con người và các nhu cầu của con người...
Để khai phóng tiềm năng phát triển, TP. Hồ Chí Minh cần phải có những giải pháp đột phá vừa dựa trên nội lực của thành phố, vừa dựa trên hợp tác trong khung khổ chuỗi đô thị thông minh kết nối quốc gia và quốc tế trong không gian kinh tế năng động và sáng tạo. Chuyển đổi số (CĐS) có hệ thống chính là bộ công cụ tốt nhất hiện nay, có thể giúp TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm gắn kết chuỗi những đô thị như vậy - nhằm nhanh chóng phát triển phát triển hiệu quả, xứng đáng với năng lực sẵn có của mình.
Không gian kinh tế chuỗi đô thị thông minh (ĐTTM) xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh được phát triển nhờ CĐS có hệ thống sẽ đóng góp to lớn để phát triển kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (đầu tiên là các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sau đó là cùng với các vùng kinh tế khác của cả nước), đồng thời đóng góp phần quan trọng nhằm phát triển kinh tế biển như một trong những nội dung trọng yếu của Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia tại Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Quan điểm không gian kinh tế số chuỗi ĐTTM
Trong điều kiện khủng hoảng thế giới do toàn cầu hóa và đại dịch COVID-19 như hiện nay thì người ta đang bàn nhiều về The Great Reset (Đại Tái Thiết) hay The New World Order (Trật tự Thế giới Mới) theo những nhận thức khác nhau, đang nổi trội xu thế hợp tác dịch chuyển từ tính chất toàn diện sang tính chất khu vực theo hai hướng: cục bộ theo lãnh thổ và chuyên biệt theo tầm mức ngang nhau. Không gian kinh tế chuỗi các đô thị thông minh được kết nối mà TP. Hồ Chí Minh làm đầu tàu chính là sáng kiến phù hợp với xu thế hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển kinh tế.
Không thể phủ nhận rằng, ngoài việc có nhiều nét tương đồng trong quá trình giải quyết bài toán phát triển của mình thì các đô thị lớn luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo và phát triển độc đáo. Mỗi đô thị cũng là một hệ thống công nghệ - xã hội, sáng kiến chuỗi đô thị thông minh được kết nối trong không gian kinh tế mà TP. Hồ Chí Minh có thể là nhà dẫn dắt chủ chốt sẽ giúp mỗi đô thị được kết nối trở nên thông minh và thịnh vượng... Nếu TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu các chuỗi ĐTTM trở nên được kết nối trong không gian kinh tế như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong hợp tác win-win và những lợi thế dẫn dắt khác.
Những nội dung căn bản về không gian kinh tế chuỗi ĐTTM
Tại sao ĐTTM và thông minh có nghĩa là gì?
Đô thị là một hệ thống công nghệ - xã hội [1] tự phát triển[2]. Các vấn đề sống còn của một đô thị luôn rất phức tạp bởi tính chất liên ngành của chúng và sự đan xen giữa nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý, đạo đức và môi trường cực kỳ đa dạng. Hiện nay những hệ thống đang được sử dụng để giải quyết các vấn đề quan trọng này lại thường mới chỉ bao quát được phần nào đó tính chất phức tạp, tính chất liên ngành và tính chất nhiều khía cạnh mà thôi. Lý tưởng nhất là các khía cạnh này và các cơ hội mới (về vật chất, công - kỹ nghệ, trí tuệ, tính toán...) phải được đan xen và kết nối hỗ tương tương tự như giải phẫu của một sinh vật phức tạp. Hiện tại chỉ có mỗi biểu diễn số [3] là đủ khả năng gắn kết mọi đa dạng như vậy vào một hệ thống - cơ thể thống nhất và nhất quán.
Bằng cách đó thì các hệ thống số [4] sẽ được tạo lập, được xây dựng dựa trên tính ưu việt vượt trội của biểu diễn số ở các thành tố của nó và các quan hệ giữa chúng. Bởi vì mọi thứ đều trở nên liên quan hỗ tương, nhanh chóng, mong manh và phức tạp (phức hợp), cho nên con người sẽ không thể tự tay mình làm tất cả việc đó thành công được - máy móc cần phải làm việc này - nhanh chóng , khách quan, chính xác. Để làm cho gì đó trở nên thông minh thì đòi hỏi phải (tái) xây dựng nó như một hệ thống số. Và đây chính là Chuyển đổi Số (CĐS) và logic tiến hành CĐS phải tuân theo mong muốn của những bên thụ hưởng (mà trước hết là công dân) và cách tiếp cận hệ thống (systems approach). ĐTTM - đó là đô thị (thành phố) được (tái) xây dựng như một hệ thống số. ĐTTM là nơi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, đơn giản hóa việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo phát triển bền vững.
Tại sao lại cần phương pháp luận có tính hệ thống khi xây dựng đô thị trở nên thông minh và chuỗi ĐTTM?
Những vấn đề của đô thị luôn mang tính chất phức tạp, liên ngành và đa khía cạnh luôn thuộc về hệ thống[5] thì đòi hỏi phải có cách tiếp cận hệ thống[6] để vượt qua. Giờ đây, tốc độ phát triển của các vấn đề ngày càng gia tăng đột ngột và cực khó quản lý, quản trị; tương lai thì đã hiện diện nhưng còn chưa rõ nét và khó đoán định; đời sống xã hội ngày càng nhiều hơn thêm biểu diễn số (về hình thức hoặc chủng loại) của các đối tượng, chủ thể, cách thức giao tiếp, việc tổ chức các cộng đồng...; ngày càng có nhiều thứ tồn tại ngoài tầm của các cơ quan cảm nhận của con người (hệt như phóng xạ hạt nhân nhưng mang tính toàn cầu và khác biệt hẳn nhiều hơn). Tuy nhiên đô thị không được tạo ra bởi thiên nhiên mà là bởi loài người nên có cơ hội để xây dựng đô thị theo cách mà chúng ta mong muốn: dành cho con người và cùng với con người và chỉ có thể tận dụng cơ hội này cùng nhau, và chỉ với phương pháp luận chung thống nhất.
Dể hiểu rằng, các giải pháp (solutions) và nền tảng (platforms) số mới thì cần phải có tính hệ thống, đầy đủ bao trùm và mang tính tập thể trong việc đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chẳng hạn, giải pháp tốt trong một ĐTTM có thể sẽ được dễ dàng nhân bản tại các đô thị thông minh khác. Tuy nhiên, mức độ cao của việc nhân bản (tức là sự dễ dàng phổ biến rộng rãi) là không thể có một cách tự tùy tiện được, cho dù phần mềm tự thân là khá dễ để sao chép (nhân bản). Phạm vi của những giải pháp nhân bản được như vậy là có thể bao trùm việc “tương tác kinh tế trong không gian số thống nhất” ở mọi cấp độ phức tạp. Cộng đồng chuyên gia thế giới ngày nay cho rằng mức độ nhân bản cao sẽ đạt được trong tiến trình thực thi những công tác kiến trúc hệ thống nhất định - mà điều này sẽ đạt được nhờ bí quyết cốt tủy của CĐS [7].
Để phát triển một kịch bản tái định hình thì nhất thiết phải có phương pháp luận (tái) xây dựng những hệ thống lớn. Phương pháp luận như vậy cần phải xác định được định dạng của thông tin [8]; phải tạo ra được mô tả đầy đủ một cách hình thức chính thống về giải pháp có hệ thống; sẽ phải mô tả rõ ràng về giải pháp hệ thống để tạo ra được sự thoải mái, tiện nghi cho não bộ con người, tức là một mô tả giải pháp có hệ thống mà mọi chuyên gia sẽ đồng thuận và có thể hiểu được đối với đại đa số mọi người [9]. Phương pháp luận này sẽ tạo ra được mô tả khả thi của giải pháp hệ thống mà có thể được sử dụng để mô hình hóa những kịch bản tái định dạng lại khác nhau - đó chính là CĐS. Các quy luật của Thế giới Số rất giản dị [10]. Sẽ dễ biết rõ ai là người đi đầu, nhưng cũng có cơ hội để trở thành người khôn ngoan theo cách thông minh nhất.
Nội hàm căn bản của CĐS đô thị trở nên thông minh là những gì?
Hiện nay, rất nhiều đối tượng vật chất và phi vật chất đều có thể có biểu diễn số của mình. Bởi vì một số biểu diễn khác nhau của một đối tượng có thể cùng tồn tại đồng thời, cần phải xác định rõ ở mỗi thời điểm xem biểu diễn nào là sơ cấp (primary, hay là nguồn gốc của sự thật), còn (những) biểu diễn nào là thứ cấp (secondary, phái sinh) [11].
Digital-first - trước tiên sẽ phải là số. Cần lưu ý rằng quan niệm về song sinh số (digital twin) thường mặc nhiên cho rằng biểu diễn số của một đối tượng nào đó luôn là thứ cấp - trong khi ngày càng có nhiều tài sản số (digital assets) luôn bắt đầu là số hoàn toàn (tức là biểu diễn số luôn là sơ cấp hoặc duy nhất) - sẽ làm hạn chế nhiều khả năng của các hệ thống số và làm giảm hiệu quả của công cuộc CĐS, không phát huy được hết toàn bộ sức mạnh của nó khi chưa tính hết những ưu thế của nhiều công nghệ mới nổi. Bởi vậy, để tạo ra hệ sinh thái song sinh số thì cần phải chú trọng tới việc sử dụng biểu diễn số ngay từ giai đoạn thiết kế kiến trúc hệ thống.
Đặc điểm khác của các hệ thống số - đó là biểu diễn số của những mối quan hệ giữa các thành tố (elements) của hệ thống. Nó sẽ cho phép tạo ra những giá trị kinh tế từ việc hiểu biết sâu sắc các mối quan hệ giữa những đối tượng và những chủ thể của hệ thống, như một dạng “kinh tế các mối quan hệ” đặc trưng. Như vậy là mọi thứ cần thiết cho biểu diễn số của các thành tố chính (như cho các sản phẩm và dịch vụ) thì cũng đều trở thành số[12].
Việc CĐS đô thị (thành phố) thành một hệ thống số lại càng phải đặc biệt quan tâm tới những công tác thiết kế kiến trúc hệ thống với việc chú ý sử dụng biểu diễn số của nhiều đối tượng và quy trình khác nhau. Nếu muốn xây dựng hệ thống Smart Ho Chi Minh City và Không gian kinh tế chuỗi đô thị thông minh được kết nối thì ngày hôm nay đó phải là digital. Vì thế CĐS rất quan trọng cho mọi hệ thống con hiện hữu. Đây là nhiệm vụ và là bài toán lớn, mang tính chất vĩ mô trong khuôn khổ đô thị, quốc gia và thậm chí có tính toàn cầu. Và việc CĐS đô thị (thành phố) cần phải được tiến hành có hệ thống toàn diện - tức là phải có cơ sở vững chắc, công khai tường minh và có hiệu quả tốt nhất có thể.
Tính chất phức tạp (phức hợp) của CĐS như vậy là đã rõ: tầm vóc bao trùm, tốc độ, các lợi ích của phạm vi mở rộng còn chưa hình dung được hết. CĐS là việc không bao giờ ngừng nghỉ (chuyển đổi số có thể coi như là “phong cách sống”). Những rủi ro của CĐS là cực lớn, ở phạm vi mỗi đô thị và chuỗi đô thị thì công cuộc CĐS cần phải được tiến hành một cách bền vững đối với một lượng cực lớn những hệ thống vừa tương tự nhau vừa lại hết sức đặc thù. Nếu như mỗi một nơi mà cứ tiến hành CĐS theo kiểu “biết gì làm nấy, có gì làm nấy” thì dường như đây là ý tưởng dở ngay từ đầu.
Cần thiết và có thể tổ chức được các công việc vĩ mô: Phát triển phương pháp luận CĐS (đảm bảo tốt cho việc nhân bản); Nhận biết cảnh quan vấn đề (bao gồm phân chia thành các lĩnh vực chủ đề và phân tích những đặc thù và những mối quan hệ giữa chúng); Tạo ra kiến trúc cấp độ cao của giải pháp cho những lĩnh vực chủ đề (tùy thuộc vào các ưu tiên); Phát triển Bộ công cụ Số cho CĐS; CĐS lĩnh vực chủ đề và phát triển Bộ công cụ số cho CĐS lĩnh vực chủ đề; Nội bộ hóa CĐS cho bộ ngành, thành phố, doanh nghiệp, khu vực,...; Xây dựng phiên bản xuất khẩu của Bộ công cụ CĐS. Tất cả những sẽ được tích hợp vào một kịch bản nhất định cho việc tái định hình lại, sẽ được xây dựng cuốn chiếu tức thì, chẳng hạn thời gian lập kế hoạch tác nghiệp là khoảng 6-12 tháng và thời gian hoàn chỉnh hoạch định chiến lược là 2-3 năm. Hiệu quả sẽ có trong vòng 1-2 năm và rõ nét hẳn trong vòng 3-5 năm tính từ lúc bắt đầu triển khai.
Giải pháp có hệ thống có ba bên thụ hưởng chính (thứ tự xác định mức độ ưu tiên/quan trọng từ cao đến thấp): Công dân (người dân) và Xã hội; Doanh nghiệp; Chính quyền. Dễ hiểu là nhiều đô thị (thành phố), vùng lãnh thổ và nhiều dự án từng chịu thất bại khi tiến hành CĐS. Các doanh nghiệp thì ít ưu tiên thể hiện mình trong lĩnh vực CĐS, song lại giữ vị thế quan tâm xem xét, chờ đợi. Vậy chỉ còn lại mỗi nhân dân, nghĩa là chúng ta sẽ phải kiến tạo đô thị (thành phố) thông minh Số bằng phương pháp công trường xây dựng nhân dân (kiến thiết toàn dân).
Các đô thị đã có đội ngũ chuyên gia thực tiễn về CĐS, hầu như đã sẵn sàng để bắt đầu công việc này và cộng đồng chuyên gia quốc tế thì sẽ sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, trước tiên cần có được sự phê duyệt chính thức từ phía Chính quyền cho các công việc này. Việc thực thi CĐS là phải được bắt đầu từ Ủy ban CĐS (gồm Ngân hàng [kho trữ] CĐS, các Trung tâm kiến trúc CĐS khu vực). Sẽ đủ việc cho tất cả những ai muốn lao động kiến thiết; sẽ đủ thu nhập cho tất thảy mọi ai tham gia. Khủng hoảng - đó là khởi đầu của nhu cầu về cái mới không thể trì hoãn. Những thay đổi lớn là không thể tránh khỏi. Ai được chuẩn bị tốt hơn để thực hiện chuyển đổi nhờ CĐS sẽ có lợi thế lớn. Cần phải khẩn trương khởi sự một cách có hệ thống việc CĐS. Đại tái thiết toàn dân được coi là một trong các bí quyết cốt lõi của CĐS hệ thống.
Tiến hành CĐS có hệ thống cho phép đạt được những kết quả: Bên thụ hưởng chính (công dân và xã hội) - sự cải thiện đáng kể về mức sống; tạo ra nhanh chóng và hiệu quả một loạt hàng hóa và dịch vụ dựa trên CĐS nền kinh tế; Bên thụ hưởng thứ cấp (doanh nghiệp) - dễ dàng kinh doanh [13], tạo ra những khu vực mới của nền kinh tế và tiếp cận các thị trường mới; Bên thụ hưởng thứ ba (chính quyền) - hiện thực hóa có hệ thống và có quản lý/kiểm soát đối với CĐS toàn diện đô thị, lĩnh vực ngành; tăng khả năng dự báo và giảm thiểu các rủi ro có liên quan đến việc CĐS phức tạp của quốc gia, lĩnh vực ngành, vùng lãnh thổ. Việc tiến hành có hệ thống công cuộc CĐS sẽ dạy cho chúng ta cách mà có thể nhanh chóng tạo ra những hệ thống số nhân bản được, kết hợp được với nhau tính đa dạng và đồng nhất.
Và điều này có nghĩa rằng, hiệu ứng của cách tiếp cận hệ thống sẽ vô cùng to lớn và kinh nghiệm tích lũy được có thể dễ dàng được nhân bản rộng ra thế giới. Đây là một cơ hội thực thụ để tạo ra bước đột phá để TP. Hồ Chí Minh và Không gian kinh tế chuỗi đô thị thông minh được kết nối do TP. Hồ Chí Minh chủ đạo dẫn dắt trở thành dẫn đầu trong cuộc đua CĐS ngày nay. Để nhanh chóng (trong vài năm) đi ra và đạt tới cấp độ toàn cầu, Ủy ban CĐS và các Trung tâm kiến trúc CĐS khu vực là cần thiết để tạo ra hiệu ứng hiệp đồng từ những yếu tố như: điều phối các phát triển của đô thị (thành phố) với những đơn vị dẫn đầu và start-ups về CNTT; sử dụng kinh nghiệm tiêu chuẩn hóa quốc tế; phần mềm mã nguồn mở; hội nhập trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Mọi năng lực cần thiết (tạo ra các hệ thống số, quản lý nhờ các quy trình, quản lý dự án, bảo mật, tạo mẫu nhanh,...) hiện dường như đều có sẵn.
Việc khai phá nhanh chóng tiềm năng đổi mới sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh sẽ thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đối với hoạt động của các Trung tâm kiến trúc CĐS khu vực và các sáng kiến chuyển đổi số. Tức là, có một cơ hội thực thụ để thay đổi các quy tắc CĐS, chiếm vị trí dẫn đầu xứng đáng trong cuộc đua CĐS toàn cầu và vượt qua các bên thủ lĩnh hiện đã đang bắt đầu bị chậm lại.
Xây dựng ĐTTM
Những đặc điểm của việc xây dựng đô thị (thành phố) thông minh
Các đặc tính chức năng và chất lượng của đô thị (thành phố) thông minh
Tiêu chuẩn quốc tế IEC 63205 đưa ra những yêu cầu đối với ĐTTM về kiến trúc tham chiếu đô thị (thành phố) thông minh, xác định các đặc tính chức năng.
Hình 1 đưa ra những đặc tính chức năng chính yếu của đô thị thông minh (các cột màu xanh) là gồm: Quản lý (quản trị) các đối tượng và tòa nhà; Quản lý (quản trị) năng lượng; Quản lý (quản trị) tài nguyên nước; Quản lý (quản trị) chất thải; Quản lý (quản trị) giao thông vận tải; An toàn xã hội và quản lý (quản trị) an ninh; Quản lý (quản trị) môi trường xung quanh (thiên nhiên); Quản lý (quản trị) y tế và chăm sóc sức khỏe; Quản lý (quản trị) giáo dục; Quản lý (quản trị) phát triển xã hội; Quản lý (quản trị) phát triển kinh tế; Văn hóa và quản lý (quản trị) vui chơi giải trí; Quản lý (quản trị) du lịch.
Tiêu chuẩn quốc tế IEC 63205 cũng dẫn ra các đặc tính chất lượng quan trọng nhất của đô thị thông minh (mà đô thị cẩn phải có những chất lượng nào) như sau: Lấy con người làm trung tâm[14]; Khả năng đối với tương tác, tích hợp (interoperability); An toàn (safety); Được bảo vệ, bao gồm bảo mật, toàn vẹn và khả năng truy cập thông tin (security, including information confidentiality, integrity and availability); Bảo vệ thông tin cá nhân (privacy); Khả năng bền vững với thảm họa và tai nạn (resilience); Chi phí khai thác thấp; Khả năng thích ứng nhanh chóng; Thời gian tiếp cận thị trường nhanh chóng; Khả năng tự hoàn thiện.
Nhiều nhà phát triển giải pháp IT coi các đặc tính chất lượng là ít quan trọng hơn những đặc tính chức năng. Thế nhưng điều đó không thể chấp nhận được đối với đô thị thông minh, bởi vì rằng chính các đặc tính chất lượng là đảm bảo cho việc phát triển bền vững của thành phố. Cho nên, đô thị thông minh phải được phát triển dựa trên mọi đặc tính theo suốt toàn bộ vòng đời của việc phát triển nó - đó chính là nguyên lý tiên khởi hay còn gọi là “by-design”.
Các đặc tính hệ thống của đô thị (thành phố) thông minh
Mặc dù các đô thị có nhiều đặc tính chung, nhưng mọi đô thị đều khác biệt ở quy mô, văn hóa, các vấn đề, các trình tự, các ưu tiên, ngân sách, khả năng và tốc độ phát triển. Và mỗi đô thị - đó là một “nền kinh tế” rất phức tạp từ nhiều cấu trúc mạng lưới liên quan hỗ tương khác nhau, cũng như của nhiều dòng lưu chuyển (giao thông vận tải, tài chính, con người, năng lượng,...) theo những cấu trúc đó (xem Hình 2).
Để làm cho mọi đô thị trở nên “thông minh” thì các startup hoặc nhà tích hợp quốc gia hoặc các siêu công ty về IT đều không đủ sức (General Electric từng rất nỗ lực một mình để tạo ra nền tảng IoT phổ quát [15] và đã hứng chịu thất bại). Việc xây dựng đô thị thông minh – đó là vấn đề hệ thống, chỉ có thể được giải quyết bằng phương pháp hệ thống mà để làm việc này thì cần phải xác định những đặc tính hệ thống của ĐTTM.
Tất cả những gì làm nên thành công cho một ĐTTM cần phải được dễ dàng tạo thành công cho đô thị thông minh khác. Đặc tính này về bản chất là khả năng dễ dàng nhân bản được. Kỳ vọng cho rằng các ứng dụng IT được tạo ra từ một ĐTTM đơn lẻ thì có thể dễ dàng nhân bản rộng cho bất kể ĐTTM nào đó khác - thường sẽ là rất thiếu cơ sở tin cậy. Chẳng hạn khoảng cách giữa một ứng dụng IT tốt cho tới một sản phẩm lập trình hệ thống IT là cực kỳ xa nhau. Kinh nghiệm gần đây của Ấn Độ với chương trình “100 ĐTTM” đã khẳng định rõ điều này - các ứng dụng IT được phát triển tại một trong các đô thị thông minh là không thể dùng được nổi ở những ĐTTM khác. Vì thế nên chính phủ Ấn Độ đã phải bắt đầu chương trình chuẩn hóa hạ tầng số cho các ĐTTM tại Bureau of Indian Standards, Electronics and Information Technology (LITD) 28 Smart City - Digital Infrastructure Reference Architecture [16].
Khi biết được các đô thị là khác nhau thì những giải pháp dành cho đô thị thông minh phải nhất thiết là có thể mở rộng quy mô rộng rãi, kể cả theo quy mô diện tích và dân số lẫn theo cả việc tính đến những đặc thù địa phương. Khả năng ứng dụng của các giải pháp đô thị thông minh trong phạm vi một đất nước, một nhóm các nước (chuỗi đô thị kết nối) và toàn thế giới là có liên hệ trực tiếp đến các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ[17] và với việc tạo lập những cơ hội đầu tư.
Một đặc tính hệ thống khác - vốn là do tính đa dạng của các đô thị rất khác nhau - đó là việc mỗi đô thị bình thường sẽ được chuyển đổi thành đô thị thông minh theo kế hoạch riêng rẽ của mình. Kế hoạch như vậy xuất phát từ những đặc điểm của mỗi đô thị và sự lựa chọn của người dân đô thị đó, đấy là chưa kể mong muốn cao độ khởi sự chuyển đổi thành ĐTTM càng nhanh càng tốt. Mối phụ thuộc như vậy đòi hỏi phương pháp luận và thực hành thống nhất. Điều này cho phép đạt được sự điều phối, bổ sung và sao chép giữa mọi ĐTTM. Mỗi đô thị khi tham gia vào hệ sinh thái ĐTTM sẽ nhận được cơ hội sử dụng các phát triển hoàn chỉnh hiện có (bộ công cụ đô thị thông minh) và lựa chọn đặc thù chuyên biệt của mình để đóng góp tùy sức vào việc phát triển bộ công cụ đô thị thông minh.
Rõ ràng rằng các công nghệ ICT hiện đại (những công nghệ số) đóng vai trò quan trọng đối với đô thị thông minh, bởi vì các hệ thống và giải pháp số có thể được dễ dàng nhân bản rộng và mở rộng quy mô rộng rãi. Song, như thực tế đã chỉ rõ: những công nghệ số là cần thiết, nhưng chưa đủ cho việc xây dựng ĐTTM [18]. Do đó việc sử dụng các công nghệ số phải triệt để tuân theo phương pháp luận và thực hành thống nhất trong việc phát triển ĐTTM.
Những yêu cầu hệ thống này thường có thể mâu thuẫn hỗ tương, cho nên việc đạt được những đặc tính hệ thống sẽ đòi hỏi phải sử dụng cách tiếp cận có hệ thống cho việc xây dựng đô thị thông minh và các công tác kiến trúc.
Việc sử dụng và phát triển cách tiếp cận có hệ thống được khuyến cáo tại Tiêu chuẩn quốc tế IEC 63188. Đặc điểm của cách tiếp cận tại đó là việc biểu diễn ĐTTM từ các quan điểm khác nhau, nhằm đơn giản việc xây dựng chúng và giúp các bên liên quan khác nhau hiểu tốt hơn về ĐTTM. Nhưng giờ đây trước tiên cần phải xác định ĐTTM từ quan điểm hệ thống.
ĐTTM từ quan điểm hệ thống?
Bảng dưới đây đưa ra một số phương án minh họa ĐTTM từ quan điểm hệ thống.
Đặc điểm của ĐTTM mang tính hệ thống
Đất nước, vùng lãnh thổ, thành phố, tổ chức, doanh nghiệp,...về bản chất là những hệ thống kỹ thuật - xã hội (socio-technical system) [19] vốn chứa đựng trong mình một tập hợp các hệ thống con phụ thuộc lẫn nhau và liên kết lẫn nhau – đó là của những hệ thống kinh tế, tri thức, sinh học, đạo đức, của những hệ thống vật lý - không gian mạng, của những hệ thống thời gian thực, những hệ thống chương trình, những hệ thống tính toán,... (tương tự như cơ thể con người).
Mọi hệ thống con như vậy (tức là “các thành phần”) của hệ thống kỹ thuật - xã hội hướng mục tiêu cần phải được điều phối để hình thành, chức năng hóa và phát triển một cách hiệu quả của hệ thống hướng mục tiêu. Việc điều phối là có thể, nếu như đối với mọi “thành phần” có thể tạo lập được biểu diễn số của chúng (lý tưởng - đó là sơ cấp, còn lại là thứ cấp). Bằng cách như vậy sẽ nhận được hệ thống số - đó là hệ thống được điều phối trên cơ sở biểu diễn số ở những thành tố của nó, của các tính chất và các mối liên hệ giữa chúng (có thể sử dụng thuật ngữ hệ thống số được điều phối “digitally coordinated system”).
Việc điều phối như vậy được sử dụng trên mọi pha (phases) của vòng đời hệ thống - ý tưởng hướng mục tiêu, phát triển, tạo lập, ứng dụng, hỗ trợ, phát triển, ngưng ứng dụng và loại bỏ. Việc thiết lập mục tiêu, quản lý (quản trị) và khai thác hệ thống hướng mục tiêu cũng được thực hiện trên cơ sở biểu diễn số của các thành tố của nó, của các tính chất và các mối liên hệ giữa chúng.
Bổ khuyết cho đặc thù đô thị thì đó là việc rất nhiều thứ cũng sẽ được chuyển thành biểu diễn số. Tiền tệ, luật lệ, các quyền, các hợp đồng, cổ phần, hàng hóa, tài liệu, quy trình... cũng sẽ nhận được biểu diễn số của mình và sẽ được sử dụng trong những thuật giải (algoritm) để ứng dụngchính xác và vô tư. Dựa trên cơ sở những biểu diễn số như vậy sẽ tiến hành các sáng kiến kinh tế và các sáng kiến số đổi mới sáng tạo khác nhằm hướng tới việc nâng cao mức sống và giản lược việc tiến hành kinh doanh, tác nghiệp.
Một số thuật ngữ có giao kết tốt với nhau: Kinh tế số - đó là nền kinhtế được xây dựng như một hệ thống số [20]; Quốc gia số - đó là đất nước được xây dựng như một hệ thống số; Tổ chức, Doanh nghiệp số - đó là tổ chức, doanh nghiệp được xây dựng như một hệ thống số [21]; ĐTTM – đó là đô thị được xây dựng như một hệ thống số; Tòa nhà thông minh – đó là tòa nhà được xây dựng như một hệ thống số; Nhà ở thông minh - đó là nhà ở được xây dựng như một hệ thống số. Xin nhấn mạnh thêm rằng, hệ thống số có nghĩa vụ phải “thông minh”, bởi vì chỉ cần một sai sót nhỏ trong các thành phần.
Tài liệu tham khảo
1. Hệ thống công nghệ-xã hội (Socio-technological System): Tổ hợp của quá trình công nghệ sản xuất, các mối quan hệ lao động và các định chế; mỗi định chế-tổ chức được xem xét mang tính hệ thống và như một hệ thống con; con người là thành phần xã hội của định chế- tổ chức, song hành cùng công kỹ nghệ - chúng cùng nhau đảm bảo hoạt động của định chế- tổ chức; và như vậy thì mỗi định chế-tổ chức là một hệ thống xã hội - công nghệ.
2. Nghĩa là tự chọn những mục tiêu phát triển của mình cùng những chỉ tiêu để đạt được chúng; tự thay đổi các tham số nội tại, cấu trúc và những đặc tính khác tùy theo hướng đi đã chọn.
3. Biểu diễn số (digital representation, không hiếm khi thuật ngữ song sinh số digital twin được sử dụng) - đó là mô tả (description) hình thức chính thức (formal), tường minh (explicit), đọc được bởi máy (machine-readable/computer-readable) và thực thi được bằng máy (machine-executable/computer-readable) của đối tượng đang được xem xét. Máy móc (máy tính) sau khi đọc được mô tả như vậy sẽ có thể hiểu được đối tượng và sử dụng được nó hướng tới mục tiêu. Thông thường, cụm thuật ngữ “biểu diễn số của đối tượng” và “đối tượng số” được coi là đồng nghĩa.
4. Hệ thống số (digital system) - đó là hệ thống mà trong đó thì các vòng đời (life cycles) của những thành tố cốt lõi được xây dựng dựa trên tính ưu việt của biểu diễn số ở các thành tố này và những mối liên hệ giữa chúng.
5. Nghĩa là việc có thể mất khả năng của hệ thống nhằm đạt một số mục tiêu do chính mình đã đề ra.
6. Nền tảng của cách tiếp cận như vậy cần phải là: tư duy lành mạnh (mọi thứ phải mạch lạc, rõ ràng); tuân theo các quy tắc (chính thống về hình thức, tường minh, có thể đọc bằng máy và có thể thực thi bởi máy); dành cho tất cả (con người thuộc định chế nhất định); với biên độ nhất định về mức tiện nghi/thoải mái (được hiểu là cách mà những kết quả sẽ đáp ứng các vấn đề của những người khác nhau và những kết quả đó sẽ đạt được ở mức nào).
7. Bí quyết cốt tủy của CĐS: nếu tạo ra được những hệ thống số từ các thành tố số vốn có thể dễ dàng được nhân bản thì chi phí CĐS sẽ giảm đáng kể, thời gian dành cho việc CĐS sẽ ngắn hơn nhiều mà chất lượng CĐS sẽ được gia tăng rất cao.
8. Đó là: Kế toán (hàm ý việc ghi nhận/tính đến, việc hiểu rằng có những phương pháp, công nghệ và công cụ của chúng); Tính toán (cần phải có thêm gì đó khác để phương pháp luận được vận hành hiệu quả); Khấu trừ (sự khác biệt và cách khắc phục); Quy trình (“chuỗi” linh hoạt các hành động khi sử dụng phương pháp luận trên thực tiễn); Các mô hình tác nghiệp (là logic của các kết nối giữa những khái niệm/quan niệm, đối tượng khác nhau với các mô hình khác nhau); Các mô hình hành vi (logic chính thống về hình thức, heuristic, các mô thức,... để tạo ra những mô hình khác nhau); Kết quả - đã từng là gì và sẽ là gì đối với ai, mà không cần tính tới quá trình lợi ích.
9. Nếu phương pháp luận CĐS mà còn “mổ bò” trong giới chuyên gia “mỗi người một phách” và số đông người dân còn chưa hiểu được thì có thể coi cách tiến hành CĐS như vậy chắc chắn sẽ không dẫn tới thành công.
10. Trong Thế giới Số, ai là người đầu tiên (đi đầu) sẽ có được lợi thế rất lớn, nhưng người khôn ngoan nhất sẽ đuổi kịp và vượt qua. Các Hệ thống Số loại bỏ được những rào cản nhân tạo và tự nhiên. Các Hệ thống Số được lan truyền rất nhanh, nhưng cũng có thể bị hỏng rất nhanh. CĐS gì đó phức tạp - đó chính là việc xây đi dựng lại liên tục mang tính hệ thống chính cái phức tạp đó như một Hệ thống Số có những mục tiêu đã chọn. CĐS hướng tới con người để họ có thể dễ dàng sử dụng Thế giới Số. Các Hệ thống Số độc đáo phải được xây dựng từ những thành phần nhất quán đa nơi và những thành phần đặc thù chuyên biệt (chính là cơ sở của khả năng nhân bản và khả năng triển khai diện rộng). Để khai phóng tiềm năng của Thế giới Số, cần phải có phương pháp luận và kiến trúc thống nhất chung
11. Với một đối tượng được tạo bởi thiên nhiên thì biểu diễn số của nó luôn là thứ cấp (ví dụ biểu diễn số của con người là thứ cấp). Với đối tượng được tạo ra bởi con người thì biểu diễn số của nó cũng có thể là sơ cấp (ví dụ một ngôi nhà có thể được thiết kế hoàn toàn ở dạng biểu diễn số trước khi nó được xây dựng). Với không ít đối tượng thì biểu diễn số là đơn nhất (ví dụ phần mềm và nội dung số).
12. Tiền tệ sẽ trở thành tiền số; Cổ phần của doanh nghiệp sẽ trở thành các tài sản số: Quyền sở hữu đối với các tài sản sẽ trở thành những hồ sơ số, được lưu giữ trong các kho trữ số (chẳng hạn như blockchain) và được quản lý trực tiếp bởi các chủ nhân của chúng; những tài sản có thể là vật chất hoặc số; việc nắm giữ tài sản có thể là toàn phần hoặc từng phần; Luật lệ sẽ trở thành luật lệ số (và thực thi khách quan); Các hợp đồng khác nhau sẽ trở thành hợp đồng số thông minh; Các tài liệu sẽ trở nên có cấu trúc, đọc được bởi máy và thực thi được bằng máy; Việc định danh con người sẽ trở thành số và từ xa; Những quy trình kinh doanh sẽ trở thành các quy trình số; Việc tích hợp các tổ chức theo chiều ngang và trục dọc sẽ được thực hiện bởi những quy trình số liên tổ chức.
15. https://tbri.com/blog/predix-is-looking-for-a-new-owner/
16. https://bis.gov.in/wp-content/uploads/2018/11/agenda-compo-litd-28.pdf
17. https://www.un.org/sustainabledevelopment/ru/cities/
18. https://www.forbes.com/sites/federicoguerrini/2016/09/19/engaging-citizens-or-just- managing-them-smart-city-lessons-from-china/#4aed684bdab0
20. Tức là nền kinh tế mà trong đó các vòng đời của những sản phẩm và dịch vụ cốt lõi được xây dựng dựa trên tính ưu việt của biểu diễn số ở các sản phẩm và dịch vụ này.
21. Tức là tổ chức, doanh nghiệp mà tại đó thì các mô hình tác nghiệp, kinh doanh, các vòng đời và các quy trình tác nghiệp, kinh doanh được xây dựng dựa trên tính ưu việt của biểu diễn số ở những sản phẩm và dịch vụ cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp.
(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 8 tháng 8/2021)