Đại dịch Covid-19 khiến thế giới quan tâm đến ngành bán dẫn
E-magazine - Ngày đăng : 10:47, 01/08/2021
Trao đổi vớiZing, ông Kim Huat Ooi, Phó chủ tịch Sản xuất, Chuỗi cung ứng và Vận hành kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam (IPV) cho rằng đây cũng là một cơ hội lớn đối với các công ty sản xuất bán dẫn. Khoản đầu tư475 triệu USDcủa Intel vào nhà máy Việt Nam vào tháng 1 là một phần trong chiến lược của Intel để phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ 5G.
PV: Chào ông. Câu chuyện khủng hoảng bán dẫn, thiếu chip trên toàn cầu đã được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Ông đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng này như thế nào?
Ông Kim Huat Ooi:Đại dịch Covid-19 đã mang lại thay đổi xã hội lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, với những hậu quả về kinh tế có thể ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau. Mặc dù việc ứng dụng số trong lĩnh vực công và tư không mới, Covid-19 khiến chúng ta tập trung hơn vào việc tăng tốc chuyển đổi số. Theo McKinsey, đại dịch rút ngắn quá trình chuyển đổi số của các công ty từ 3-4 năm.
Công nghệ ngày càng trở thành khía cạnh trung tâm của cuộc sống con người, và bán dẫn là nền tảng cho công nghệ. Đại dịch khiến các công ty bán dẫn được quan tâm hơn. Việc chuyển đổi số trong mọi ngành đã làm gia tăng nhu cầu chip bán dẫn lên rất cao.
Tốc độ số hóa mọi thứ ngày càng tăng do Covid-19. Việc này tạo ra một vòng lặp tăng trưởng vượt trội cho ngành bán dẫn, và sẽ đảm bảo cho ngành phát triển trong khoảng một thập kỷ liên tục hoặc hơn thế nữa.
PV: Intel có kế hoạch gì để đáp ứng nhu cầu chip tăng cao?
Ông Kim Huat Ooi:Vào tháng 3, CEO của chúng tôi là ông Pat Gelsinger đã công bố chiến lược mới của Intel, gọi là IDM 2.0. Đây là một chiến lược được kỳ vọng mang lại thay đổi cho những phát kiến, ngành sản xuất và sản phẩm, thông qua sự kết hợp giữa mạng lưới nhà máy của Intel, sử dụng một cách hợp lý năng lực sản xuất và Intel Foundry Services (dịch vụ sản xuất bán dẫn cho bên thứ ba của Intel - PV).
Thành phần quan trọng trong chiến lược này là đầu tư vào mạng lưới nhà máy toàn cầu của Intel để mang lại khả năng sản xuất số lượng lớn. Từ tháng 3, chúng tôi đã công bố những khoản đầu tư20 tỷ USDvào nhà máy ở Arizona,3,5 tỷ USDở bang New Mexico và3 tỷ USDở bang Oregon. Thế giới đang khát nguồn cung bán dẫn.
PV: Những thay đổi trên thị trường có ảnh hưởng thế nào đến Intel Products Vietnam?
Ông Kim Huat Ooi:Intel Products Vietnam (IPV) là phần quan trọng của sự hiện diện sản xuất của Intel. Đây là một trong 10 nhà máy sản xuất của Intel toàn cầu. IPV là nhà máy sản xuất và lắp ráp lớn nhất của mạng lưới Intel, với hơn 2.700 nhân công đang làm việc và phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới.
Với các biện pháp an toàn xuyên suốt đại dịch, nhà máy Intel tại Việt Nam vẫn có thể hoạt động hết công suất trong khi vẫn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên của mình. Intel Products Vietnam đã đạt được cột mốc quan trọng khi gửi đi đơn hàng thứ 2 tỷ tới các khách hàng quốc tế vào tháng 3 vừa qua.
Nhu cầu đối với sản phẩm của chúng tôi vẫn rất cao, và sự tập trung đang được hướng tới việc nâng cao khả năng sản xuất. Vào tháng 1, Intel đã công bố đầu tư thêm475 triệu USDđể tăng năng lực sản xuất các sản phẩm 5G, vi xử lý Intel Core.
PV:Điều gì đã dẫn đến quyết định đầu tư nói trên? Intel nhìn thấy cơ hội gì ở Việt Nam?
Ông Kim Huat Ooi:Chúng tôi đã tái định nghĩa công ty từ một hãng sản xuất CPU trở thành hãng sản xuất vi xử lý đa lĩnh vực. Trong quá trình đó, IPV cũng đa dạng hóa và tăng cường các hoạt động tại địa phương để có thể tiếp nhận nhiều công nghệ phức tạp hơn, sản xuất những dòng sản phẩm mới giúp cho Intel tiếp cận những cơ hội thị trường mới.
Môi trường chính trị, xã hội ổn định của Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do và chính sách đầu tư cùng với nguồn nhân lực trẻ và tài năng đã giúp chúng tôi dễ quyết định hơn khi muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Đó cũng là những yếu tố giúp thúc đẩy tiềm năng về kinh doanh và kỹ thuật của Việt Nam.
Intel công bố đầu tư vào Việt Nam từ năm 2006, và quyết định đó đã góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ công nghệ cao của thế giới, cho thấy đất nước có đủ mọi hạ tầng và chính sách cần thiết cho mọi lĩnh vực sản xuất kỹ thuật cao. Từ đó, nhiều nhà cung ứng thiết bị và dịch vụ cũng đổ bộ, đóng góp cho cả nền kinh tế và xã hội, giúp đất nước tăng trưởng.
Intel cũng phối hợp với Chính phủ Việt Nam để xây dựng hệ thống thông quan tự động (VNACCS), giúp đơn giản hóa các thủ tục hải quan để hoạt động thương mại được hiệu quả hơn.
PV: IPV đóng vai trò thế nào trong việc phát triển những công nghệ như 5G, AI hay IoT?
Ông Kim Huat Ooi:Đầu năm nay, Bộ Thông tin & Truyền thông đã công bố chiến lược để phát triển hạ tầng số quốc gia. Hạ tầng số bao gồm hạ tầng mạng băng rộng, IoT, AI, dữ liệu lớn, an ninh mạng, chứng thực số và thanh toán số. Tất cả những yếu tố trên sẽ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số.
Chiến lược cũng bao gồm mục tiêu mở rộng mạng di động 5G. 5G được dự đoán sẽ đóng góp 7,34% GDP quốc gia vào năm 2025.
Chiến lược này rất phù hợp với những gì mà Intel đang làm tại Việt Nam, nhằm tận dụng tối đa sự hiện diện trên toàn cầu và các nguồn lực địa phương để mang những thành tựu công nghệ về Việt Nam. Intel Products Vietnam là một trong những nhà máy lớn và đa dạng nhất tại Việt Nam, sản xuất các sản phẩm 5G và IoT giúp ứng dụng AI cho một loạt ngành nghề khác nhau. Đây là cơ hội lớn để hợp tác và mang lại một sự thay đổi đáng kể cho Việt Nam.
Một ví dụ là việc Intel phối hợp với Lạc Việt để tạo ra hệ thống đăng ký bệnh nhân, với các ứng dụng như tự chẩn đoán trên điện thoại, tự động nhận diện và chứng thực, chữ ký số, và những dịch vụ khác cho bệnh nhân.
Giải pháp này đã ứng dụng một loạt công nghệ trên nhiều thiết bị khác nhau, ở nhiều điểm tiếp xúc với bệnh nhân giúp tăng hiệu quả vận hành, tích hợp hệ thống và cả việc tương tác với bệnh nhân. Ứng dụng của Lạc Việt được tích hợp vào hệ thống quản trị và thông tin của bệnh viện Mỹ Phước ở Bình Dương.
Chúng tôi cũng tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khám chữa bệnh từ xa để hỗ trợ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trong dịch Covid-19, cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp ICT.
PV:Ông có thể chia sẻ cảm nhận về tiềm năng của Việt Nam, cũng như khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất chip?
Ông Kim Huat Ooi:Một trong những triết lý của chúng tôi là giúp tăng trưởng hệ sinh thái tại mọi quốc gia mà chúng tôi hiện diện. Trong 10 năm qua, danh sách các nhà cung ứng của Intel đã tăng từ 20 lên 200 công ty.
Chúng tôi cũng đóng góp cho hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam bằng nhiều cách, như cải thiện chính sách, tăng xuất khẩu, tạo ra nhiều công việc và chuỗi cung ứng địa phương. Đi kèm với đó là các hoạt động phát triển nguồn nhân lực gồm 10.000 buổi đào tạo tại nhà máy, hàng nghìn suất học bổng, cũng như 200.000 giờ lao động công ích do các nhân viên đóng góp cho xã hội.
Những hành động đó giúp nhân viên của chúng tôi trưởng thành rất nhanh, phát triển kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu về tiêu chuẩn của Intel và toàn cầu.
Toàn bộ các khoản đầu tư của Intel tại Việt Nam cho tới thời điểm này có giá trị1,5 tỷ USD. Intel Products Vietnam là thành phần quan trọng của hoạt động sản xuất Intel trên toàn cầu.