Làm thế nào để doanh nghiệp đám mây "nội" chuyển cán cân ngược
Phát triển doanh nghiệp số - Ngày đăng : 09:28, 07/07/2021
Các tổ chức, DN đang nắm bắt "đám mây" như là nhân tố quan trọng để thực hiện chuyển đổi số (CĐS) và đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh hơn nữa quá trình này. Đám mây đang trở thành một hạng mục hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ban điều hành các DN khi họ đang chuyển đổi từ phương pháp tiếp cận từng phần sang phương thức CĐS toàn diện hơn với cloud làm cốt lõi.
Thị trường đám mây đang "lên"
Gartner dự báo chi tiêu cho đám mây công cộng (public cloud) trên toàn thế giới sẽ tăng 18% vào năm 2021, với 70% tổ chức sử dụng đám mây sẽ tăng chi tiêu cho đám mây do Covid-19. Theo Cisco, 94% khối lượng công việc của DN sẽ dựa trên đám mây vào năm 2021.
Cũng theo Gartner, quy mô thị trường đám mây thế giới đạt 1.200 tỷ USD vào năm 2022, tăng trưởng 16% tập trung vào các dịch vụ IaaS (cơ sở hạ tầng như dịch vụ), PaaS (nền tảng như dịch vụ), SaaS (phần mềm như dịch vụ), Professional Service (dịch vụ chuyên nghiệp), Managed Service (dịch vụ được quản lý).
Trongkhi đó,HostingTribunal cho biết thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) toàn cầu năm 2026 được dự báo sẽ đạt hơn 1,025 tỷ USD. Còn theoRightScale,80%tổ chức được dự đoán sẽ chuyển sang Cloud, hosting, và colocation service (dịch vụ đặt máy chủ) vào năm 2025.
Theo báo cáo của IDC, thị trường ĐTĐM trong nước cuối năm 2020 đạtgần 133 triệu USD. Tính tới ngày 24/11/2020, 11 DN cótrung tâm dữ liệu (data center). Việt Nam đứng thứ 14/14 nước châu Á - Thái Bình Dương (APAC) về chuyển dịch thích nghi với công nghệ đám mây. Khảo sát của ACCA về 14 nước APAC dựa trên Chỉ số sẵn sàng đám mây CRI (Cloud Readiness Index), Việt Nam được 46,2/66 điểm. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được 30 điểm đứng thứ 5/5. Chỉ số AI/Big data của Việt Nam đứng thứ 3/5 trong khu vực. Còn chỉ số IoT Việt Nam cũng đứng thứ 3/5. 4 nền tảng lõi để phát triển các nền tảng ứng dụng khác là đám mây, IoT, dữ liệu lớn và AI.
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám CMC Telecom cho biết, tại Đông Nam Á, thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia cao hơn Việt Nam, mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang đạt mức cao nhất 26% nhưng khoảng cách về đầu tư trên đơn vị xây dựng cloud còn thấp, là thách thức, cơ hội lớn cho thị trường đám mây.
Thị trường đám mây Việt Nam với sự tham gia của các ông lớn nước ngoài như Microsoft, AWS,… chiếm 80% thị trường, các nhà cung cấp đám mây trong nước có khoảng 40 nhà cung cấp gồm CMC, Viettel, VNPT, VNG, VCCorp… Các hãng lớn có khoảng 150 sản phẩm phổ cập cho người dùng, còn các nhà cung cấp Việt Nam khoảng hơn 30 dịch vụ, trong đó phần lớn nằm ở hạ tầng, nền tảng…
Tổng thị trường đámmây Việt Nam tập trung vào SaaS, PaaS có giá trị 2460 tỷ đồng (106 triệu USD):Nhà cung cấp nước ngoài chiếm 80,32%, cònlại các nhà cung cấp trong nước chiếm19,68%.
Theonhận định của ông Sơn, sự tăng trưởng sử dụng đám mây là nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ từ Chính phủ, Bộ TT&TT về hạ tầng số, kinh tế số, CĐS. DN nhỏ và vừa tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện, ví dụnhư không cần tích hợp phần cứng hoặc phần mềm. "ĐTĐM (Cloud Computing) với ưu thế về tính linh hoạt, thuận tiện với chi phí phù hợp, dự báo tỷ lệ tăng trưởng sẽ nhanh hơn trong thời gian đến từ các tác động tích cực nêu trên", ông Sơn cho biết.
Làm thế nào để chuyển ngược cán cân thị phần cung cấp đám mây?
Nói về sự phát triển các dịch vụ đám mây của các công ty công nghệ, ông Lê Trung Thành, Giám đốc số của IDG cho biết xuất phát từ nhu cầu đám mây dùng để phục vụ mục đích kinh doanh, như Amazon xuất phát từ chính nhu cầu chính yếu, phục vụ cho mô hình kinh doanh của DN này nên họ có động cơ, kiến thức để cải thiện hàng ngày giải pháp của họ nên "đám mây" trở thành cái ai cũng cần, ai cũng muốn chứ không phải chỉ là công nghệ cho máy chủ bị giới hạn vật lý và các điểm yếu của nó.
"Các DN đi từ nhu cầu kinh doanh thì họ có chất liệu để xây dựng giải pháp đúng nhu cầu của người dùng cũng như tất cả các sáng tạo khác xuất phát từ giải quyết một "nỗi đau" nào đó chứ không phải do người thiên tài nào đó nghĩ ra sản phẩm rồi ép sử dụng. Đám mây là xuất phát từ nhu cầu và "nỗi đau" của người dùng. Nói như vậy để cho thấy Việt Nam không nằm ngoài quy luật", ông Thành cho hay.
Theo ông Thành, giờ đây có thể xác định 3 đối tượng người dùng cloud tại Việt Nam gồm cơ quan nhà nước (CQNN) có nhu cầu sử dụng lưu trữ lớn và khả năng tính toán lên; các công ty, tổ chức lớn có nhu cầu lớn và những nhà cung cấp thương mại và có giấy phép như Viettel, VNPT, CMC, VNG, VCCorp…
"Giờ đây câu chuyện đám mây không phải chi phí, e ngại gì nữa mà là bắt buộc, đặc biệt trong bối cảnh Covid, việc muốn cung cấp dịch vụ mới, nhanh bắt buộc phải có đám mây nếu không sẽ thua. Theo đó đây là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây ở Việt Nam mặc dù thị phần trong nước còn rất khiêm tốn chừng 15 - 20%".
Cũng theo phân tích của ông Thành, các nhà cung cấp đám mây "ngoại" có 5 điểm mạnh là: biết được nhu cầu, nỗi đau của người dùng nên họ có nhiều giải pháp ứng dụng; Cách bán hàng "try and bye", có nghĩa là chưa biết đám mây là gì thì cứ dùng thử rồi thích rồi thì sẽ mua và thậm chí cho dùng miễn phí cho đến khi nào ưng rồi thì sẽ nâng cấp lên; Hình thức thanh toán nhanh chóng và tiện lợi: DN cần mua không phải đàm phán mà bán trên mạng. DN thích chỉ cần quẹt thẻ thanh toán là có thể tự động mua đúng cái cần. DN chỉ cần thanh toán bằng visa mà không phải hóa đơn, chứng từ, đầu tư và ưu điểm thứ 5 là uy tín của các nhà cung cấp, cam kết thực hiện. "Đây là những điểm mạnh mà DN nước ngoài đang tận dụng để đầu tư".
Các DN "đám mây" Việt đi sau, nhưng theo ông Thành, là đã "chỉn chu" trong việc tiếp cận khách hàng, biết được điểm yếu, điểm mạnh và các DN Việt Nam cũng có các thế mạnh như lợi thế đội ngũ kỹ sư tại chỗ, hiểu biết về thị trường nội địa để Việt hóa các ứng dụng, có người "thưa ngay", hợp đồng lớn nhỏ đều làm, đồng hành cùng các DN giải quyết từng phần về công nghệ.
Trong cuộc chiến cạnh tranh thì không bao giờ có đối thủ lớn hay nhỏ mà chúng ta chuyển mình nhanh như thế nào, nắm bắt được nhu cầu cao hơn ra sao. Các DN tư nhân có thể chuyển đổi đám mây nhanh vì lợi ích là có thể chuyển đổi nhanh với tiêu chí là dựa trên các nhu cầu gặp nhau. Khối nhà nước đương nhiên là ưu tiên các nhà cung cấp đám mây "nội".
Nói về ĐTĐM, ông Thành cho biết về cho thuê hạ tầng, kết nối dạng dịch vụ và các ứng dụng cho DN như giáo dục, y tế, logistics, kế toán, quản trị khách hàng, các DN Việt Nam là Viettel, VNPT, FPT, VNG… đều làm tốt, thị phần tăng trưởng nhanh. Ứng dụng phần mềm DN, thì các nhà cung cấp Việt phải cố gắng hơn nữa. Phải có DN tiên phong. Khi "đấu" với các DN "khổng lồ" phải có kế hoạch dài hơi, thu hút được nhân tài, như Google đã làm để các kỹ sư có động lực, gắn bó.
Tại Việt Nam, dịch vụ đám mây đã được xác định là một trong những hạ tầng số cơ bản. Bộ TT&TT đã có Công văn 1145/BTTTT-CATTT về việchướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng ĐTĐM phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử.
Tài liệu này đưa ra bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá, lựa chọn nền tảng ĐTĐM bao gồm các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật và an toàn thông tin (ATTT). Các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật được mô tả trong tài liệu này, bao gồm các nhóm tính năng liên quan đến: (1) Máy ảo, (2) Thiết bị lưu trữ, (3) Mạng và mạng định nghĩa bằng phần mềm, (4) Máy vật lý, (5) Quản trị và vận hành, (6) Tích hợp và các yêu cầu khác liên quan. Các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật ATTT được mô tả tại Chương 4 tài liệu này, bao gồm yêu cầu liên quan đến: Yêu cầu cơ bản về tính năng ATTT; Yêu cầu thiết lập cấu hình bảo mật cho cơ sở hạ tầng ĐTĐM.
Theo ông Đặng Tùng Sơn, quy chuẩn này đã đề cập kiến trúc nền tảng mở, do người Việt Nam làm chủ công nghệ; Tính bảo mật và quyền riêng tư; Mở rộng linh hoạt và đồng bộ, đáp ứng các công nghệ mới, Tính an toàn về dữ liệu.
Để "chiến đấu" với các hãng cloud, ông Sơn cho rằng buộc phải có sự hỗ trợ của CQNN, xây dựng thị trường. Sản phẩm và dịch vụ đám mây là rất khó. CMC đã có lộ trình phát triển sản phẩm đám mây với C.OPE2N. CMC tập trung hợp tác, chú trọng nền tảng, tạo sự khác biệt về vận hành để đáp ứng nhu cầu đám mây tốt nhất cho khách hàng.
ÔngSơn cũng đề xuất CQNN cần xem xét xác định nhanh chóng phạm vi, tiêu chí,giải pháp thúc đẩy hạ tầng số; Quy hoạch/chiến lược quốc gia về hạ tầng số; Cấp phép phải tập trung tuân thủ tiêu chí kĩ thuật và ATTT theo Vănbản 1145; Đảm bảo quyền riêng tư, chính sách mở và sáng tạo, thúc đẩy nhân lực.
TheoCục Viễn thông, Bộ TT&TT, hạ tầng viễn thông được định hướng chuyển thành hạ tầng số với không gian mới đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, phân tích dữ liệu, blockchain.
Với định hướng này, ông Lê Quang Hiếu, Tổng công ty ViettelNet đề xuất CQNN cần ban hành các cơ chế, chính sách để đưa hạ tầng số trở thành hạ tầng thiết yếu của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của kỷ nguyên mới về kinh tế tri thức; Xây dựng chiến lược quy hoạch cấp quốc gia đối với nền tảng lõi của hạ tầng số, đảm bảo đồng bộ, thống nhất giúp các DN có định hướng, cùng hợp tác phát triển; Ban hành các cơ chế và chính sách để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dữ liệu; Ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ cho phép các cơ quan, DN Nhà nước đi đầu trong việc áp dụng và triển khai các ứng dụng trên nền tảng hạ tầng số.
Bộ TT&TT cũng giao nhiệm vụ, hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương tiên phong xây dựng môi trường (Open LAB) ươm mầm cho các DN, startup xây dựng các nền tảng ứng dụng số phục vụ xã hội.
Còn nhớ cách đây hơn 1 năm, tại sự kiện phát động Chiến dịch thúc đẩy CĐS bằng công nghệ ĐTĐM Việt Nam, thay mặt cộng đồng DN cung cấp hạ tầng ĐTĐM, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn CMC cũng đã nhấn mạnh: Hạ tầng ĐTĐM là hạ tầng quan trọng bậc nhất trong hạ tầng số, góp phần xây dựng CĐS thành công và xây dựng chính phủ số, DN số. Ngay từ rất sớm, từ năm 2016, CMC đã bắt tay vào xây dựng nền tảng ĐTĐM và năm 2019 đã chính thức ra mắt hệ sinh thái mở C.OPE2N mà trong đó nền tảng của hạ tầng số chính là C-Cloud.
C-Cloud hiện đang dẫn đầu thị trường, có mức tăng trưởng ấn tượng 250%/năm. Tuy vậy, theo ông Chính, một công ty chỉ là một cá thể đơn lẻ khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhưng khi chúng ta biết liên minh lại với nhau, cộng đồng và chia sẻ, cộng hưởng thì chúng ta có sức mạnh vô song./.