Xây dựng giao thông thông minh: Câu chuyện của Trung Đông - Bắc Phi

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 16:43, 06/07/2021

Khu vực Trung Đông - Bắc Phi (MENA) đang chứng kiến một loạt các hoạt động khởi nghiệp với sự đầu tư quy mô lớn của chính phủ, nhằm mang lại những lợi ích chuyển đổi về kinh tế, môi trường và con người.

Tại các thành phố của khu vực MENA, mối quan tâm lớn nhất là sự phát triển mạnh mẽ, không kiểm soát được của các đô thị trong thời gian gần đây mà không tập trung vào các không gian công cộng như đường xá và các khu vực chung như ga xe lửa... Nhằm thúc đẩy tiếp cận và tương tác xã hội, một số thành phố thông minh (TPTM) của khu vực dường như đã chuyển hướng, tập trung cho giao thông và các cơ sở hạ tầng liên quan.

Xây dựng TPTM ở khu vực MENA đang có sự tập trung lớn cho giao thông thông minh, được xem là một khía cạnh quan trọng của việc phát triển TPTM.

Khu vực MENA có lợi thế khi là nơi sản sinh ra một số kỳ lân vận tải hàng đầu về công nghệ. Waze, một ứng dụng giao thông và điều hướng được đồng sáng tạo ra ở Israel, được Google mua lại vào năm 2013 với giá hơn 1,1 tỷ USD. Gần đây hơn, Uber đã mua Careem, một ứng dụng gọi xe trong khu vực, với giá 3,1 tỷ USD.

Phân tích từ MAGNiTT cho thấy 121 triệu USD đã được đầu tư cho 45 thương vụ đầu tư vào lĩnh vực giao hàng và vận tải ở MENA vào năm 2019. Các startuphoạt độngtích cực trên một loạt dự án, bao gồm dịch vụ chia sẻ xe sử dụng xe tay ga và xe bus, mua ô tô và các ứng dụng đỗ xe, dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải đường bộ cũng như logicstics giao hàng chặng cuối.

Những nỗ lực này đang được đồng hành với các dự án quy mô lớn do chính phủ rótvốn nhằm tạo ra những con đường mới, hệ thống tàu điện ngầm và sân bay, cũng như cácđầu tư quymô nhỏ hơn vào các lĩnh vực như chiếu sáng thông minh và quản lý giao thông - nhưng không kém phần quan trọng.

Việcđầu tư và đổi mới làvấn đề. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khu vực MENA vẫn phải đối mặt với những thiếu hụtđáng kể về cơ sở hạ tầng, bao gồm cả giao thông, CNTT-TT (ICT) và năng lượng. Dữ liệu từ Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy khu vực này sẽ cần ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm trong vòng 5 - 10 năm tới để xây dựng cơ sở hạ tầng mới, cũng như duy trì các hệ thống đã cũ.

Xây dựng các thành phố với mạng lưới vận tải công cộng thông minh hơn

Một lối thoát tiềm năng cho những nỗ lực này là tham vọng xâydựng "thành phố thông minh" (TPTM) đang nở rộ trên khắp Trung Đông. Những trung tâm công nghệ cao này được thiết kế để trở thành những trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi sang các nền kinh tế dựa trên tri thức. Tuy nhiên, ô nhiễm, tắc nghẽn và các lựa chọn giao thông công cộng hạn chế đều có nguy cơ làm nản lòng những khát vọng này.

Trong một số trường hợp, giống như việc xây dựng thủ đô mới của Ai Cập, các thành phố đang được xây dựng từ đầu với công nghệ thông minh và hệ thống Internet vạn vật (IoT) được tích hợp vào nền tảng đô thị: giám sát thông minh về ùn tắc và tai nạn giao thông; tiện ích thông minh để giảm tiêu thụ (điện, nước…) và cácchi phí; thậm chí cả các tòa nhà và quản lý năng lượng thông minh - tất cả những điều này đều nằm trong tầm nhìn tương lai của Ai Cập.

Các thành phố cũ sẽ cần phải thích ứng và điềutiết với những nỗ lực này. Tuy nhiên, các thành phố, cũ và mới, đều yêu cầu hệ thống giao thông hiệu quả làtrọng tâm. Các chính phủ và các nhà phân tích tin rằng giao thông công cộng là yếu tố không thể thiếu để đạt được điều này.

Theo công ty tư vấn toàn cầu Strategy&, khuyến khích người dân từbỏ các phương tiện cá nhân và chuyểnsang các phương tiện giao thông công cộng sẽ là một cuộc traođổiđầykhó khăn và sẽ đòi hỏi phải "đảo ngược kim tự tháp".

Xây dựng giao thông thông minh: Câu chuyện của Trung Đông - Bắc Phi - Ảnh 1.

Trung Đông đang chuyển đổi đầu tư giao thông thông minh theo kim tự tháp ngược (nguồn: Strategy&)

Nghiên cứu của Strategy& cho thấy giao thông công cộng chỉ chiếm 17,5% số chuyến đi lạihàng ngày ở Dubai, xấp xỉ một nửa con số này ở Riyadh, 4,9% ở Abu Dhabi và một tỷ lệ thậm chí còn nhỏ hơn ở các thành phố lớn khác của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GGC). Con số này so với 59% ở New York, 33% ở Tokyo và 37% ở London.

Thay đổi hành vi của người dân và khuyến khích họsử dụng các phương tiện giao thông công cộngnhiều hơn như hệ thống tàu điện ngầm mới ở Riyadh và Doha có thể tỏ ra đặc biệt khó khăn, đặc biệt là do chi phí xăng dầu thấp, các yêu cầu xa cách xã hội thời COVID và khí hậu oi bức của khu vực.

Cơ quan Quản lý Công trình Công cộng của Qatar, Ashghal đã lắp đặt 2.700 trạm dừng xe buýt có máy lạnh trên tất cả các tuyến đường chính của đất nước. Động thái này là một phần của quá trình nâng cấp rộng rãi hơn đối với cơ sở hạ tầng giao thông, sẽ hỗ trợ cho FIFA World Cup Qatar 2022 và các di sản của nó. Đây sẽ là sự thoải mái tuyệt vời cho hàng nghìn người sử dụng xe buýt ở nhiều khu vực.

Làm xanh đô thị

Cùng với việc cố gắng thay đổi thái độ của người dân đối với giao thông công cộng, các công nghệ mới, xanh hơn cũng đang được giới thiệu để đáp ứng các mục tiêu phát thải của các quốc gia MENA.

Điều này bao gồm việc tung ra thị trường các loại xe điện, từ xe buýt đến ô tô cá nhân, cũng như nỗ lực thiết lập các trạm sạc điện lớn chạy bằng năng lượng mặt trời.

Các quốc gia cũng đang thúc đẩy các dạng năng lượng sạch hơn và khám phá các cơ hội để tự động hóa. Các phương tiện tự hành đang được thí điểm trên toàn khu vực, với được cho là dẫn đầu với kế hoạch 25% tổng số giao thông sẽ được tự hành vào năm 2030.

CácTiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng đã khởi động nhà máy hydro xanh "quy mô công nghiệp đầu tiên" của khu vực, cũng như đã công bố kế hoạch để giao thông công cộng không có khí thải vào năm 2050 và hợp tác với hãng xe tự hành Cruise để trở thành thành phố đầu tiên ngoài Hoa Kỳ sử dụng taxi tự lái và cácdịch vụ gọi xe của công ty.

Trong khi đó, Maroc đã đặt mục tiêu sử dụng 50% năng lượng từ các nguồn tái tạo vào cuối thập kỷ này, tăng so với mức 35% vào năm 2019. UAE và Ả Rập Xê-út đã đi đầu trong việc này, với kế hoạch xây dựng các thành phố không carbon.

Xây dựng giao thông thông minh: Câu chuyện của Trung Đông - Bắc Phi - Ảnh 2.

Sử dụng nhiên liệu thay thế trên các phương tiện giao thông công cộng ở Trung Đông và Bắc Phi. (Nguồn: Trung tâm MENA về Giao thông Xuất sắc (CTE) và Hiệp hội Giao thông Công cộng Quốc tế (UITP).

The Line, một thành phố dài 170 km ở Ả Rập Xê Út là một trong số đó. Thành phố này có kế hoạch không có ô tô và đường bộ trên mặt đất, với phương tiện giao thông hoàn toàn chạy dưới lòng đất.

Theo báo cáo của Daphne Leprince-Ringuet của ZDNet, thành phố hứa hẹn sẽ "được trang bị mọi yếu tố công nghệ cao của một bộ phim khoa học viễn tưởng, từ taxi hàng không đến nhân viên hướng dẫn hình người."

Nắm bắt công nghệ để đại cách mạng giao thông

Khu vực MENA cũng đang tích cực tìm hiểu việc sử dụng công nghệ Hyperloop, công nghệ đại cách mạng sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta di chuyển, được khởi xướng bởi tỷ phú Elon Musk. Một công ty tiên phong trong hình thức vận tải mới này Virgin Hyperloop, rất tích cực với tiềm năng của công nghệ này.

Xây dựng giao thông thông minh: Câu chuyện của Trung Đông - Bắc Phi - Ảnh 3.

Ảnh: genk.vn

Dưới sự chủ trì của doanh nhân người Ả Rập Saudi, Sultan Ahmed Bin Sulayem, công ty đã mở văn phòng đầu tiên ở nước ngoài tại Dubai vào năm 2017. Tại Ả Rập Xê-út, Virgin Hyperloop đang khám phá việc thành lập một 'Trung tâm xuất sắc' Hyperloop, ước tính sẽ tạo ra 4 tỷ USD trong GDP và tạo ra 124.000 việc làm công nghệ cao.

Jay Walder, CEO của Virgin Hyperloop One, cho biết công nghệ Hyperloop sẽ tiết kiệm năng lượng hơn 50% so với đường sắt cao tốc và gấp 10 lần so với di chuyển bằng đường hàng không.

Ông nói: "Do đó, tất cả các thành phố vùng Vịnh có thể cách nhau chưa đến một giờ đồng hồ, được cung cấp năng lượng bởi một mạng lưới không phát thải trung tính về năng lượng và có thể hoàn toàn không phải dùng đến lưới điện ở Trung Đông".

Hướng về phía trước

Theo WB, ước tính khoảng 5,5% GDP trong MENA bị mất hàng năm do đường xá kém và tai nạn giao thông. Thúc đẩy giao thông công nghệ cao trong toàn khu vực có khả năng giải quyết vô số mục tiêu, bao gồm cải thiện an toàn đường bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải của dân số ngày càng tăng, đạt được các mục tiêu bền vững và đáp ứng nhu cầu tiếp cận rộng rãi hơn của Trung Đông.

Strategy& ước tính rằng việc đi lại bền vững có thể mang lại giá trị kinh tế khoảng 400 tỷ USD trong 20 năm tới chỉ tính riêng trong các thành phố khu vực vùng Vịnh (GCC). Khi các nhà đầu tư nhà nước và tư nhân tìm cách tăng tốc tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số trên toàn khu vực MENA, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy công nghệ giao thông được bật đèn xanh./.

HL