Ngân hàng truyền thống tại Đông Nam Á sẽ lỗi thời vào năm 2030?
Diễn đàn - Ngày đăng : 09:55, 13/06/2021
Các chi nhánh ngân hàng "vật lý" đang giảm dần số lượng, một phần không nhỏ là do họ đã chuyển hướng sang các dịch vụ số và khách hàng tự phục vụ, giúp ngân hàng số lên ngôi trên toàn thế giới. Từ năm 2010, có hơn 67.000 chi nhánh ngân hàng đã được hợp nhất ở các thị trường trưởng thành tại Tây và Đông Âu, Bắc Mỹ, trong khi, ngược lại đã có hơn 139.000 chi nhánh ngân hàng đã được mở tại các thị trường mới nổi như châu Á - Thái Bình Dương (APAC), Trung Đông - châu Phi, và Nam Mỹ.
Tuy nhiên, tại các các thị trường mới nổi, đặc biệt là Đông Nam Á (SEA), đang có sự thay đổi 180o sau 10 năm. Một báo cáo gần đây của công ty tư vấn toàn cầu Roland Berger đã dự đoán sẽ có hơn 9.000 chi nhánh ngân hàng (tương đương 18%) chỉ riêng ở Đông Nam Á sẽ bị đóng cửa vào năm 2030. Tại Singapore và Brunei, xu hướng hợp nhất để triển khai ngân hàng số đã tăng lên kể từ năm 2010, với mức tăng thêm 20% trong 10 tới.
Theo báo cáo, sự hợp nhất thị trường tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia cũng đang diễn ra, khi các nền kinh tế này hướng tới mức tăng trưởng liên tục cùng với mức độ thâm nhập Internet cao hơn, số hóa tăng. Các chính phủ cũng đang nhận ra sức hấp dẫn của ngân hàng kỹ thuật số khi họ tăng cường các hành lang pháp lý và sáng kiến để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.
Sự thống trị của ngân hàng truyền thống đang bị thách thức gay gắt khi công nghệ tài chính (fintech) đang ngày càng phá vỡ các định dạng truyền thống của ngành. Được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là bởi số đông khách hàng trẻ hơn, và sự chấp nhận của những người không có tài khoản hấp dẫn, sức hấp dẫn của fintech nằm ở cách các dịch vụ này có thể giải quyết nhiều bài toán cho người tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ và lấy người dùng làm trung tâm.
Sự đổi mới cũng bao gồm cả ngân hàng mở (nơi các dịch vụ tài chính của bên thứ ba có thể truy cập dữ liệu tài chính và ngân hàng của người tiêu dùng thông qua API - phương thức trung gian kết nối) cũng đang chứng kiến sự tiếp nhận ngày càng tăng của người dùng trên toàn cầu. Còn được gọi là "ngân hàng nguồn mở", nơi các tổ chức tài chính truyền thống còn đang ngần ngại vì lầm tưởng nhiều về quyền riêng tư và rủi ro pháp lý, trong khi thực tế, những nghi ngại này phần lớn sẽ được giảm thiểu bởi đơn giản, các dịch vụ này cần có sự đồng ý của người dùng.
Ở Đông Nam Á, các cơ quan quản lý tài chính đang công khai thể hiện sự ủng hộ đối với fintech, Singapore và Malaysia đều đã cấp phép cho ngân hàng ảo để hỗ trợ những đổi mới này, trong khi Indonesia sẽ ban hành nhiều quy định hơn vào giữa năm 2021./.