Doanh nghiệp tăng cường bảo mật để hoạt động hiệu quả
An toàn thông tin - Ngày đăng : 15:01, 11/05/2021
Theo khảo sát của Chartered Management Institute (CMI), hiện tại, gần một nửa (48%) người lao động phải làm việc từ xa hoặc theo cách kết hợp (làm việc tại cơ quan và làm tại nhà). Quá trình chuyển đổi từ làm việc ở cơ quan tới làm việc tại gia đình diễn ra thuận lợi và nhân viên vẫn có thể làm việc hiệu quả khi rời xa môi trường làm việc thông thường của mình.
Sự chuyển dịch này thực hiện được một phần không nhỏ nhờ vào công nghệ, cho phép nhân viên có mọi quyền truy nhập cần thiết vào thông tin công ty và khả năng giao tiếp thoải mái với các đồng nghiệp khi họ làm việc tại nhà riêng. Các nhà tuyển dụng trước đây từng không khuyến khích và hỗ trợ làm việc từ xa cũng nhanh chóng triển khai các chính sách và cơ sở hạ tầng truy nhập từ xa.
Đây là một phần của xu thế chuyển đổi số rộng lớn mà chúng ta đã chứng kiến trong năm qua. Theo một cuộc khảo sát của McKinsey,công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ, trong 3 - 4 năm qua, các công ty đã thành công trong việc số hóa sự tương tác giữa khách hàng và chuỗi cung ứng cũng như các hoạt động nội bộ.
Việc các tổ chức phải thực hiện số hóa là điều đã trở nên rõ ràng hoặc có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Sự chuyển đổi này đã mang lại lợi ích to lớn trong việc duy trì kết nối con người và đảm bảo việc kinh doanh không bị gián đoạn. Tuy nhiên, sự chuyển đổi cũng mang lại những rủi ro an ninh mạng không thể tránh khỏi. Khi tội phạm mang thay đổi chiến thuật để khai thác xu hướng làm việc từ xa mới thì những người chịu trách nhiệm bảo vệ các mạng công ty phải nhanh chóng tư duy lại những chiến lược của riêng mình.
Theo báo cáo bảo mật Security Navigator của Orange Cyberdefense, phân tích các sự kiện bảo mật được giám sát bởi 11 CyberSOC và 17 SOC cho thấy những sự cố kỹ thuật xã hội trong năm 2020 cao hơn so với 2 năm trước đó (2018: 2%, 2019: 1%, 2020: 5%). Những sự cố này bao gồm các chiến dịch lừa đảo được phát tán phần lớn qua email hoặc các cuộc tấn công có chủ đích thông qua lừa đảo trực tuyến cũng như thư rác và tống tiền.
Ngoài ra, một số lượng lớn các sự cố được xác nhận liên quan tới việc cài các đặt chương trình quảng cáo, ứng dụng hoặc những chương trình không mong muốn (PUP). Các sự cố này chiếm 60% tất cả các mềm độc hại được phát hiện. Hầu hế các sự cố liên quan đến những tiện ích mở rộng hoặc việc cài đặt những chương trình bắt buộc như: trình giải nén zip và trình duyệt bổ sung để gửi dữ liệu người dùng tới các đối tượng bên ngoài. Đặc biệt, có một sự gia tăng trong các sự cố PUP và phần mềm quảng cáo được xác nhận vào tháng 3 năm 2020 - tháng mà nhiều người bắt đầu làm việc tại nhà.
Mặc dù vắc-xin Covid-19 đã có, nhưng dự báo việc trở lại làm việc tập trung tại các cơ quan cũng không thể diễn ra sớm hơn. Cuộc khảo sát của CMI cho thấy, trong 10 nhân viên thì có 4 nhân viên nghĩ rằng tổ chức của họ sẽ tiếp tục làm việc từ xa hoặc theo cách kết hợp trong năm 2021. Đối với những người lãnh đạo công tác bảo mật, điều này nghĩa là họ phải luôn theo sát các mối đe dọa mạng mà những đồng nghiệp từ xa phải đối mặt.
Cách bảo mật để doanh nghiệp thành công trong năm 2021
Quan trọng là phải hiểu về sự rủi ro. Trước đây các nhân viên giao tiếp nội bộ trong mạng cơ quan, được bảo vệ bởi tường lửa cấp doanh nghiệp thì giờ đây họ phải kết nối máy tính xách tay của mình với bộ định tuyến ISP gia đình giá rẻ và truy nhập dữ liệu qua các kết nối VPN.
Các bộ định tuyến gia đình này thường không cùng băng tần khi nâng cấp phần mềm để xử lý các lỗ hổng mới được phát hiện làm tăng nguy cơ bị xâm phạm. Một khi bạn làm chủ bộ định tuyến thì có nhiều con đường lây nhiễm tới tất cả các thiết bị phía sau nó, bao gồm cả các máy tính xách tay của công ty "luôn bật" chế độ truy nhập từ xa.
Để giảm thiểu sự gia tăng rủi ro này, doanh nghiệp được khuyến nghị đầu tư vào những điều sau:
Những giải pháp truy nhập từ xa linh hoạt có thể tăng và giảm quy mô theo nhu cầu và không đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn;
Trang bị những giải pháp bảo mật điểm cuối thế hệ tiếp theo để bảo vệ khỏi các mối đe dọa nâng cao chưa được biết đến như máy học hoặc những phân tích hành vi nâng cao…
Những giải pháp phát hiện và phản hồi điểm cuối: Các CyberSOC đã mất rất nhiều khả năng hiển thị do sự gia tăng những người làm việc từ xa, còn EDR (Endpoint Detection and Response) cho phép phát hiện trên tất cả các điểm cuối. Tuy nhiên, rủi ro ở đây là các công ty không có khả năng cũng như tiềm lực kinh tế để phân tích những cảnh báo phát sinh. Do đó, một hệ thống quản lý EDR cần được xem xét.
Tóm lại, với số lượng ngày càng gia tăng của các vụ xâm phạm, các vụ kiện cáo và những khoản thiệt hại do bảo mật mạng kém thì trong những tháng còn lại của năm 2021 cần sự xem xét kỹ lưỡng hơn trong quá trình số hóa. Chính những tổ chức bảo đảm các quy trình bảo mật mạnh mẽ trong suốt quá trình số hóa là những đơn vị có cơ hội lớn nhất để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và thành công thương mại.