Chuyển đổi số liệu có là chìa khóa để tạo một thế giới bền vững hơn?
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 10:55, 05/05/2021
Theo hãng nghiên cứu và tư vấn về CNTT của IDC, vào năm 2022, hơn 60% GDP toàn cầu sẽ được số hóa, với sự tăng trưởng trong mọi lĩnh vực sẽ được thúc đẩy bởi các dịch vụ, hoạt động và mối quan hệ được tăng cường số hoá.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, có những vấn đề quan trọng mà thế giới của chúng ta cũng đang phải đối phó, chẳng hạn như sự nóng lên của toàn cầu, thảm họa thiên nhiên và các mối đe dọa môi trường khác.
Khi căng thẳng về trách nhiệm môi trường ngày càng gia tăng, các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây đang giúp các công ty hoàn thành các mục tiêu bền vững theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
AI kết nối các thành phố với khả năng điều khiển thông minh, tăng cường ứng phó khẩn cấp, giảm ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, giúp năng lượng tái tạo dễ tiếp cận hơn, đồng thời tạo ra những ngôi nhà xanh và bền vững hơn.
Hệ thống phân tích dữ liệu và học máy cải thiện các cơ sở nông nghiệp/thủy lợi và đơn giản hóa các mối quan tâm sinh học, chẳng hạn như phát hiện rò rỉ carbon hoặc dự đoán năng lượng tái tạo, năng lượng gió.
Bằng cách tự động hóa quá trình xử lý chất thải điện tử, hệ sinh thái người máy và IoT đang cho phép các nhà sản xuất khai thác lợi ích từ việc tái chế.
Tuy nhiên, bất kỳ đồng xu nào cũng có hai mặt. Do đó, bên cạnh những lợi ích công nghệ mang lại thì khả năng tiếp cận trong thời đại số có thể tạo ra các mối đe dọa và rủi ro đối với các ngành khác nhau, chẳng hạn như thiếu hụt hệ thống toàn cầu về CNTT và nguy cơ mất an ninh mạng.
Ngoài ra còn có những quan ngại về hậu quả môi trường của công nghệ số như tỷ lệ chất thải điện tử và lượng hóa chất độc hại được tạo ra, cũng như việc ứng dụng số hóa bất hợp pháp. Tuy nhiên, bằng cách phát triển cấu trúc và quản lý rủi ro kỹ thuật số tốt nhất có thể, các rủi ro sẽ được giảm thiểu.
Theo báo cáo của Gresb (hệ thống đánh giá tác động về môi trường - xã hội - quản trị của doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản), với việc tham khảo báo cáo của Deloitte, khung rủi ro kỹ thuật số của Deloitte xem xét 10 lĩnh vực bao gồm chiến lược, công nghệ, hoạt động, bên thứ ba, quy định, pháp y, mạng, khả năng phục hồi, rò rỉ dữ liệu và quyền riêng tư.
Dựa trên các khả năng rủi ro áp dụng các sáng kiến số, những biện pháp kiểm soát khác nhau sẽ được thiết kế theo các tiêu chuẩn hàng đầu và thông lệ ngành. Do đó, vượt lên những thách thức và rủi ro mà môi trường đang phát triển mang lại, các doanh nghiệp không thể bỏ qua những cơ hội của chuyển đổi số.
Phát triển theo hướng môi trường bền vững, tuần hoàn hơn đã hạn chế các nhà phát triển và các công ty toàn cầu lần đầu tiên hoạt động. Có nhiều rào cản phổ biến khác nhau, từ sự phân tán về địa lý của các chuỗi cung ứng cho đến khó khăn của nguyên vật liệu và hàng hóa được tái cấu trúc. Sự phát triển kỹ thuật số và đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khả năng khắc phục những khó khăn này.
Tương tác giữa máy với máy (machine-to-machine) và phân tích dữ liệu giúp các doanh nghiệp cân bằng lực lượng thị trường đối với các nguồn lực và hàng hóa chưa được sử dụng hết. Ngoài ra, in 3D cũng tạo cơ hội cung cấp đầu vào sản xuất thân thiện với môi trường.
Do đó, với các vấn đề môi trường có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, các doanh nghiệp có nghĩa vụ làm hết sức mình, đồng thời đánh giá cách mọi thứ được thực hiện và xem liệu những thay đổi ý nghĩa có thể được chấp nhận hay không.
Mục tiêu cuối cùng là giảm ảnh hưởng các vấn đề môi trường đến thế hệ tương lai và công nghệ sẽ đóng vai trò như một chất xúc tác. Công nghệ có thể được sử dụng như một công cụ đồng hành để phát triển bền vững với kỳ vọng rằng tương lai môi trường sẽ xanh hơn.