Hành trình "Make in Việt Nam" giành lại thị phần từ đối thủ nước ngoài của BizFly Cloud
Make in Viet Nam - Ngày đăng : 15:04, 04/05/2021
Sự kiện nhiều người xem trực tuyến nhất Việt Nam được thực hiện bởi nền tảng cloud "Make in Vietnam"
Tháng 10/2018, sự kiện ra mắt VinFast - thương hiệu xe ô tô đầu tiên của Việt Nam bên lề "Paris Motor Show 2018" đã thu gần 1,5 triệu người xem đồng thời và hơn 8 triệu lượt view trên toàn kênh của sự kiện livestream. Lượng băng thông sử dụng tại sự kiện này chiếm tới 1/10 băng thông toàn bộ mạng Internet Việt Nam tại thời điểm đó. Chưa bao giờ, Việt Nam lại có một sự kiện thu hút lượng người theo dõi trên online lớn đến vậy, thậm chí còn lớn hơn cả lượng người xem trận chung kết U23 Việt Nam trên đất Thường Châu, Trung Quốc diễn ra vào cuối tháng 1/2018.
Điều đặc biệt, nền tảng hạ tầng, công nghệ đứng sau sự kiện này lại hoàn toàn là một sản phẩm "Make in Vietnam" do VC Corp xây dựng và phát triển.
Theo thông tin từ VCCorp, giữa tháng 9/2018, VinGroup đặt hàng VCCorp với yêu cầu cung cấp một hệ thống có thể sẵn sàng đáp ứng "mượt mà" nhất cho lượng truy cập khổng lồ dành cho một chương trình trực tuyến truyền dữ liệu từ nơi cách Việt Nam gần 10 nghìn km vào ngày 2/10/2018. Dự kiến của Vingroup khi đó chỉ cần 1 triệu lượt xem trên website và 5 triệu lượt xem trên toàn bộ các nền tảng.
Dựa trên kinh nghiệm vận hành hàng trăm website tại Việt Nam, bộ phận công nghệ của khối BizFly Cloud (trực thuộc VCCorp) đã rất nhanh chóng xây dựng phương án để giải bài toán. Để rồi, trên thực tế, bài toán đó đã được BizFly giải quyết rất tốt và sự kiện đó vẫn được coi là một "case study" (bài học kinh nghiệm) cho thấy công nghệ và nền tảng cloud của Việt Nam không thua kém bất kì quốc gia nào. Sau 8 năm phát triển, hiện BizFly Cloud hiện đã gặt hái được 1 số thành tựu nhất định: Top 4 nhà cung cấp điện toán đám mây Việt Nam và đối tác đám mây của hơn 3,000 doanh nghiệp trên cả nước trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn: ingroup, VTV, ttu Cúc, Ahamove, Sapo, SSI...
Quyết định làm chủ công nghệ để không phụ thuộc vào bên thứ 3
Chia sẻ về lý do VCCorp quyết định tham gia thị trường Cloud với sản phẩm BizFly Cloud, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc VCCorp, Giám đốc BizFly Cloud cho rằng, năm 2012, khi BizFly Cloud ra mắt, trên thế giới có khoảng 50% doanh nghiệp công nghệ vừa và lớn đã nghiên cứu và dịch chuyển lên điện toán đám mây. Tại Việt Nam, nhu cầu của các doanh nghiệp Việt về ứng dụng điện toán đám mây là rất ít. Tại thời điểm đó cũng chưa có nhiều các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trong nước. Vì vậy, số ít các doanh nghiệp có nhu cầu thì đều sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài.
Chính vào thời điểm này, VCCorp nhận thấy cần phát triển về giải pháp công nghệ để giải quyết được các bài toán bao gồm, đầu tiên là về vấn đề chi phí, cần một giải pháp có thể tối ưu chi phí ở mức thấp nhất cho các nhu cầu về hạ tầng và công nghệ để tối ưu nguồn lực. Bài toán thứ 2 là cần cần đảm bảo việc làm chủ công nghệ “Make in Vietnam” để không phụ thuộc vào bên thứ ba, phải sớm tiếp cận công nghệ mới dựa trên xu thế phát triển trên thế giới, để đạt được mục tiêu phát triển nhanh, linh hoạt, và bền vững. “Yêu cầu cuối cùng là khả năng linh hoạt trong triển khai hạ tầng và mở rộng hệ thống”, ông Hùng nói.
Cũng theo Giám đốc BizFly Cloud, vào thời điểm sản phẩm được ra mắt, việc mua và triển khai một máy chủ vật lý là một quá trình rất vất vả, tốn khá nhiều thời gian (từ một đến vài tháng) và công sức (việc lắp đặt, triển khai, kiểm thử và đưa được máy chủ vào sử dụng mất từ một đến vài tuần). “Vì thế, VC Corp thấy rằng nếu có thể triển khai được hạ tầng trên nền tảng điện toán đám mây thì cực kỳ linh hoạt, tiết kiệm thời gian và công sức”, ông Hùng nói.
Nhận thấy những tiềm năng vô cùng lớn từ điện toán đám mây và khả năng làm chủ công nghệ trong tầm tay, ông Hùng cùng đội ngũ bắt tay vào nghiên cứu và tìm hiểu. Sau thời gian thử nghiệm, nghiên cứu, cuối cùng nhóm phát triển đã lựa chọn được nền tảng phù hợp nhất để phát triển cho chính VCCorp tới tận bây giờ là OpenStack. "Hiện OpenStack cũng là nền tảng được đông đảo cộng đồng các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng và phát triển điện toán đám mây", ông Hùng chia sẻ thêm.
Từ nhóm ban đầu phát triển các mảng cốt lõi ảo hóa, network, mã nguồn mở và triển khai hạ tầng, đội ngũ BizFly Cloud hiện đã phát triển lớn mạnh với hơn 200 chuyên gia kỹ thuật giỏi với nhiều năm kinh nghiệm.
Về định hướng trong thời gian tới, theo ông Hùng, BizFly Cloud sẽ tập trung phát triển vào chất lượng phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ, theo kịp xu hướng phát triển Cloud Computing thế giới, để từ đó trở thành đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ Cloud Computing tại Việt Nam. "Mục tiêu chiến lược của BizFly Cloud là sẽ là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho phần lớn/đa số các doanh nghiệp Việt trong xu thế chuyển đổi số; Đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai dịch chuyển hệ thống từ các nhà cung cấp nước ngoài về Việt Nam dễ dàng và hiệu quả nhất; Đơn vị cung cấp hạ tầng chuyển đổi số từ vật lý lên Cloud có mức chi phí tối ưu với trải nghiệm chất lượng dịch vụ đẳng cấp quốc tế ngay tại Việt Nam".
Xu hướng dịch chuyển lên Cloud là yêu cầu khi tiến hành CĐS
Theo Bộ TT&TT, thị trường điện toán đám mây trong nước ước tính trị giá 200 triệu USD, trong đó thị phần các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm đến hơn 80%. Theo ông Hùng, sở dĩ các doanh nghiệp nước ngoài đang dẫn trước ngay trên sân nhà là do họ có bề dày kinh nghiệm triển khai công nghệ, cung ứng dịch vụ trong một khoảng thời gian dài trên thị trường thế giới; Tiềm năng tài chính mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại. "Bên cạnh đó, các yếu tố về thói quen sử dụng, tâm lý lựa chọn các nhà cung cấp ngoại của người dùng Việt góp phần tạo ra bức tranh thị trường như hiện nay", ông Hùng chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, đối với lĩnh vực công nghệ nói chung và điện toán đám mây nói riêng, năng lực kỹ thuật của người kỹ sư/chuyên viên Cloud có vai trò quan trọng nhất. Từ góc nhìn kinh nghiệm, ông Hùng tin rằng, năng lực kỹ thuật của đội ngũ kỹ sư công nghệ tại Việt Nam cũng như đội ngũ BizFly Cloud hoàn toàn có thể làm chủ và sánh ngang được với thế giới.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Việt đang tham gia lĩnh vực Cloud hiện nay sở hữu một lợi thế rất tốt đó là việc xuất thân từ các đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ trên nền tảng Internet. Như với Biz³y Cloud, ngay từ năm 2012, VCCorp đã có bài toán hạ tầng riêng cần được giải quyết, đó là cần nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng quy mô gấp 5, gấp 7 lần trong tương lai.
Đây là một bài toán không hề dễ dàng khi mà VC Corp đang phát triển hệ thống gần 200 trang tin lớn nhỏ, trong đó có nhiều trang đạt top lưu lượng (Kênh 14, CafeF, Cafebiz, GenK, afamily...) và phục vụ tới hơn 50 triệu độc giả, cùng network quảng cáo hàng đầu Việt Nam.
Đội ngũ VCCorp lúc đó nhận thấy xu thế dịch chuyển từ vật lý lên hệ thống điện toán đám mây không những đáp ứng được nhu cầu mở rộng mà chắc chắn sẽ trở thành một hướng đi tất yếu của tương lai nên đã bắt tay nghiên cứu và phát triển hệ thống đám mây của riêng mình.
Dù lúc đó, điện toán đám mây mới chỉ là một xu thế trên thế giới nhưng ban lãnh đạo VC Corp thấy rằng việc triển khai hạ tầng Cloud là yêu cầu bắt buộc và cũng là bước ngoặt chiến lược của công ty. "BizFly Cloud (khối hạ tầng cốt lõi của VCCorp) đóng một vai trò cực kỳ quan trọng khi đảm bảo vận hành trơn tru mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống trên. Đây chính là gốc rễ của sự tự tin mà BizFly Cloud sở hữu, nhằm phục vụ tốt các doanh nghiệp ở nhiều loại hình quy mô từ SME đến doanh nghiệp lớn", ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, COVID-19 có thể xem như một cú hích rút ngắn quãng đường chuyển đổi số của doanh nghiệp chỉ trong một đêm. Nếu như trước kia, thay đổi hành vi là điều khó khăn nhất, nhưng hiện nay hàng loạt các doanh nghiệp phải thay đổi mô hình kinh doanh, mô hình sản xuất theo hướng chuyển đổi số để sinh tồn và phát triển trong tình hình mới. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công thì trước tiên doanh nghiệp cần áp dụng Cloud Computing (điện toán đám mây). "Với Cloud, do đặc tính không cần sở hữu hạ tầng vật lý, co giãn linh hoạt, vận hành được từ xa, tiết kiệm chi phí đầu tư lớn, khi COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai online gần như ngay lập tức để bắt nhịp kịp thời với tình huống thị trường", ông Hùng dẫn chứng.
Trước đây khi công nghệ điện toán đám mây còn chưa phát triển, chỉ có các doanh nghiệp lớn sở hữu tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tiếp cận nền tảng công nghệ này. Trong hiện tại, công nghệ điện toán đám mây đã phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn cả về sản phẩm lẫn chi phí. Do đó, các công ty nhỏ hay những startup mới thành lập đều có thể dễ dàng tiếp cận, ứng dụng và đạt được rất nhiều lợi ích từ công nghệ điện toán đám mây.
Năng lực công nghệ của sản phẩm Việt không thua kém thế giới
Chia sẻ về điểm lợi thế của mình, ông Hùng cho rằng, ngay từ khi mới xuất hiện trên thị trường, BizFly Cloud - tiền thân là VCCloud trực thuộc VCCorp đã được giới Công nghệ biết đến và thuộc "Top of mind" khi nhắc đến chủ đề Cloud Computing. Sau một thời gian phát triển và định hình, VCCloud đã chính thức đổi tên thành BizFly Cloud như hiện nay.
Ngoài ra, do các sản phẩm và giải pháp của BizFly Cloud đều là giải pháp tự phát triển, đã được thử nghiệm và ứng dụng thực tế trên hệ thống các công ty trực thuộc VCCorp trước khi được hoàn thiện, đóng gói và tung ra thị trường. "Vì vậy, tính ổn định, khả năng đáp ứng của sản phẩm cho các nhu cầu bức thiết cho doanh nghiệp là rất cao và hoàn toàn có đủ khả năng để cung cấp cho các doanh nghiệp khác với mọi quy mô khác nhau", ông Hùng nói.
Bên cạnh đó, với những kinh nghiệm triển khai với các đối tác lớn tại Việt Nam, đội ngũ nhân sự BizFly Cloud tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm để đưa ra cảnh báo kịp thời giúp các khách hàng, doanh nghiệp sở tại nhanh chóng phát hiện những tấn công, đe dọa và tự bảo vệ mình. Phòng Security thuộc BizFly Cloud được thành lập để đảm bảo an ninh cho toàn bộ các dự án nội bộ và khách hàng của VCCorp trong hơn 14 năm qua. Các khách hàng của BizFly Cloud hiện đang được bảo vệ trên tầng an ninh chạy ngầm 24/7 cho nhiều hệ thống lớn hiện nay (Kenh14, CafeF, CafeBiz, Afamily, Soha Game...), đi kèm với các cảnh báo và tư vấn để doanh nghiệp có thể tự ứng phó trước các sự cố nhạy cảm.
Đồng thời, với việc hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, các công việc, ứng dụng, website của doanh nghiệp đặt trên hạ tầng IT sẽ không bị ảnh hưởng bởi tốc độ của mạng quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hệ thống máy chủ này sẽ không bị ảnh hưởng bởi các sự cố mất kết nối do lỗi đường truyền mạng quốc tế.
Chưa kể đến, tốc độ truyền tải tới người dùng không chỉ được đảm bảo trước sự cố nghẽn mạng mà còn nhanh hơn trong điều kiện bình thường do được rút ngắn khoảng cách và thời gian truyền dữ liệu. Đồng thời, do sở hữu 3 Data center đặt tại Việt Nam, BizFly Cloud đảm bảo tốc độ kết nối chỉ dưới 1s giữa 2 đầu Hà Nội – HCM.
Tiếp theo, với các nhu cầu triển khai trên phạm vi quốc tế, nhờ tổng lượng băng thông mạng lên tới 150Mbps/Cloud Server, BizFly Cloud có thể đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu về cấu hình hệ thống cũng như độ uptime lên tới hơn 99,99%. Kết hợp với công nghệ Load Balancer và Auto Scaling cho khả năng sẵn sàng mở rộng tức thì trong các tình huống tải đạt đỉnh. "Sự kiện Paris Motor show đình đám tại nước Pháp xa xôi với tỷ suất xem chạm mốc 1 tỷ người do BizFly Cloud phụ trách cho thấy các nhà cung cấp trong nước cũng sở hữu năng lực công nghệ không thua kém nước ngoài", ông Hùng khẳng định
Lợi thế cuối cùng đến từ việc hỗ trợ khách hàng 24/7. Do không có rào cản về ngôn ngữ, các tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, am hiểu thị trường. Chưa kể đến, với kinh nghiệm triển khai nhiều năm tại thị trường nội địa, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được những hỗ trợ cần thiết về công nghệ.
Cầnchínhsáchđồngbộđểhỗtrợ doanh nghiệpViệt
TheoôngHùng,đểhiệnthựchoáquanđiểmcủangười đứngđầuBộ TT&Ttừngchiasẻtrongbuổilễphátđộng Chiếndịchthúcđẩychuyểnđổisốbằngcôngnghệđiện toánđámmâyViệtNamrằng"cáchtốtnhấtđểpháttriển các hạ tầng trong nước là các doanh nghiệp và người dân Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và "Việt Nam phải làm chủ các hạ tầng và nền tảng chuyển, các sản phẩm "Make in Vietnam", cơ quan quản lý cần có một chính sách đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên con đường tiến tới một "Việt Nam số".
Cácchínhsáchhỗtrợđểdoanhnghiệpcôngnghệcó thểpháttriểntốt,pháthuyđượctiềmlựclàcầnthiết,vídụ nhưchínhsáchgiảmthuếthunhậpcánhânchoITlàmột độngtháithiếtthực.Bêncạnhđó,việcưutiênlựachọn giảiphápcôngnghệtrongnướccũnglàmộtphươngán hiệuquảmàcơquanquảnlýcóthểcânnhắc.
Ví dụ các cơ quan ban ngành có thể đưa ra quy định cụ thể về một số mảng công việc, dự án nào cần ưu tiên hoặc mạnh hơn là bắt buộc phải sử dụng các nhà cung cấp trong nước; Các chính sách để điều hướng các doanh nghiệp thay đổi định kiến và nhận thức đúng và công bằng hơn về các sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam", năng lực công nghệ của người Việt.
(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 4 tháng 4/2021)