Hệ sinh thái an toàn, an ninh mạng Việt Nam - Tấm khiên bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian số
An toàn thông tin - Ngày đăng : 15:45, 03/05/2021
Các số liệu này cho thấy sự cải thiện đáng kể trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong nước; thể hiện sự hiệu quả của các hoạt động nâng cấp hệ thống, hướng dẫn đào tạo, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng cứu sự cố trong lĩnh vực an toàn thông tin trên cả nước. Tuy vậy, những rủi ro vẫn hiện hữu do các công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiện có đang chủ yếu được kiểm soát bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Chưa kể đến việc nhiều sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã được xác định là vẫn tồn tại các cửa hậu (back door) để khai thác thông tin và hệ thống của người sử dụng.
Để tăng cường năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia theo hướng chủ động, linh hoạt thông qua việc sử dụng giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng nội địa; tạo ra thị trường nhằm thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nội địa; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực an toàn thông tin đối với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc phát triển công nghiệp an toàn, an ninh mạng là yêu cầu cấp thiết.
Điểm khởi đầu
LuậtAntoànthôngtinmạngvớicácquyđịnhvềquản lý,thúcđẩydoanhnghiệp,hoạtđộngkinhdoanhtronglĩnh vựcantoàn,anninhmạngcóhiệulựctừtháng7/2015đã bướcđầuđịnhhìnhnênthịtrường,doanhnghiệpantoàn, anninhmạngViệtNamvớisựthamgiacủa88doanh nghiệp.Hoạtđộngcủadoanhnghiệpđãchuyểndịchtừ hướngtựphát,nhỏlẻsangchuyênnghiệp,pháttriểnđa dạngsảnphẩm,dịchvụ,chấtlượngvềđộingũnhânsựvà hệthốngtrangthiếtbịkỹthuật.
Năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT-g ngày 07/6/2019 về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng, chỉ đạo, định hướng đối với việc thúc đẩy phát triển thị trường an toàn, an ninh mạng nội địa thông qua các cơ chế khuyến khích sản phẩm, dịch vụ nội địa, tăng tỷ lệ đầu tư cho an toàn, an ninh mạng. Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019 là yếu tố trực tiếp tác động và tạo sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Cùng với đó, trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập và ra mắt Liên minh phát triển Hệ sinh thái an toàn, an ninh mạng Việt Nam với 21 thành viên là các doanh nghiệp hàng đầu về an toàn, an ninh mạng. Liên minh có sứ mệnh phát triển sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa đa dạng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
Nhữngviêngạchđầutiêncủanềncôngnghiệpan toàn,anninhmạngViệtNam
ViệcthànhlậpLiênminhcủacácdoanhnghiệpsản xuấtsảnphẩm,dịchvụantoàn,anninhmạngcóthểcoi lànhữngviêngạchđầutiênvàlànềnmóngvữngchắccủa nềncôngnghiệpantoàn,anninhmạngquốcgia.Khicác doanhnghiệphàngđầutronglĩnhvựccóthểcùngngồi vớinhautrênmộtchiếcbàntròn,nguồnlựcnghiêncứu, sảnxuấtcủaquốcgiasẽcónhiềucơhộiđượcphânbổhợp lývàtốiưuhơnbaogiờhết.Sựđồngtâm,hiệplựccủa doanhnghiệplàyếutốđảmbảocốtlõiđểduytrìnguyên khíquốcgiatronglĩnhvựcantoàn,anninhmạng.
Trên cơ sở tham khảo mô hình bảo đảm an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế, đánh giá hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng của thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và các doanh nghiệp đã xác định Hệ sinh thái gồm 22 chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng phổ biến, thiết yếu cho hoạt động bảo đảm an toàn thông tin cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả người dân.
Năm 2019, Hệ sinh thái được đánh giá còn 10/22 chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp nội địa chưa phát triển, làm chủ. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chủ trương giao các doanh nghiệp có năng lực thuộc Liên minh tập trung nguồn lực nghiên cứu, phát triển các chủng loại sản phẩm này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong Liên minh cũng đã tích cực tham gia trong các hoạt động hợp tác, chia sẻ công nghệ nhằm tăng cường tính liên thông, kết nối của các sản phẩm trong Hệ sinh thái; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các bộ tiêu chí kỹ thuật làm cơ sở để đánh giá, hoàn thiện sản phẩm hướng đến các chuẩn mực quốc tế; phối hợp tổ chức các chiến dịch bóc gỡ mã độc trên phạm vi quốc gia bằng giải pháp nội địa.
Từ yêu cầu của thị trường, định hướng của cơ quan quản lý nhà nước và nỗ lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp, các sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa đã dần hoàn thiện cả về lượng và chất. Số lượng sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa đã gia tăng đáng kể theo các năm (đến hết năm 2020 đã đạt được trên 91% chủng loại trọng tâm), chất lượng sản phẩm nội địa cũng từng bước được cải thiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới (AI, Cloud…).
Các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và dần thay thế sản phẩm, dịch vụ nhập khẩu, giải quyết nhiều vấn đề thách thức về an toàn thông tin đối với các tập đoàn lớn như: Vie¦el, VNPT, FPT… Điểm đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ trong nước được sản xuất hướng vào nhu cầu thực tế của thị trường nội địa. Được phát triển nghiên cứu, sản xuất từ nhu cầu thực tiễn đó, các sản phẩm, dịch vụ nội địa đã phát huy thế mạnh là am hiểu thị trường, phù hợp với thói quen sử dụng của người dùng và nhu cầu của doanh nghiệp.
Mặc dù phần lớn nguồn doanh thu của sản phẩm, dịch vụ hiện tại vẫn đang đến từ nhu cầu tiêu thụ nội bộ của các đơn vị sản xuất, tuy nhiên điều này cũng thể hiện hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam là giải quyết nhu cầu cấp thiết của mình, từng bước mở rộng thị phần trong nước. Điều này cũng thể hiện tiềm năng thị trường an toàn, an ninh mạng trong nước còn rất lớn. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp nội địa đã khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường và là đối tác tin cậy của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Quan điểm chủ đạo
Quan điểm định hướng phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam dựa trên yêu cầu tiên quyết về làm chủ công nghệ. Một quốc gia chỉ có thể được bảo đảm an toàn trên không gian số khi làm chủ được công nghệ phần cứng và phần mềm trong hệ thống thông tin hoặc làm chủ toàn bộ chuỗi cung ứng, sản xuất của sản phẩm. Cường quốc an toàn, an ninh mạng thì cũng như cường quốc quân sự, công nghiệp an toàn, an ninh mạng cũng như công nghiệp quốc phòng. Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng. Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động tạo ra các sản phẩm, dịch vụ về an toàn, an ninh mạng đáp ứng các yêu cầu về tính năng, kỹ thuật và từng bước nắm được thị phần trong nước. Điều này không những góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia mà còn giúp sản phẩm nội thâm nhập, làm chủ thị trường, thúc đẩy chương trình "Make in Vietnam".
Chương trình chuyển đổi số quốc gia nêu rõ: "Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế".
Chuyển đổi số là công cuộc toàn dân và toàn diện, ứng dụng số sẽ là phổ cập. Vì vậy, đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng phải được phổ cập. Muốn phổ cập thì giá thành phải rẻ, phải dễ dùng. Các sản phẩm an toàn, an ninh mạng cần phải được phổ cập tới mọi cá nhân, tổ chức. Đó có thể là các sản phẩm được phát triển dưới dạng các nền tảng (platform); như dịch vụ, hay cung cấp dịch vụ cơ bản miễn phí để phổ cập và thu phí dịch vụ nâng cao,...
Trong định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định: "Hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phải do chính doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và làm chủ để phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Lực lượng an toàn, an ninh mạng có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng".
Những thành tựu đạt được Trong năm 2020, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng của Việt Nam có những phát triển rõ nét. Đa số các loại sản phẩm cần thiết phục vụ bảo đảm an toàn thông tin đều có sản phẩm nội địa. Trong hơn hai năm qua, số lượng các sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa liên tục tăng, từ 22 sản phẩm tại thời điểm cuối năm 2018 lên 81 sản phẩm vào cuối năm 2020, hiện đáp ứng được khoảng 91% các chủng loại sản phẩm an toàn thông tin quan trọng. Chất lượng sản phẩm an toàn thông tin do các doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển không hề thua kém doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, giá của sản phẩm trong nước cũng rất cạnh tranh. Trong khi đó, nếu sử dụng phần cứng, phần mềm của nước ngoài khó tránh trường hợp các sản phẩm này có "cửa hậu" dẫn đến người dùng trong nước rơi vào thế bị động khi không làm chủ được công nghệ.
Một số sản phẩm thuộc Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng với ưu thế tiếp cận giải quyết các xu hướng mất an toàn thông tin đặc thù của Việt Nam thông qua việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích các dữ liệu lớn về nguy cơ, mối đe dọa, các hành vi tấn công mạng tại Việt Nam, có sự liên thông, kết nối, chia sẻ thông tin hiệu quả với các nhóm sản phẩm nội địa khác và đặc biệt là lợi thế về giá thành và đội ngũ nhân sự kỹ thuật hỗ trợ triển khai, vận hành, xử lý sự cố tại chỗ đã khẳng định vị trí trên thị trường an toàn, an ninh mạng nội địa.
Tỷ lệ doanh thu của sản phẩm nội địa đã tăng đáng kể, năm 2020 chiếm tỷ lệ 45% so với doanh thu của sản phẩm nước ngoài. Tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2019 đạt 1.490 tỷ đồng, đến hết năm 2020 doanh thu tăng 31% và đạt khoảng 1.948 tỷ đồng.
Tổng doanh thu của sản phẩm an toàn, an ninh mạng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã có những bước tiến dài trong những năm vừa qua thể hiện qua những số liệu cụ thể. Từ năm 2016 đến nay, thị trường sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam đã chứng kiến những bước tăng trưởng vượt bậc của sản phẩm trong nước so với sản phẩm nước ngoài (từ tỉ lệ 22% năm 2016 tới tỉ lệ 45% năm 2020). Song song với việc tăng trưởng của thị trường an toàn, an ninh mạng Việt Nam, sự tăng trưởng doanh thu đối với sản phẩm trong nước phản ánh tiềm năng còn rất lớn của lĩnh vực này (mức tăng trưởng thị trường qua các năm luôn đạt trên 25%).
Bên cạnh đó, thị trường cung cấp dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng là một mảnh ghép lớn của bức tranh tổng thể thị trường an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Năm 2020, chỉ tính riêng hoạt động cung cấp dịch vụ đã đạt 705 tỷ đồng (chiếm 36,2 % tổng doanh thu thị trường). Việc phát triển kinh doanh theo hình thức cung cấp dịch vụ được nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư, đây cũng là hình thức kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả và dần trở thành một xu thế kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng. Thuê dịch vụ từ các doanh nghiệp có uy tín mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ việc giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tiết kiệm chi phí cho nhân sự và vận hành bộ máy. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện bởi những chuyên gia bảo mật nhiều kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả bảo vệ và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực của hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị.
Động lực thúc đẩy tương lai thị trường cho sản phẩm nội địa
Ở góc nhìn khách quan, sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa vẫn còn chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường trong nước, nhiều chủng loại sản phẩm chưa có tính bứt phá và tính phổ cập sử dụng chưa cao, chưa thể thay thế hoàn toàn sản phẩm nhập khẩu. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực và cũng là mục tiêu mà các cơ quan quản lý nhà nước cần có định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp nội địa trong hoạt động nghiên cứu, phát triển, thương mại hóa sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm an toàn thông tin mạng hiện vẫn chưa tạo được hình ảnh, thương hiệu là sản phẩm quốc gia. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn tiếp tục triển khai những chính sách đồng bộ để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển thị trường, định hướng nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm ưu việt và phù hợp sử dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.
Năm2020,BộThôngtinvàTruyềnthôngđãcónhững chínhsáchhỗtrợmởrộngthịtrườngchodoanhnghiệp, baogồm:
(1)Tổchứctriểnkhaibảođảmantoànthông tintheomôhìnhbốnlớptrênphạmvitoànquốcvớisự thamgiatrựctiếpcủacácdoanhnghiệp,sảnphẩmnộiđịa;
(2) Thúc đẩy cơ chế tăng nguồn chi đầu tư cho an toàn, an ninh mạng trong cơ quan nhà nước lên 10% tổng chi cho ứng dụng công nghệ thông tin. Đến nay, 100% các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình bốn lớp bảo vệ, phát triển nhanh thị trường giám sát an toàn, an ninh mạng và thị trường kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh mạng.
Công tác truyền thông, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam cũng được tổ chức đa dạng, hiệu quả qua các chiến dịch truyền thông, các hội nghị, hội thảo.
Trong năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bảo trợ để Hiệp hội An toàn thông tin tổ chức hoạt động trao giải thưởng "Chìa khóa vàng" cho 45 sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng của doanh nghiệp nội địa, tổ chức thành công Hội thảo, triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin với chủ đề "An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam - Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia"; tổ chức các hoạt động ra mắt các nền tảng an toàn, an ninh mạng nội địa.
Mục tiêu đặt ra cho năm 2021 đối với Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam là 100% các dòng sản phẩm, dịch vụ trọng điểm đều có sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, cung cấp ra thị trường. Doanh nghiệp trong nước làm ra được sản phẩm thì phải dùng được và phải kinh doanh được. Do đó, việc hỗ trợ mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong hoạt động thúc đẩy phát triển Hệ sinh thái. Những giải pháp đồng bộ đã được triển khai từ những tháng đầu năm 2021 để sớm đạt được mục tiêu làm chủ thị trường sản phẩm an toàn, an ninh mạng trong nước, từng bước đạt được mục tiêu đưa doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam vươn ra biển lớn.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 4 - tháng 4/2021)