Tương lai ngành báo chí- Truyền thông thế giới nhìn từ "Cuộc chiến" Facebook - Australia
Báo chí - Ngày đăng : 11:05, 07/04/2021
Lo ngại sức mạnh độc quyền của các "ông lớn công nghệ"
Trong hơn một thập niên qua, báo chí truyền thống đã phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng chưa từng có bởi sự lên ngôi của các mạng xã hội - những nền tảng tương tác quan trọng cho người dùng Internet toàn cầu, đồng thời cung cấp lượng thông tin khổng lồ cho người dùng.
Những năm gần đây, Facebook và Google đã vấp phải tranh cãi với các nhà xuất bản tin tức về cách hiển thị nội dung của mình. Các công ty truyền thông cho rằng bằng cách hiển thị quảng cáo bên cạnh các đường link dẫn đến bài viết (đôi lúc kèm cả những tóm tắt ngắn gọn và hình ảnh), Google và Facebook đã kiếm tiền từ những nội dung mà chính họ không hề làm ra, cho nên họ cần phải chia sẻ lợi nhuận với các hãng sản xuất ra những tin tức đó.
Luật truyền thông mới yêu cầu Facebook và Google phải trả phí cho tin tức báo chí đã chính thức được Thượng viên Australia thông qua chiều ngày 24/2/2021 Tuy nhiên, từ góc độ các ông lớn công nghệ như Facebook và Google, họ khẳng định rằng chính các nền tảng này đã giúp thu hút lượng lớn độc giả đến trang web tin tức của các hãng thông tấn thông qua chức năng chia sẻ mà không mất phí.
Cả hai bên đều có những lý lẽ riêng để bảo vệ quan điểm của mình nhưng rõ ràng các hãng truyền thông trên toàn thế giới đang phải chịu một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, đến từ các nền tảng mạng xã hội và kênh trực tuyến miễn phí.
Sự phát triển mạnh mẽ, nếu không nói là thống trị của các "ông lớn" công nghệ càng tương phản với bức tranh "màu xám" của ngành báo chí thế giới.
Với ưu thế vượt trội về mặt công nghệ, sự xuất hiện của các "ông lớn" công nghệ trong việc cung cấp và chia sẻ tin tức đã làm cho ngành công nghiệp tin tức truyền thống thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế truyền thông. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu quảng cáo bị thâu tóm quá nhiều bởi hai công ty: Facebook và Google. Rất nhiều tòa soạn đã phải đóng cửa, cắt giảm việc làm hoặc thu hẹp quy mô. Thực trạng này là một sự bất công mang tính toàn cầu và cũng là một thách thức lớn cho ngành báo chí – truyền thông thế giới. Do đó, việc yêu cầu những nền tảng xuyên biên giới như Google và Facebook phải chia sẻ nguồn thu với các cơ quan báo chí có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nhiều tòa soạn trên thế giới đang gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, chia sẻ lợi nhuận chỉ là một khía cạnh. Những khía cạnh khácnhư an ninh quốc gia(chống khủng bố, an ninh mạng...), ổn định chính trị xã hội (chống kích động thù hằn, tuyên truyền bạo lực, dân túy...) hay những vấn đề về văn hóa, tin giả... cũng vô cùng quan trọng. Các công ty công nghệ (big tech) đang lớn mạnh đến một mức độ gây ra sự e ngại rằng chính những "big tech" này sẽ chi phối xã hội, mặc cả với các chính phủ. Và trên thực tế, chuyện đó đã xảy ra, khi mà Facebook mới đây quyết định chặn tất cả tin tức của Australia, kể cả các trang mạng xã hội phi chính phủ cũng như các trang của nhiều cơ quan thiết yếu của Chính phủ Australia (như cứu hỏa, y tế…) để gây áp lực tới Quốc hội nước này bỏ phiếu chống đạo luật bắt buộc các nền tảng số phải trả tiền sử dụng và chia sẻ nội dung tin tức.
"Động thái của Facebook đã cho thấy sức mạnh quá lớn mà một công ty tư nhân có được trong không gian công cộng", Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters, chia sẻ với CNN Business. "Nhiều chính phủ và chính trị gia trên thế giới đang lo ngại về điều đó và muốn giám sát chặt chẽ hơn đồng thời có quy định về cách những công ty này sử dụng quyền lực đó".
"Cá nhân tôi thấy việc Facebook đơn phương ra quyết định này mà không có giai đoạn chuyển tiếp thực sự có vấn đề. Nhưng suy cho cùng, Facebook là một công ty hoạt động vì lợi nhuận và họ đang làm điều mà họ cho là vì lợi ích của mình", ông Nielsen nói thêm.
Tuy nhiên đối với Walker - CEO của nhà xuất bản báo địa phương lớn nhất tại Anh Newsquest, hành động của Facebook là "một ví dụ kinh điển về sự độc quyền, như những kẻ bắt nạt ở trường học, đang cố gắng bảo vệ vị trí thống trị của mình".
Thế giới công nghệ số có thể không biên giới, nhưng trong thế giới ấy không thể không có những giới hạn cần thiết đặt ra cho các mạng xã hội và nền tảng truyền thông. Quyền lực của các mạng xã hội lớn đang ngày càng tăng lên. Đó là một vấn đề mà thế giới hiện đại phải thừa nhận. Điều này đặt ra vấn đề đối với chính phủ các quốc gia là làm thế nào để điều chỉnh và đặt thứ siêu quyền lực này vào vòng kiểm soát. Và câu chuyện ở Australia mới đây không chỉ đơn giản nằm ở bản quyền tin tức.
Rõ ràng, cú đòn mà Facebook nhằm vào quyền lực của các nhà hành pháp và lập pháp Australia đã gây sốc và bất bình không chỉ ở "xứ sở kangaroo" mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cuộc đối đầu này tuy đơn lẻ, nhưng là biểu hiện mới của xu thế chung trong thời gian tới.
Xu thế này sẽ không chỉ buộc các mạng xã hội và nền tảng truyền thông quốc tế khi nhập gia phải "tùy tục", mà sẽ tăng cường tìm kiếm các quy định có hiệu lực chung cho nhiều quốc gia hoặc cho cả thế giới đối với kinh doanh và quảng cáo trực tuyến, đối với trách nhiệm khi đưa thông tin và dữ liệu, cũng như sử dụng chúng trên các nền tảng công nghệ số.
Không những vậy, việc các "ông lớn" công nghệ ngày càng gây ảnh hưởng nhiều hơn tới hoạt động cung cấp thông tin cho người dùng như việc Facebook liên tục thực hiện các thay đổi đối với các nền tảng xã hội mà không có sự thông báo trước cho các hãng tin tức cũng dấy lên những mối lo ngại về sức mạnh độc quyền của nền tảng này. Theo bà Isabelle Oderberg, cựu biên tập viên của Tập đoàn truyền thông News Corp (Australia), Facebook tự ý thực hiện các thay đổi đối với thuật toán đưa tin trên bảng tin News Feed của mình, như làm cho một số bài đăng hiển thị ít hơn hoặc nhiều hơn đối với người đọc, hoặc điều chỉnh nguồn cung cấp tin tức. Các thay đổi được thực hiện mà không có thông báo trước, không có thông tin chi tiết và không có lý do… Điều này gây ra nhiều khó khăn và bất cập cho các hãng tin tức, gây ảnh hưởng trực tiếp tới lưu lượng truy cập.
Facebook đang chiếm quyền kiểm soát lớn đối với các hãng tin tức thông qua thuật toán, đồng thời hưởng lợi bằng việc hiển thị các tin tức mới cho người sử dụng mà không chi trả cho bên tạo ra các thông tin. Rõ ràng, với những gì đang diễn ra, Facebook đã cho thấy hãng này đang lạm dụng sự độc quyền công nghệ, độc quyền thị trường để ra những quyết định độc đoán, đi ngược lại chính những nguyên tắc tự do biểu đạt mà họ theo đuổi.
Thực trạng này đã khiến nhiều nước trên thế giới triển khai các biện pháp nhằm siết chặt quản lý các tập đoàn công nghệ và nền tảng mạng xã hội, không chỉ trong vấn đề chống độc quyền và tạo sân chơi công bằng giữa các hãng tin tức và các "ông lớn" công nghệ, mà còn để chống các nội dung xấu độc, ngăn chặn lan truyền thông tin sai lệch, kích động thù hận trên mạng xã hội.
Đây được coi là một bước tiến mới làm lành mạnh hóa mối quan hệ giữa các mạng xã hội và các nhà sản xuất tin tức. Và thực tế này sẽ được áp dụng phổ biến trong tương lai rất gần, dù còn nhiều chông gai, bởi rằng không có lý nào các mạng xã hội được hưởng lợi "vô hình" từ việc chia sẻ tin tức của báo chí truyền thống mà lại không chi trả chi phí cho những nội dung đó.
Từ câu chuyện Australia – Facebook…
Từ quan điểm tin tức là không miễn phí, Chính phủ Australia đã lập luận rằng những gã khổng lồ công nghệ nên trả cho các tòa soạn một số tiền "công bằng" cho hoạt động báo chí của họ nhằm cân đối lại lợi ích giữa một bên là nền tảng kỹ thuật số, một bên là thực thể cung cấp tin tức.
Năm 2018, Ủy ban Cạnh tranh & Người tiêu dùng Australia (ACCC) đã tiến hành một cuộc điều tra về tác động của Google, Facebook đối với sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo. Kết quả đã cho thấy sự mất cân bằng quyền lực giữa các công ty công nghệ và giới truyền thông, đe dọa khả năng tồn tại của các doanh nghiệp tin tức.
Báo cáo của ACCC cũng chỉ ra rằng, những gã khổng lồ công nghệ lớn đã thu thập phần lớn doanh thu và lợi nhuận trong lĩnh vực truyền thông. Ước tính cứ mỗi 100 đô la Úc (AUD) (tương đương khoảng 56 bảng Anh hay 77 USD) được chi cho quảng cáo trực tuyến thì 53 AUD sẽ rơi vào túi của Google, 28 AUD dành cho Facebook và chỉ có 19 AUD dành cho tất cả các đơn vị còn lại.
Nhằm bảo vệ ngành truyền thông trong nước và nỗ lực kiểm soát các công ty công nghệ toàn cầu, Australia đã trở thành quốc gia tiên phong trong việc đưa ra dự luật yêu cầu các công ty công nghệ lớn phải trả phí sử dụng nội dung tin tức cho các hãng truyền thông địa phương.
Dự luật này là Luật Đàm phán truyền thông, được chính phủ Australia công bố vào tháng 3/2020, nhấn mạnh các công ty công nghệ phải ký thỏa thuận thương mại về việc trả tiền cho nội dung tin tức với các tổ chức báo chí nội địa trong một thời hạn nhất định. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì Canberra sẽ ban hành Bộ Quy tắc thương lượng truyền thông bắt buộc. Trong trường hợp không tuân thủ Bộ Quy tắc, các công ty công nghệ sẽ phải chịu án phạt lên tới 10 triệu AUD hoặc tương đương 10% doanh thu hàng năm ở Australia.
Dự luật của chính phủ Australia lập tức thu hút sự chú ý của thế giới và nhận được sự hưởng ứng từ rất nhiều các chính phủ khác. Tuy nhiên, bất chấp sự đồng thuận từ khắp các quốc gia hàng đầu thế giới, hai "gã khổng lồ" công nghệ Google và Facebook đã nhiều lần công khai lên tiếng phản đối.
Cả hai công ty này đều lập luận rằng, dự luật về cơ bản hiểu sai mối quan hệ giữa các nền tảng mạng xã hội và các nhà xuất bản truyền thông, cũng như không phù hợp với cơ chế vận hành và kinh doanh của các công ty công nghệ. Và Facebook cho rằng Bộ Quy tắc thương lượng truyền thông bắt buộc mà Canberra theo đuổi đang thiên về hướng có lợi nhiều hơn cho các hãng truyền thông.
Để phản đối Dự luật này, ngày 18/2, Facebook đã phản công lại bằng cách không cho đăng tải, truy cập thông tin và dữ liệu của Australia với lập luận họ không ăn cắp nội dung tin tức, chính các nhà xuất bản chọn chia sẻ câu chuyện của họ trên Facebook. Trong khi đó, các nhà quản lý Australia cho rằng Bộ luật là cần thiết để "san bằng sân chơi, tạo ra một môi trường truyền thông bền vững".
Sau 4 ngày đối đầu căng thẳng, chính phủ Australia và Facebook đã đạt được thỏa thuận với việc Facebook chấm dứt chiến dịch cấm vận và Australia thông qua Bộ luật. Facebook đồng ý trả tiền cho các nhà xuất bản và báo chí ở Australia, còn chính phủ Australia đồng ý sửa đổi một số nội dung trong Dự thảo luật theo hướng cụ thể hóa nhiều hơn và làm cho minh bạch hơn việc chế tài, trong đó có thay đổi cơ chế trọng tài bắt buộc được áp dụng khi các gã khổng lồ công nghệ không thể đạt được thỏa thuận với các nhà xuất bản về khoản phí thanh toán hợp lý cho việc hiển thị nội dung tin tức.
BộtrưởngNgânkhốJosh Frydenbergvà BộtrưởngTruyềnthôngPaulFletcherchobiếtBộluậtđàmphánbắtbuộcgiữaTruyềnthôngtintứcvàNềntảngkỹthuậtsố,sẽđảmbảochocácdoanhnghiệptintứcởAustralia"đượctrảthùlaocôngbằngchonhữngnộidunghọtạora,giúpduytrìhoạtđộngbáochíđượccôngchúngquantâm".
Haibênđãđạtđượcthỏathuận,nhưngcácđộngtháicủaFacebookởAustraliavừaquachothấyhọsẵnsàngchocácchínhphủnhậnhậuquảnếucốgắngkiểmsoáthọ.Theogiớiphântích,FacebookgầnnhưđãsửdụngAustralianhưmộtphépthửsứcmạnhcủacácnềndânchủtoàncầuvềviệcliệuhọcómuốnápđặtcáchạnchếđốivớicáchhọkinhdoanh hay không.Tuynhiên,vớinhữnggìđãdiễnra,đâyđượccoilàbướcđisailầmtrongchiếnlượccủamạngxãhộilớnnhấtthếgiớinày.
Trongcuộcđấutươngtự,khôngphảihãngnàocũngsẽhànhxửnhưFacebookđãlàm.GooglecũngnhiềulầncôngkhaiphảnđốikếhoạchcủaChínhphủAustralia.Tuynhiên,sauđóGoogleđãquyếtđịnhthayđổichiếnthuậtvớicáchtiếpcậncóphần"mềmmỏng"hơnvàcuốicùnglàđạtđượcthỏathuậnvớiCanberra,đólàxâydựngmộtứngdụngkênhthôngtinriêngcủacôngty-NewsShowcase.ĐâylàmôhìnhtrảtiềnmuatinmàGoogleđãtriểnkhaiởAnh,Đức,Brazil,Argentina,Canada,NhậtBảnvàmớinhấtlàởPháp.
Cómộtthựctếrõrànglàcuộcđốiđầugiữacácđạigiacôngnghệtoàncầuvànhữngchínhphủsẽvẫncòntiếptụctrongthờigiantới,vớisựthamgiakhôngchỉcủaAustralia,màcòncảchínhphủnhiềuquốcgiakhácnữa.Bấtkểbênnàogiànhthắnglợi,chắcchắntrongtươnglaingànhcôngnghiệpbáochítoàncầusẽchứngkiếnnhữngthayđổiđángkể.
Tương lai nào cho ngành báo chí - truyền thông thế giới?
LuậtmớicủaAustralianhiềukhảnăngsẽtạoramộttiềnlệvàhiệuứnglantruyềnchosựrađờicủacácbộluậttươngtựtrênkhắpthếgiới,khicácchínhphủtínhđếnviệcổnđịnhmôitrườngtruyềnthôngđangthayđổinhanhchóng.
TrongthờigiankhaichiếnvớiFacebook,AustraliađãtiếnhànhhộiđàmtrựctuyếnvớiẤnĐộ,Canada,VươngquốcAnhvàPhápvềvấnđềthanhtoánchotintứctrêncácnềntảngkỹthuậtsốđểtìmrahướngđichung.ĐáplạilờikêugọicủaThủtướngScottMorrison,cácquốcgia này đều có những động thái nhất định cho thấy sự ủng hộ dành cho việc yêu cầu trả phí tin tức cho giới truyền thông nói chung, và Australia nói riêng.
"Chúngtôimuốncáctờbáocócơhộiphổbiếnnộidungcủahọtrênmạng.Nhưngchúngtôicũngmuốncácgãkhổnglồcôngnghệtoàncầutrảtiềnchoviệcsửdụngbáochí,dựatrênnhữngđiềukiệncạnhtranhcôngbằngvàhợplýhơn",ôngThomasMattsson,GiámđốcđiềuhànhHiệphộicácnhàxuấtbảntruyềnthôngThụyĐiểnkhẳngđịnh.
ChuyêngiapháplýcủaBộTưphápThụyĐiểnPatrikSundsbergcũngđãchiasẻvớiĐàiSVTrằngmụctiêuđạoluậtcủanướcnàylàđiềuchỉnhmốiquanhệgiữacáccôngtytruyềnthôngvàcôngtycôngnghệ,đồngthờicủngcốvịthếcủacácnhàxuấtbảnbằngcáchtraochohọnắmquyềncaonhấtđốivớicácnộidungcủamình.
ĐâycũnglàquanđiểmcủaBộtrưởngVănhóaĐanMạch,bởiviệckhôngtuânthủvàđánhmấtnộidungtintứcchấtlượngsẽkhiếnFacebookbiếnthànhmộttậphợp"nhữngkẻtheothuyếtâmmưuvàmôngmuội"."ChúngtôiđãchọnđixahơnnhữnggìEUyêucầu,bằngcáchchocáccôngtytruyềnthôngĐanMạchcơhộiđàmpháncùngvớinhữnggãkhổnglồcôngnghệ",bàMogensenchobiết.
RiêngtạiPháp,chính phủ nước nàykhôngchỉ thựchiệnluậtbảnquyềncủaEUvớicácđiềukhoảntươngtựnhưbộluậtmớicủaAustralia,màcònthôngqualuậtkiểmsoátchặtnộidungthôngtincủacácmạngxãhội.QuyđịnhyêucầucáccôngtynhưFacebookvàTwitterxóabỏnhữngnộidungphảncảm,kíchđộngcựcđoanvànộidungbấthợppháptrongthờigianquyđịnh,nếukhôngsẽphảichịumứcphạtlớn.
TiếpbướcsauAustralia,mộtquốcgiakháclàCanadacũngđangthểhiệnlậptrườngcứngrắnvềphíbảnquyềntintứcđốivớicác"ônglớn"côngnghệ.BộtrưởngDisảnCanadaStevenGuilbeaultkhẳngđịnh,quốcgiaBắcMỹnàyđangởtuyếnđầutrongtrậnchiếnyêucầucáchãngcôngnghệtrảtiềnchobáochí.Làngườiđangphụtráchsoạnthảodựluậtliênquanđếnvấnđềnày,ôngGuilbeaultchiasẻ,CanadacóthểápdụngmôhìnhtươngtựAustralia,yêucầuFacebookvàGoogletrảtiềnđểsửdụngliênkếttintứctrêndịchvụcủahọhoặcthỏathuậnmộtmứcgiáthôngquatàiphánchungcuộc.
CòntạiMỹ,cácthànhviêncủacảhaiđảngtrongQuốchộicũngđãcókếhoạchđưaramộtdựluậttrongthờigiantới,đểgiúpcáctổchứctintứctươngđốinhỏdễdàngđàmphánvớicácnềntảngcôngnghệlớn.
Có thể nói, các bộ luật, quy định mới ra đời đồng loạt dành cho các mạng xã hội báo hiệu động thái mạnh tay hơn của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook… ngày càng tạo ra nhiều sức ảnh hưởng song lại có quá ít trách nhiệm với cộng đồng, thì vai trò thắt chặt kiểm soát của các chính phủ là cần thiết.
Không chỉ là các chính phủ, hãng truyền thông ủng hộ việc ban hành các luật nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng mà chính "ông lớn" công nghệ Microsoft hồi đầu tháng 2 vừa qua cũng đã lên tiếng ủng hộ bộ luật mới, ủng hộ việc quản lý chặt các nền tảng trực tuyến và thúc giục châu Âu đưa ra các giải pháp để giải quyết các bất đồng về cách chia sẻ doanh thu của các hãng công nghệ với các hãng tin.
Các nhà xuất bản tin tức cũng đã nhân cơ hội này tuyên chiến với Facebook. Tại Đức, Liên đoàn các nhà xuất bản báo chí Đức (BDZV) đã kêu gọi các chính phủ cần có động thái hạn chế ảnh hưởng của mạng xã hội lớn nhất thế giới này.
"Đã đến lúc các chính phủ trên thế giới cần hạn chế sức mạnh thị trường của các nền tảng lớn này", Dietmar Wolff, Tổng Giám đốc của BDZV, nhấn mạnh. "Một nền tảng có thể tùy ý chặn các trang web theo ý muốn để gây áp lực chính trị đã cho thấy vấn đề về sự độc quyền trên Internet".
Trước đó, tháng 3/2019, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua luật cải cách bản quyền yêu cầu các nền tảng công nghệ truyền thông phải trả phí bản quyền cho việc dẫn lại tin tức của các cơ quan thông tấn báo chí.
Tháng 7/2020, Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên phê chuẩn luật cải cách bản quyền của Liên hiệp châu Âu (EU). Luật mới bảo đảm rằng các công ty truyền thông được thanh toán nhuận bút cho các nội dung gốc đã hiển thị trên Google, mạng xã hội Facebook và các "đại gia" công nghệ khác đang chế ngự thị trường quảng cáo trên mạng.
Hay mới đây, Hiệp hội báo chí Pháp (APIG) cũng đã đạt được thỏa thuận yêu cầu Tập đoàn công nghệ Google thanh toán cho những nội dung, tin tức được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm hay tổng hợp tin trực tuyến của hãng này. Thông qua thỏa thuận, Google đã phải chấp nhận trả phí bản quyền tin tức và nội dung cho hàng chục tờ báo ở Pháp.
Từ những thỏa thuận thành công bước đầu ấy, dù chưa thể khẳng định cuộc chiến bản quyền rồi sẽ diễn tiến như thế nào, nhưng có thể thấy rõ, trong tương lai ngành báo chí – truyền thông thế giới sẽ có những ngã rẽ mới, và dù đối đầu hay đối thoại, thì nhìn vào bối cảnh hiện nay, báo chí và các tập đoàn công nghệ vẫn sẽ hiện diện mối quan hệ "cộng sinh".
Đó có lẽ cũng là hàm ý mà phía Facebook dường như mong muốn phía Chính phủ Australia và báo chí nói riêng cũng như các chính phủ đang đứng về phe ủng hộ Australia và báo chí nói chung thấu hiểu sau những đối đầu, tranh cãi thời gian qua.
Cho tới thời điểm hiện tại, với việc không còn khăng khăng giữ quan điểm ban đầu rằng, "những lợi ích thu được từ việc chia sẻ nguồn thông tin trên mạng xã hội Facebook với các đơn vị báo chí địa phương là rất ít, chỉ chiếm khoảng 4% doanh thu của công ty", hay "Bộ Quy tắc thương lượng truyền thông bắt buộc mà chính phủ Australia theo đuổi đang thiên về hướng có lợi nhiều hơn cho các hãng truyền thông", đồng thời đạt thỏa thuận đồng ý trả tiền cho các nhà xuất bản và báo chí Australia, cho thấy Facebook đã bước đầu "hiểu chuyện" và không còn giữ thái độ căng thẳng, ngạo mạn và bất cần quá mức với giới báo chí.
Tuy nhiên, về phần mình, giới báo chí và các chính phủ cũng cần phải ghi nhận những tác động mà Facebook đã mang lại cho ngành báo chí nói chung. Facebook cho biết năm 2020, mạng công nghệ này tạo ra khoảng 5,1 tỷ kết nối miễn phí tại Australia, có giá trị ước tính lên tới 407 triệu AUD (321,53 triệu USD) cho các đơn vị báo chí địa phương, điều đó đồng nghĩa với việc, báo chí truyền thống cũng có lợi ích từ việc mạng xã hội, các hãng công nghệ như Facebook, Google sử dụng tin tức của họ.
Một thực tế, dù diễn giải theo cách nào, thì các ông lớn công nghệ như Facebook, Google không thể phủ nhận rằng họ đã kiếm tiền trên chất xám của báo giới và ngược lại ngành báo chí truyền thống cũng đang hưởng lợi một phần từ chính các nền tảng công nghệ này. Do đó, thay vì căng thẳng "cạch mặt nhau", không bên nào có lợi thì mối quan hệ "cộng sinh" có lẽ sẽ là một hướng đi an toàn cho cả hai bên. Tuy nhiên, "cộng sinh" như thế nào để tạo ra được một môi trường cạnh tranh công bằng và cùng nhau phát triển thì lại là một câu hỏi lớn cần chính phủ các quốc gia trên thế giới và các ông lớn công nghệ tiếp tục giải quyết trong lương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.bbc.com/news/world-australia-56109580
2. https://www.bbc.com/news/world-australia-56107028
3. https://about.fb.com/news/2021/02/changes-to-sharing-and-viewing-news-onfacebook-in-australia
4. https://edition.cnn.com/2021/02/19/tech/facebook-australia-global-backlash/index. html
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 3 tháng 3/2021)