Điểm sáng trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số

Diễn đàn - Ngày đăng : 14:39, 06/04/2021

Tháng 3/2021 là tròn 02 năm triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 (Nghị quyết 17).

Nghị quyết 17 là văn bản đặc biệt quan trọng, vừa là một bản chiến lược, vừa là một bản kế hoạch hành động xây dựng CPĐT, đồng thời cũng là định hướng Chuyển đổi số (CĐS) nhằm hướng tới xây dựng Chính phủ số (CPS)), kinh tế số, xã hội số. Với việc ban hành Nghị quyết, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm từng bước hiện thực hóa việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 17, cũng như rút ngắn thời gian hoàn thành việc phát triển CPĐT, mới đây, tại Phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia (UBQG) về CPĐT, các thành viên UBQG cùng hai hạt nhân là Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) và Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã báo cáo một cách nghiêm túc, thẳng thắn, những kết quả đạt được cũng như những nhiệm vụ chưa triển khai được để phục vụ CPĐT. Phiên họp cũng đồng thời đưa ra các phương hướng phát triển CPĐT, CPS giai đoạn mới trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu Cách mạng công nghệ lần thứ tư vào mọi lĩnh vực đời sống, xã hội theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.

Xây dựng hạ tầng, các nền tảng phát triển CPĐT được ưu tiên triển khai

Báo cáo của UBQG nêu rõ, việc triển khai CPĐT của Việt Nam (giai đoạn 2016-2020) đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề phát triển CPS trong giai đoạn mới. Đặc biệt, trong 02 năm gần đây (2019-2020), phát triển CPĐT đã đạt được những thành tích nổi bật, hoàn thiện và hình thành những "thành phần", "hạt nhân" cốt lõi như: Môi trường pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, nền tảng về tích hợp, chia sẻ dữ liệu. CPĐT đã góp phần quan trọng cho công cuộc cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ kiến tạo.

Đáng chú ý, trong giai đoạn này, các ứng dụng CNTT, ứng dụng số cơ bản luôn được ưu tiên triển khai, điều này giúp cho việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước (CQNN) đã trở thành nền nếp; công tác báo cáo, chỉ đạo, điều hành dần được đưa lên môi trường mạng; cung cấp hiệu quả dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cho người dân và DN đã trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong mỗi CQNN.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (Mạng TSLCD), hạ tầng truyền dẫn căn bản để kết nối giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các CQNN, được đảm bảo thông suốt, an toàn, bảo mật. Năm 2019: Mạng TSLCD đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 93,4% quận, huyện, thị xã. Năm 2020, Mạng TSLCD đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 98% quận, huyện, thị xã.

Tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các CQNN tăng đều hàng năm. Trong năm 2019 đã có 100% cơ quan bộ, ngành và địa phương đã kết nối với các hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản quốc gia. Tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ khai trương Hệ thống ngày 12/3/2019 đến ngày 08/3/2021, đã có hơn 4,5 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong năm 2020 gấp 2,5 lần so với năm 2019.

Điểm sáng trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số  - Ảnh 1.

Tỉ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các CQNN

Cùng với đó, Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (DLQG) được đầu tư, xây dựng, phát huy hiệu quả, giúp hỗ trợ kết nối, chia sẻ dữ liệu của 14 hệ thống thông tin, CSDL quy mô quốc gia với hơn 200 hệ thống thông tin, CSDL của các bộ, ngành, địa phương (trong 02 năm 2019 - 2020, đã thực hiện trên 8 triệu giao dịch chính thức).

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) đã được phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của bộ, tỉnh. Năm 2019, 04 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 21 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có LGSP, đạt tỷ lệ 27,17%. Năm 2020, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có LGSP và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ DLQG, đạt gần 9 triệu giao dịch).

Điểm nhấn tiếp theo của việc ưu tiên triển khai hạ tầng là  Cổng Dịch vụ  công (DVC) quốc  gia được khai trương vào ngày 09/12/2019 đã giúp người dân và DN qua một địa chỉ có thể truy cập đến DVC trực tuyến (DVCTT) của các CQNN. Cổng DVC quốc gia đã mang lại hiệu quả thiết thực: từ 8 DVCTT ban đầu được tích hợp lên Cổng, đến ngày 08/3/2021 đã có 2.800 DVCTT được tích hợp, cung cấp gần 6.700 thủ tục hành chính (TTHC) tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%); hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 930.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 46.000 giao dịch thanh toán điện tử trên Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 53.000 cuộc gọi, hơn 10.000 phản ánh, kiến nghị.

Điểm sáng trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số  - Ảnh 2.

Tăng trưởng kết nối, giao dịch qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ DLQG (NGSP)

Việc cung cấp DVCTT mức độ 4 đã có tăng trưởng mạnh trong năm 2020 nhờ cách làm mới, đó là phát triển trên nền tảng. Năm 2019, DVCTT mức độ 4 trung bình trên cả nước đạt 10,76% thì đến hết năm 2020 tỉ lệ này là 30,86%, vượt mức chỉ tiêu của Nghị quyết 17. DVCTT giúp người dân dễ dàng tiếp cận các DVC, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính.

CSDL là nguồn lực, tài nguyên quan trọng để phát triển CPĐT hướng tới CPS, Kinh tế số (KTS), Xã hội số (XHS). Thời gian qua, nhiều CSDL đã được hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả. Điển hình là CSDL về Bảo hiểm, quản lý thông tin của 24 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), bao gồm thông tin của trên 90 triệu người dân có thẻ BHYT; CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc với trên 12 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh; CSDL quốc gia về đăng ký DN chứa thông tin đăng ký DN theo thời gian thực của hơn 01 triệu DN; CSDL tài chính chứa thông tin quản lý thuế của khoảng 65 triệu cá nhân và DN; CSDL quốc gia về dân cư;…

Năm 2020 cũng được coi là năm bản lề tạo ra sự đột phá, phát triển hiệu quả các ứng dụng công nghệ số, góp phần giải quyết những vấn đề lớn, thực tế của xã hội, đặc biệt là trong đối phó với những tác động do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Điển hình như các nền tảng, ứng dụng phục vụ nhu cầu khám bệnh từ xa, đào tạo trực tuyến, truy vết, khoanh vùng dịch bệnh.

Song hành cùng phát triển CPĐT, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, giúp bảo vệ cho những thành quả của CPĐT. Đến hết năm 2020, 100% các bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 04 lớp.

Điểm sáng trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số  - Ảnh 3.

Nhiều nền tảng Make in Vietnam, DN công nghệ số ra đời

Trong đánh giá tổng kết của UBQG về CPĐT, hai trong sáu bài học kinh nghiệm trong phát triển CPĐT được đúc rút là: "Phát triển các nền tảng CPĐT dùng chung để phá vỡ các điểm nghẽn trong triển khai CPĐT, bảo đảm triển khai nhanh, tiết kiệm, kết nối liên thông, tạo hệ sinh thái cung cấp dịch vụ" và "DN công nghệ số Việt Nam làm chủ được các sản phẩm, công nghệ lõi trong triển khai CPĐT".

Theo báo cáo của Bộ TTTT, đến tháng 12/2020 đã có gần 40 nền tảng Make in Vietnam do cộng đồng DN Việt Nam xây dựng đã được giới thiệu, ra mắt. Và cũng trong năm 2020, một dấu ấn đáng ghi nhận khi có thêm khoảng 13.000 DN công nghệ số được ra đời.

Điểm sáng trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số  - Ảnh 4.

Nói về vấn đề phát triển các nền tảng Make in Vietnam và DN số, thời gian qua, Bộ TTTT luôn là đơn vị tích cực, đi đầu thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu này. Một văn bản được coi là giải pháp tổng thể, quan trọng đã được Bộ TTTT dự thảo và đang gửi xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức, DN và người dân là Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển DN công nghệ số Việt Nam đến năm 2030.

Dự thảo bao gồm 6 nhóm giải pháp chính về: 

(i) Hoàn thiện cơ chế chính sách kiến tạo môi trường phát triển; (ii) Đẩy mạnh năng lực nghiên cứu công nghệ số; (iii) Hỗ trợ hiệu quả, tạo lập thị trường; (iv) Phát triển ngành công nghiệp dữ liệu và hệ sinh thái công nghệ số; (v) Phát triển nguồn nhân lực và (vi) Hình thành các định hướng phát triển đột phá thông qua các nhiệm vụ, dự án. 

Nội dung Dự thảo Chiến lược thể hiện tính hệ thống, đột phá mang tính đặc thù Việt Nam cho phát triển DN công nghệ số Việt Nam. Khi dự thảo được ban hành, đây sẽ là văn bản giải pháp góp phần huy động được nguồn lực của toàn xã hội để khai thác được những điểm mạnh và tận dụng được những cơ hội để phát triển DN công nghệ số Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng chính sách phát triển DN công nghệ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhiều lần nhấn mạnh: "Bộ TTTT luôn huy động mọi nguồn lực trong ngành, khích lệ các DN thương mại, dịch vụ đã thành công chuyển sang làm công nghệ, công nghiệp; là nơi mà các DN ICT có thể nhờ cậy để giải quyết các vấn đề về chính sách; là nơi hợp lực của toàn ngành".

Đối với vấn đề phát triển các nền tảng Make in Vietnam, tại Diễn đàn quốc gia Phát triển DN công nghệ số lần 2 diễn ra tháng 12/2020, một lần nữa, tinh thần "Make in Vietnam" được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển, đi ra thế giới, tự cường, hùng cường thịnh vượng. Make in Vietnam là thể hiện khát vọng và tự hào Việt Nam, của toàn dân Việt Nam. Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thể giới và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại".

CPĐT ước tính tiết kiệm khoảng 9.900 tỷ đồng/năm các chi phí xã hội

Với vai trò là thường trực Tổ công tác giúp việc Chủ tịch UBQG về CPĐT, cơ quan bảo đảm thực thi Nghị quyết 17, VPCP báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Cổng DVC quốc gia, Trục liên thông văn bản quốc gia, e-Cabinet và Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Thời gian qua, Cổng DVC quốc gia đã trở thành đầu mối kết nối với các Cổng DVC của các bộ, ngành, địa phương, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Việc sử dụng một cổng tập trung để thực hiện các giao dịch trực tuyến với Chính phủ giúp cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ, giảm đáng kể chi phí xã hội trong thực hiện TTHC.

Việc gửi, nhận văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và xử lý văn bản trên môi trường mạng đã góp phần giảm đáng kể chi phí, thời gian gửi, nhận văn bản, thời gian xử lý công việc.

Cùng với đó, ngày 19/8/2020, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được khai trương, là hạ tầng số thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số phù hợp theo lộ trình CĐS quốc gia. Đến nay, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia đã kết nối với Hệ thống báo cáo của 14 bộ, cơ quan và 37 địa phương, đồng thời cung cấp dữ liệu của 105/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp dữ liệu trực tuyến cho 8 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng tháng. Qua việc khai thác sử dụng các hệ thống thống thông tin do Văn phòng Chính phủ chủ trì triển khai, ước tính giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng trên 9.900 tỷ đồng/ năm (theo cách tính của OECD). Trong đó, "chi phí tiết kiệm được khi thực hiện DVCTT trên Cổng DVC quốc gia là hơn 8.100 tỷ đồng/năm. Việc xây dựng, vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia và xử lý văn bản trên môi trường mạng cũng giúp tiết kiệm trên 1.200 tỷ đồng mỗi năm từ tiền giấy, mực, sao lưu, gửi bưu chính, chi phí thời gian...", báo cáo của VPCP nhấn mạnh.

Bộ, ngành, địa phương cần bám sát 5 góc độ thành phần của khung kiến trúc CPĐT

Trên tinh thần báo cáo Thủ tướng và cuộc họp, đồng thời đưa ra các ý kiến, đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiện quả việc thực hiện Nghị quyết 17 trong giai đoạn mới, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung bám sát 5 góc độ thành phần của khung kiến trúc CPĐT gồm: phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển cơ sở dữ liệu, phát triển nền tảng, phát triển ứng dụng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Theo Thứ trưởng, lợi ích của việc phát triển hạ tầng kỹ thuật giúp tạo ra những thành tựu mới, do đó các bộ, ngành, địa phương cần phát huy mô hình một hạ tầng kỹ thuật dùng chung, điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin, giúp tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu, tránh chồng chéo, lãng phí.

Đề cập đến vấn đề bảo đảm ATTT, nhất là an toàn, an ninh mạng, Thứ trưởng cho rằng, hiện đang tồn tại thực tế, các cơ quan nhà nước đang ưu tiên ứng dụng trước mà chưa quan tâm đến nội dung này, điều này tạo ra tiềm ẩn rủi ro lớn, có thể làm mất lòng tin, làm chậm tiến trình CĐS quốc gia.

"Do đó, để giải quyết các tồn tại trên, Bộ TTTT đã ban hành hướng dẫn triển khai bảo đảm ATTT theo mô hình 4 lớp, bao gồm: Tổ chức lực lượng ATTT tại chỗ; tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; thuê DN độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ ATTT; kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát quốc gia", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lưu ý. 

Chia sẻ về giải pháp nhằm nâng cao chỉ số mức độ sử dụng DVCTT hay định danh và xác thực điện tử, Thứ trưởng cho rằng, cần phải đưa 100% DVCTT lên mức độ 3, mức độ 4 trước, sau đó thúc đẩy người dân và DN sử dụng. Sau khi thực hiện nếu thấy những dịch vụ nào không có nhu cầu sử dụng sẽ điều chỉnh để phù hợp.

Đối với chỉ tiêu của Nghị quyết 17 về định danh và xác thực điện tử, Bộ TTTT cam kết sẽ sớm trình lại Chính phủ xem xét, thông qua Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử sau khi tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, đồng thời sẽ có kế hoạch thúc đẩy phổ cập danh tính số trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Dũng cũng cho rằng giờ đây, để thay đổi thứ hạng quốc gia cần duy trì cơ chế hoạt động hiệu quả của UBQG về CPĐT trong 5 năm, 10 năm và lâu hơn nữa.

Phiên họp của UBQG về CPĐT còn có sự tham dự của các tập đoàn, DN viễn thông, CNTT lớn như: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)… Đồng hành cùng Chính phủ, các tập đoàn, doanh nghiệp đã thể hiện quyết tâm, sự đóng góp sức tích cực của mình với Chính phủ để thực hiện mục tiêu cao cả: phát triển, vận hành hiệu quả CPĐT, hướng tới CPS, CĐS, KTS và đô thị thông minh.

"VNPT luôn tích cực tham gia phát triển, cung cấp các giải pháp phục vụ cộng đồng để đồng hành cùng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ phát triển Xã hội số. Trong giai đoạn mới, VNPT cam kết sẽ tích cực, nỗ lực hơn để cùng đồng hành với Chính phủ, bộ ngành và các địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trong này", đại diện VNPT khẳng định.

Cũng như VNPT, không chỉ thể hiện những quyết tâm, trách nhiệm thực hiện Nghị quyết, tại bài tham luận của đại diện Viettel nhấn mạnh, Tập đoàn luôn sẵn sàng cùng các bộ ngành, địa phương, giúp tư vấn tin học hóa nghiệp vụ chuyên môn đảm bảo phù hợp quy trình trên môi trường số, hoạt động trực tuyến. Viettel luôn vinh dự được đồng hành cùng Chính phủ trong việc phát triển nền tảng số đáp ứng nhu cầu CĐS ở Việt Nam.

Điểm sáng nổi bật trong một nhiệm kỳ Chính phủ 

Trên cương vị đứng đầu Chính phủ, đồng thời là Chủ tịch UBQG về CPĐT, sau khi nghe các đơn vị báo cáo kết quả, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương những thành quả và nỗ lực, tâm huyết của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ủy ban, các chuyên gia, DN trong việc xây dựng, triển khai CPĐT, CĐS thời gian qua.

Thủ tướng đề nghị: "Toàn hệ thống tiếp tục nỗ lực, đóng góp để đẩy mạnh CĐS quốc gia, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội".

Theo Thủ tướng, việc ban hành Nghị quyết số 17/NQ- CP, lần đầu tiên chúng ta có kế hoạch tổng thể về triển khai CPĐT ở Việt Nam, chú trọng vào việc xây dựng thể chế và yêu cầu nền tảng dùng chung.

"Đây là hai vấn đề quan trọng mà chúng ta chưa làm được trong nhiều năm. Chúng ta đã đạt được những kết quả đáng mừng, là điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ Chính phủ, có thứ hạng 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. Đây là một cố gắng trong xây dựng và phát triển CPĐT", Thủ tướng đánh giá.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cho rằng: trong thời gian tới chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Đó là những mặt hạn chế như: Môi trường pháp lý cho CPĐT chưa hoàn thiện, một số Nghị định quan trọng vẫn chưa được ban hành, đặc biệt là về bảo vệ dữ liệu cá nhân; định danh, xác thực điện tử... Tỷ lệ DVCTT mức độ 4 vẫn thấp. Nhiều CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành triển khai chưa đáp ứng được tiến độ, kế hoạch đã đề ra...

Dođó,ngườiđứngđầuChínhphủchỉđạođịnhhướngnhiệmvụthờigiantớicần:Tíchcựcđẩymạnhhơnnữacôngtácxâydựngthểchế;cungcấpDVCTT;triểnkhaihiệuquảCSDLquốcgiavềdâncư,đểgiảmgiấytờtrongxửTTHC.

Đặcbiệt,đốivớicácnềntảngCPĐT,khicácbộ,ngành,địaphươngsửdụng,khaitháchiệuquảcácdịchvụcungcấptrênnềntảngtíchhợp,chiasẻDLQGphảichủđộngchiasẻcungcấpdữliệucủamìnhchocácCQNNkhác.

VềCĐS,ThtướngChínhphủyêucầu:"Cácbộ,ngành,địaphươngcần hoànthành xâydựng,triểnkhai ngay cácchiếnlược,chươngtrình,kếhoạch,đềánCĐSchogiaiđoạnmới;quyếttâmthựchiệncácnhiệmvụtheoChươngtrìnhCĐSquốcgia".

VớinhữngchỉđạocủaThủtướngChínhphủ,cùngcáckiếnnghị,đềxuấttừcácquan,đơnvịtrên,chắcchắntronggiaiđoạntới,việcpháttriểnCPĐTsẽtiếptụcthuđượcnhiềukếtquả,thànhtựucaohơn.

Và giờ đây, chúng ta luôn chắc chắn một điều, con đường đúng, nhanh nhất để phát triển đất nước chính là phải làm tốt việc CĐS quốc gia. Làm tốt điều này, chúng ta sẽ góp phần quyết định sớm hoàn thành các mục tiêu, xây dựng, vận hành, hoàn thiện thiện CPĐT hướng tới CPS, nền KTS và XHS văn minh. Đồng thời, hành trình này cũng góp phần thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 là đẩy mạnh, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu Cách mạng công nghệ lần thứ tư vào mọi lĩnh vực đời sống, xã hội.

UBQG về CPĐT kiến nghị: "Chính phủ chủ động điều phối, quy hoạch, triển khai các hoạt động mang tính định hướng, kiến tạo thị trường nhằm mục tiêu kép vừa phát triển CPĐT, vừa phát triển DN công nghệ số Việt Nam. DN số Việt Nam làm chủ, phát triển các công nghệ lõi, nền tảng mở phục vụ CPS, hình thành hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ Make in Viet Nam…".

Bộ TT&TT đề xuất: "Chính phủ sớm xem xét, ban hành các Nghị định quan trọng để hoàn thiện thể chế phát triển CPĐT; giao Bộ TTTT nghiên cứu sửa đổi Luật Giao dịch điện tử thành Luật Giao dịch điện tử và KTS; xây dựng Nghị định để quy định việc quản lý các nền tảng số kinh doanh trực tuyến và phát triển KTS…".

VPCP kiến nghị: "Xây dựng CPĐT phải gắn kết chặt chẽ giữa CCHC với ứng dụng CNTT ở mọi cấp, mọi ngành, trong đó CNTT là công cụ để thực hiện mục tiêu cải cách; thể chế cần đi trước để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai CPĐT...".

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 3 tháng 3/2021)

Tiến Hưng