Tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: Phương hướng và đề xuất mô hình phát triển

Diễn đàn - Ngày đăng : 14:38, 15/03/2021

Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng, có tính quyết định tới sự phát triển của thị trường của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Trong thời gian qua, các tổ chức trung gian đã bước đầu được hình thành, phát triển và đã có những tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường KH&CN. Tuy nhiên, các tổ chức trung gian còn chưa mạnh, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường KH&CN phải phát triển song hành, liên thông với thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường hàng hóa. 

Bài viết này không tập trung vào phân tích thực trạng của thị trường KH&CN mà tập trung đưa ra các hình thức hoạt động của tổ chức trung gian, từ đó đề xuất phương hướng và mô hình phát triển tổ chức trung gian phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam.

1. Các loại hình tổ chức trung gian phục vụ phát triển thị trường KH&CN của Việt Nam trong thời gian qua

Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2014/TT- BKHCN của Bộ trưởng BộKH&CN, các loại hình tổ chức trung gian bao gồm: (i) Sàn giao dịch công nghệ; (ii) Trung tâm giao dịch công nghệ; (ii) Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ;

(iv) Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ; (v) Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; (vi) Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Việc đặt tên của tổ chức trung gian thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN về hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN.

Theo Luật Chuyển giao công nghệ (2017), thì có 6 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nhưng lại không quy định về tên gọi, hình thức, mô hình tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian của thị trường KH&CN là tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ, dịch vụ kết nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong giao dịch liên quan đến công nghệ. 

Dịch vụ chuyển giao công nghệ gồm 6 loại hình: (i) Môi giới chuyển giao công nghệ; (ii) Tư vấn chuyển giao công nghệ; (iii) Đánh giá công nghệ; (iv) Thẩm định giá công nghệ; (v) Giám định công nghệ; (vi) Xúc tiến chuyển giao công nghệ. Phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN được quy định tại Điều 43 của Luật Chuyển giao công nghệ; còn việc hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN được quy định tại Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ.

Tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: Phương hướng và đề xuất mô hình phát triển  - Ảnh 1.

Hình 1: Mô hình tổ chức trung gian đổi mới sáng tạo dẫn dắt

Theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2014/NĐ-CP về thành lập tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, các loại hình tổ chức trung gian của thị trường KH&CN bao gồm: (i) Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; (ii) Trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ - thiết bị; (iii) Tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá, giám định, tư vấn chuyển giao công nghệ; (iv) Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ (vi) Các tổ chức dịch vụ KH&CN khác liên quan đến thị trường KH&CN. Việc thành lập, hoạt động của các tổ chức chức trung gian của thị trường KH&CN được thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2014/NĐ- CP này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 

Ngoài ra, các tổ chức trung gian không thuộc các loại hình đã được quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BKHCN, Luật Chuyển giao công nghệ (2017), Nghị định 08/2014/ NĐ-CP về hướng dẫn Luật KH&CN (2013) thì được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan.

Ví dụ, Luật Sở hữu trí tuệ không có các điều khoản trực tiếp về tổ chức trung gian của thị trường KH&CN nhưng lại có một số quy định về Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 57), tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (Điều 151-156). Bên cạnh đó, các tổ chức giám định được chỉ định thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được theo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 18/2019/QĐ- TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. 

Theo đó về yêu cầu đối với tổ chức giám định: (i) Đối với tổ chức giám định trong nước: Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, trong đó có lĩnh vực giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ. (ii) Đối với tổ chức giám định nước ngoài: Tuân thủ quy định pháp luật nước sở tại về hoạt động giám định và đã được công nhận bởi tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực, quốc tế cho lĩnh vực giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.

Như vậy, tổ chức trung gian của thị trường KH&CN rất đa dạng và phong phú, được tiếp cận theo các cách khác nhau tùy thuộc vào các quy định của pháp luật nên chưa làm nổi bật được mô hình hoạt động của các tổ chức trung gian. Trên thực tế, mặc dù Nghị định số 08/2014/NĐ- CP và Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN, Điều 43 Luật CGCN đã định nghĩa các tổ chức trung gian KH&CN nhưng những định nghĩa này chưa thống nhất và có thể dẫn tới các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Ví như, Điều 9 về hình thức và phân loại tổ chức KH&CN (Luật KH&CN, 2013) không có một qui định nào về tổ chức trung gian KH&CN. 

Bên cạnh đó, Thông tư 16/2014/TT-BKHCN qui định rõ việc đặt tên của tổ chức trung gian thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN về hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN. 

Câu hỏi đặt ra là các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN có phải là tổ chức KH&CN không? Điều này gây khó khăn trong việc xác định các ưu tiên và hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức này. Thêm vào đó, những định nghĩa này chưa phù hợp với phân loại về hệ thống ngành kinh tế trong hệ thống thống kê quốc gia (Quyết định số 27/2018/QĐ- TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam), gây ra nhiều khó khăn khi thu thập số liệu để theo dõi những tác động của các chính sách hỗ trợ và ưu tiên. Những hạn chế này cần được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách về phát triển thị trường KH&CN.

2. Phương hướng phát triển tổ chức trung gian của thị trường KH&CN của Việt Nam

Thứ nhất, phát triển tổ chức trung gian của thị trường KH&CN theo hướng mạng lưới, là cầu nối, là dòng lưu chuyển, tương tác về tri thức và công nghệ giữa bên cung và bên cầu. Các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN có nhiệm vụ tập hợp thông tin, kiến thức, nguồn lực chung, chia sẻ, xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu, nhu cầu giải quyết các vấn đề cụ thể trong chuyển giao, tiếp nhận hàng hóa KH&CN giữa bên cung và bên cầu. Các tổ chức trung gian có thể đóng vai trò là tổ chức dẫn dắt, liên kết và định hình các mối quan hệ có tính mạng lưới trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và cung cấp hàng hóa công cộng, các dịch vụ thiết yếu, hữu ích cho các chủ thể tham gia thị trường KH&CN.

Tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: Phương hướng và đề xuất mô hình phát triển  - Ảnh 2.

Hình 2: Mô hình tổ chức trung gian tích hợp mở

Thứ hai, phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN theo hướng trọng tâm, trọng điểm, chuyên nghiệp hóa, từng bước hình thành và phát triển tổ chức trung gian mạnh trong một số lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, một số ngành hàng xuất khẩu khẩu chủ lực của Việt Nam; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trung gian hiện có, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ, kết nối cung - cầu công nghệ, hỗ trợ cung cấp, xử lý các thông tin về hàng hóa và dịch vụ giao dịch trên thị trường KH&CN.

Thứ ba, phát triển tổ chức trung gian của thị trường thị trường KH&CN theo hướng phù hợp với quy mô phát triển của thị trường KH&CN; đồng bộ giữa các loại hình theo chuỗi chức năng từ cung cấp thông tin KH&CN tới hỗ trợ giao dịch thành công và các hoạt động tư vấn, trợ giúp, thậm chí là tham gia với vai trò là nhà đầu tư sau khi hỗ trợ bên cung và bên cầu giao dịch thành công.

Thứ tư, nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian theo hướng hỗ trợ, tư vấn nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch công nghệ, giảm thiểu thông tin bất cân xứng về hàng hóa công nghệ, quy trình, hình thức và hợp đồng giao dịch công nghệ giữa bên cung và bên cầu công nghệ. Từng bước số hóa, liên thông các tổ chức trung gian, có kết hợp chặt chẽ với hoạt động của các viện, trường, trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; tư vấn, hỗ trợ online, trực tiếp về các thông tin pháp lý, quy trình, hình thức chuyển giao và các bên cung, bên cầu cùng hiểu rõ hơn về hàng hóa công nghệ trước khi tiến hành giao dịch công nghệ; đồng thời các tổ chức trung gian cần tích hợp để nâng cao năng lực, nghiệp vụ về dự báo công nghệ cho các ngành, lĩnh vực, các hoạt động về tiêu chuẩn hóa, các dịch vụ liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, thương mại hóa các sáng chế; đánh giá, thẩm định công nghệ và kinh doanh để hỗ trợ tốt hơn cho bên cung, bên cầu trong giao dịch hàng hóa KH&CN. 

Thứ năm, nâng cao vai trò trung gian của các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, giao dịch và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa KH&CN; nâng cấp và phát triển sàn giao dịch công nghệ quốc gia, sàn giao dịch công nghệ tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ cấp vùng trọng điểm, cùng với đó là liên kết hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, các sàn giao dịch công nghệ vùng và địa phương, có liên kết với các sàn giao dịch quốc tế và khu vực. 

3. Đề xuất mô hình phát triển tổ chức trung gian của thị trường KH&CN ở Việt Nam.

Nguyên tắc đề xuất mô hình

Thứ nhất, các tổ chức trung gian theo quy định của Thông tư 16/2014/TT-BKHCN, Luật Chuyển giao công nghệ (2017), Nghị định 08/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật KH&CN (2013) và các tổ chức trung gian được thành lập theo các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng,… được coi là "Tổ chức trung gian truyền thống" để phần biệt với mô hình tổ chức trung gian sẽ đề xuất trong bài viết này.

Thứ hai, các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN không chỉ hỗ trợ, tư vấn ở từng công đoạn cụ thể theo chức năng đơn lẻ mà cần phải hướng tới hỗ trợ bên cung, bền cầu để tiến tới các giao dịch hàng hóa KH&CN thành công, nghĩa là có "khớp lệnh" và có giá trị giao dịch; đồng thời đặt tổ chức trung gian trong bối cảnh của chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.

Thứ ba, mô hình tổ chức trung gian của thị trường KH&CN là nhân tố có tính quyết định để hình thành, duy trì và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thị trường KH&CN.

Đề xuất mô hình phát triển trung gian của thị trường KH&CN

Mô hình 1: Tổ chức trung gian đổi mới sáng tạo dẫn dắt

Theo mô hình này tổ chức trung gian (TCTG) đóng vai trò là cơ quan trung gian trong việc kết nối giữa các cơ quan/đơn vị có hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (thuộc Quốc hội, thuộc Chính phủ, thuộc cơ quan tư pháp) với khu vực công nghiệp (bên cầu), trong đó nhấn mạnh tới việc hỗ trợ doanh nghiệp (từ việc hình thành ý tưởng nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận và làm chủ công nghệ tới thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hoặc tạo ra sản phẩm mới, qui trình mới có tiềm năng thương mại hóa và nhân rộng ra thị trường).

Để thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh thì tổ chức trung gian theo mô hình này sẽ tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực, các ưu đãi từ Nhà nước để hình thành mạng lưới các tổ chức trung gian tại các địa phương, trong các ngành nghề, trong các tổ chức KH&CN, trong các viện nghiên cứu, trường đại học, trong đó có một tổ chức trung gian có vai trò dẫn dắt và điều tiết mạng lưới liên kết. Theo lộ trình, tổ chức trung gian đổi mới sáng tạo có vai trò dẫn dắt và điều tiết, nhà nước sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí để hoạt động trong 3 năm đầu tiên; từ 3 - 5 năm sẽ tự chủ 50%; sau 5 năm sẽ tự chủ 100%; đồng thời có thể chuyển thành mô hình công ty cổ phần (Hình 1). Tổ chức trung gian đổi mới sáng tạo dẫn dắt sẽ được tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia (CSDL chuyên gia, CSDL các kết quả nghiên cứu, CSDL về nhu cầu công nghệ, …).

Tổ chức trung gian đổi mới sáng tạo dẫn dắt sẽ định hướng ứng dụng và cung cấp dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực để gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất và nhu cầu của thị trường (kết nối giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công nghiệp); đồng thời trợ giúp và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao hoạt nghiên cứu và triển khai, đổi mới sáng tạo một các phù hợp trên cơ sở các khuyến khích của Nhà nước. Qua đó góp phần gia tăng các giao dịch công nghệ, giúp Chính phủ hoạch định, thực thi các chính sách phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ KH&CN của Việt Nam so với các nước trên thế giới và khu vực.

Với mô hình này, nếu Nhà nước không có sự hỗ trợ 100% ban đầu (3 năm đầu tiên) và 50% kinh phí hoạt động những năm tiếp theo thì rất dễ bị đóng băng bởi bản chất thị trường KH&CN là thị trường không hoàn hảo, nếu không điều tiết và hỗ trợ của tổ chức trung gian sẽ dễ xảy ra hiện tượng mất cân xứng giữa cung và cầu (Bên cầu công nghệ có thể chưa có thông tin đầy đủ về hàng hóa công nghệ, thậm chí là không có thông tin đối chứng trên thị trường, trong khi đó bên cung có thể dấu các bí quyết, hoặc che dấu các khuyết tật của hàng hóa công nghệ) đồng thời việc gia nhập, hoặc rút khỏi thị trường cũng gặp phải những rào cản nhất định. 

Bên cạnh đó, thị trường KH&CN ở nước ta phát triển muộn hơn so với các thị trường khác như vốn, hàng hóa tiêu dùng, bất động sản, lao động. Các tổ chức trung gian, kết nối cung cầu trên thị trường KH&CN cần năng lực cao hơn, nhưng lại khó kiếm lợi nhuận hơn, do đó việc hình thành tổ chức trung gian trên thị trường KH&CN cũng gặp nhiều rào cản hơn so với các loại thị trường khác và do vậy cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là trong thời gian đầu mới hình thành.

hình2:Tổchứctrunggiantíchhợpmở

Logic của mô hình này (Hình 2) là nhu cầu về công nghệ rất đa dạng trên thị trường KH&CN, nó không những xuất từ phía bên cầu như cách hiểu thông thường mà cả bên cung cũng xuất hiện các nhu cầu (nhu cầu tạo ra hàng hóa công nghệ để cung cấp cho thị trường). Đồng thời, nhà nước cũng cần hàng hóa công nghệ để vận hành bộ máy hiệu quả, để cung cấp ưu đãi cho các đối tượng chính sách trong nền kinh tế, hoặc giải quyết những vấn đề công ích phát sinh từ thực tiễn sản xuất, an ninh, quốc phòng. Do đó, Nhà nước có thể chọn giải pháp thị trường, tức là mua (thông qua đấu thầu, đặt hàng, treo giải…) hay thuê hàng hóa công nghệ có sẵn ở trong và ngoài nước; hoặc có thể chọn giải pháp phi thị trường như tự tổ chức nghiên cứu để tạo ra hàng hóa công nghệ phục vụ nhu cầu của mình.

Khi nhu cầu về hàng hóa KH&CN được hình thành (có thể từ bên cung, bên cầu, thậm chí là từ các tổ chức trung gian hiện có trên thị trường; hiệp hội có thể thu thập nhu cầu công nghệ từ phía cầu - doanh nghiệp nói chung, hoặc doanh nghiệp thuộc hiệp hội), sẽ được đưa tới đơn vị, tổ chức xử lý dữ liệu về nhu cầu (hệ thống này được tích hợp với CSDL chuyên gia  trong các lĩnh vực từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phân tích thị trường và thương mại hóa); đồng thời sẽ đưa tới mạng lưới các tổ chức trung gian và nhu cầu sẽ được phân tích và đưa tới các tổ chức trung gian có khả năng hỗ trợ, tư vấn, giải quyết và kết nối được với bên cung.

Theo mô hình này (Hình 2), việc tích hợp sẽ được xây dựng trên một nền tảng mở (Platform mở), tại đó sẽ tích hợp với:

Các loại sàn giao dịch công nghệ quốc gia, vùng, địa phương (các sàn này cũng sẽ được tích với với các sàn giao dịch công nghệ ở khu vực và thế giới), tích hợp với các tổ chức trung gian của bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương; Hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST), các vườn ươm; các tổ chức hỗ trợ đo lường, tiêu chuẩn (TDC); Các trung tâm được hình thành theo Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN), Luật KH&CN, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV),… Các loại CSDL như: CSDL tổ chức tài chính, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ, CSDL về kết quả nghiên cứu, sáng chế (SC), giải pháp hữu ích (GPHI); CSDL của các viện, trường,… và CSDL của Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Tất cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có thể đưa dữ liệu lên nền tảng này (tuy nhiên các dữ liệu có thể được kiểm duyệt thông qua hệ thống AI và bộ phận phụ trách thông tin và giám sát từ cộng đồng). Trước tiên nền tảng sẽ được giao cho Bộ KH&CN làm đầu mối để triển khai. Cũng như mô hình 1, Nhà nước nên hỗ trợ toàn bộ kinh phí để hoạt động trong 3 năm đầu tiên; từ 3 đến 5 năm sẽ tự chủ 50%; sau 5 năm sẽ tự chủ 100% và có thể chuyển thành mô hình công ty cổ phần.

Mô hình 2 có thể được mở rộng khi được tích hợp và có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tài chính, tổ chức đào tạo và Chính phủ để có thể hình thành nên được hệ thống đổi mới sáng tạo mở quốc gia (Hình 3).

Tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: Phương hướng và đề xuất mô hình phát triển  - Ảnh 3.

Hình 3: Mô hình tổ chức trung gian tích hợp mở (mở rộng)

Như vậy, để có thể hình thành được mô hình trung gian của thị trường KH&CN như trên. Trong thời gian tới Việt Nam nên tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển Sàn giao dịch công nghệ quốc gia với vai trò đầu mối mạng lưới, cung cấp các dịch vụ công có tính hệ thống, hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian thị trường KH&CN khác thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp. Tiếp tục xây dựng sàn giao dịch công nghệ tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sàn giao dịch công nghệ tại vùng Duyên hải phía Bắc, Bắc Trung Bộ. Thực hiện liên kết các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, các sàn giao dịch công nghệ vùng và địa phương, thực hiện liên thông giữa thị trường KH&CN trong nước với thị trường KH&CN khu vực và thế giới.

Thứhai,xâydựng,pháttriểnvàsốhóamạnglướicáctổchứctrunggianthịtrườngKH&CN,baogồmcảcáctổchứctrunggianhiệncótrênthịtrườngchứcnăngvànănglựcthamgiathựchiệncácdịchvụvấn,môigiới,địnhgiá,chuyểngiaocôngnghệ.Tổchứccáckhóađàotạo,nângcaotrìnhđộchuyênmôncấpchứngchỉhànhnghềchocáctổchức,nhânthamgiacáchoạtđộngtrunggian,môigiớiđiềukiệntrênthịtrườngKH&CN.

Thứba,xâydựng,pháttriển,hoànthiện CSDLgiaodịchcủacáctổchứctrunggiantrênthịtrườngKH&CN,bộphậncấuthànhcủa CSDLquốcgiavề KH&CN,cungcấpcácdữliệu,thôngtinvềcung,cầucôngnghệ,giátrịgiaodịch,cácchuyêngiavấnvềthịtrườngKH&CN.Thiếtkếcáccôngcụphântích,thốngkê,xửdữliệugiaodịchcôngnghệ;thiếtkếphầnmềmquảnsởdữliệudùngchunghỗtrợchohoạtđộngcủacáctổchứctrunggiancủathịtrườngKH&CN.

Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác công tư để hình thành các tổ chức trung gian mạnh trong việc hỗ trợ, kết nối cung, cầu công nghệ. Đề xuất cơ chế đối tác công tư, liên kết tổ chức KH&CN với doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Xã hội hóa việc tổ chức kết nối chợ công nghệ và thiết bị quốc gia, quốc tế, các sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ theo hướng kết hợp với các sự kiện xúc tiến thương mại của các bộ, ngành địa phương khác.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2020), Khoa học và Công nghệ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ

thuật.

2. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nasati, 2018), Thị trường khoa học và

công nghệ: Kinh nghiệm phát triển tại các nước và bài học cho Việt Nam, Hà Nội.

3. Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (2019), Báo cáo về phát triển thị trường

khoa học và công nghệ, Hà Nội.

4. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ, Hà Nội

5. Quốc hội (2017), Luật Chuyển giao công nghệ, Hà Nội

6. Quốc hội (2005, 2009), Luật Sở hữu trí tuệ (2005) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật

sở hữu trí tuệ (2009), Hà Nội.

7. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2075/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát

triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, ban hành ngày 08/11/2013

8. Phạm Đức Nghiệm, Tạ Doãn Trịnh, Nguyễn Hữu Xuyên (2020), Phát triển thị trường khoa

học và công nghệ: Nhà nước can thiệp đến đâu? Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

tháng 6/2020.

9. OECD (2001), Innovative Networks: Co-operation in National Innovation Systems, OECD

Publishing. doi: 10.1787/9789264195660-en

10. http://vanban.chinhphu.vn/: Tra các Nghị quyết, Quyết định, Nghị định liên quan tới phát

triển thị trường khoa học và công nghệ.


(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 2/2021)