Công nghệ nguồn mở - Giải pháp thúc đẩy sáng tạo make in Vietnam
Diễn đàn - Ngày đăng : 14:25, 15/03/2021
Trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, công ty Medtronic đã công khai thiết kế máy thở PB560 để cho cộng đồng thế giới có thể sử dụng. Nhờ vậy, tập đoàn Vingroup đã có thể sản xuất các loại máy trợ thở theo thiết kế này chỉ trong vòng vài tháng.
Dễ thấy, nếu không có công nghệ nguồn mở thì có thể Viettel hay VinGroup sẽ phải mất nhiều năm với rất nhiều kinh phí để nghiên cứu phát triển và sản xuất thành công thiết bị phát sóng mạng 5G hay máy trợ thở. Nhờ có nguồn mở mà họ chỉ mất vài tháng là có được với chi phí phù hợp.
Xuhướngmởngàynaykhôngđơnthuầnlàphầnmềmnguồnmởmàcònlàdữliệumở,địnhdạngmở,chuẩnmở,kiếntrúcmởvàvănhóamở.KhôngchỉriêngViệtNammàvớinhiềuquốcgiacònthiếunguồnlựcthìcôngnghệnguồnmởgiốngnhưmộtphépmàuchobàitoánlàmchủcôngnghệ.ThànhcôngnàychứngminhViệtNamhoàntoàncóthểlàmchủvàsảnxuấtđượcnhữngsảnphẩmcôngnghệtiêntiếntrongtươnglainếutậndụngđượccáccôngnghệnguồnmở.
Vìvậy,việcpháttriểnnguồnmởtạiViệtNamlàvôcùngcầnthiết,nhằmhiệnthựchóakhátvọngtrởthànhmộtquốcgiapháttriểnvềcôngnghệ.
Côngnghệđángtincậychochuyểnđổisố
Côngnghệthôngtin,côngnghệsốđãtrởthànhnềntảngcủakinhtế-xãhội."Cuộcdichuyểnvĩđạinhấttronglịchsửnhânloạilàcuộcdichuyểntừthếgiớithựcsangthếgiớiảo.Nhưngtấtcảcácquốcgiađềulolắngvềanninhmạng.Niềmtinsẽtrởthànhyếutốquyếtđịnhchosựthành công của cuộc di chuyển này. Các quốc gia chỉ có thể có niềm tin này khi công nghệ sử dụng là công nghệ mở", Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại Diễn đàn Công nghệ nguồn mở diễn ra mới đây.
Các sản phẩm phần mềm sở hữu riêng chỉ được phân phối với mã nhị phân, như các "hộp đen", không cho phép Chính phủ kiểm soát hoạt động bên trong của phần mềm. Việc phân phối mã nhị phân không kèm theo mã nguồn tuy có giúp bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ của nhà sản xuất, nhưng cũng là lý do để người sử dụng hoài nghi về tính trung thực và những cam kết của họ trong thực tế. Liệu có "cổng hậu" nào được cố ý cài đặt bên trong các phần mềm sở hữu riêng hay không? Dù cho có cam kết gì thì câu trả lời sẽ không bao giờ làm hài lòng chính phủ, vì thực tế, việc lợi dụng các "cổng hậu" do virus tạo ra trong một số sản phẩm này đã từng gây ra một số hậu quả ...
Sẽ không có hệ thống máy tính nào là tuyệt đối an toàn, tuy nhiên những yếu tố như phương thức phát triển phần mềm, kiến trúc chương trình, những áp lực kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường đôi khi ảnh hưởng khá lớn đến tính an toàn và bảo mật cuả hệ thống. Có thể liệt kê một vài yếu tố cho thấy các hệ thống nguồn mở tương đối có nhiều ưu thế về bảo mật hơn, so với các hệ thống sở hữu riêng:
Thời gian khắc phục lỗi của một số phần mềm phát triển trên nền tảng nguồn mở nhanh hơn, tuy không phải mọi lúc mọi nơi. Với nguồn mở và mô hình cộng đồng trong phát triển phần mềm nguồn mở, khả năng sinh lỗi cố tình hay vô tình sẽ giảm thiểu do được kiểm thử thường xuyên bởi cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ mở ngày nay không còn chỉ là mã nguồn mở nữa, mà còn là kiến trúc mở và chuẩn mở. Đi cùng công nghệ mở là văn hóa mở. Khi tất cả mọi người cùng đóng góp phát triển công nghệ, cùng chia sẻ sử dụng công nghệ, thì giá công nghệ sẽ rẻ đi, chất lượng công nghệ ngày càng tăng lên.
Nền tảng của công nghệ mở bao gồm: Tiêu chuẩn mở (Open Standard); Phần mềm nguồn mở (Open Source Software) và Dữ liệu mở (Open Data)
Lợi ích của sử dụng công nghệ mở: Dễ tiếp cận, giảm chi phí, cho phép nhiều người tham gia. Tiêu chuẩn mở giúp giảm sự phụ thuộc vào công cụ hoặc nền tảng. Không những thế, các công nghệ mở có xu hướng hoạt động tương thích với nhau hơn những công nghệ độc quyền. Điều quan trọng là công nghệ mở độc lập với nhà cung cấp, người dùng được tự do lựa chọn đơn vị hỗ trợ và có cả một cộng đồng đông đảo không ngừng sáng tạo và cải tiến. Nhờ đó, công nghệ mở có tính bền vững cao hơn, giảm thiểu rủi ro nếu công nghệ không còn được hỗ trợ hoặc trở nên lỗi thời cũng như giảm thiểu rủi ro bảo mật, tăng tính khả chuyển.
Song, phần mềm mã nguồn mở (PMNM) vẫn là thành phần trọng yếu của công nghệ mở nói chung. Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), chia sẻ: Trên thế giới, khái niệm phần mềm tự do nguồn mở được bắt đầu từ năm 1983 với ý tưởng là các phần mềm máy tính cần được tự do sao chép, chia sẻ, nghiên cứu cải tiến và thích nghi. Hệ quả là sự bùng nổ và mở rộng phong trào PMNM trong thập niên đầu thế kỷ 21. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về PMNM, tùy theo lĩnh vực, nhưng đều có điểm chung: Chính sách quản trị cho phép người sử dụng có thể truy cập các nền tảng hoặc hệ thống với rất ít ràng buộc hoặc hạn chế.
Sau hơn 30 năm, phần mềm nguồn mở hiện diện ở mọi nơi, có trong hầu hết các ứng dụng thương mại. Các hãng phần mềm lớn trên thế giới (như hãng Google, Facebook…) đều tham gia phát triển và đóng góp cho dự án phần mềm nguồn mở.
Hiện nay, hầu hết các công nghệ nền tảng cho CMCN 4.0 đều mở: AI, Big Data, IoT,... Dữ liệu mở đang lên ngôi trong giáo dục với Học liệu mở (MOOC), Tài nguyên giáo dục mở (OER)…
Tại Mỹ, Viện Công nghệ mở (OTI) được thành lập từ năm 1999. Công nghệ mở có trong mọi lĩnh vực của quốc gia này.
Khu vực châu Âu, Dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Ủy ban Châu Âu được thực hiện từ năm 2016. Nhiều sự kiện OT được tổ chức thường niên như: OpenExpo Europe, OPEN!NEXT, Open Tech Summit Europe, …
Ở khu vực châu Á, Tổ chức FOSSASIA đã được thành lập từ năm 2010. Sự kiện OpenTech Summit hàng năm tổ chức tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
Các hãng công nghệ lớn cũng đi đầu đóng góp cho nguồn mở. Hãng Microsoft vốn là doanh nghiệp cung cấp công nghệ độc quyền đóng gói nhưng thời gian gần đây đã tham gia tích cực và cộng đồng nguồn mở như: Là thành viên kim cương của Linux Foundation; Sáng lập Microsoft Open Technology. Hãng này cũng chi hơn 7 tỷ USD để mua lại GitHub – một diễn đàn nguồn mở hàng đầu thế giới - và giữ nguyên mô hình hoạt động. Hiện nay, gần 3 triệu tổ chức, doanh nghiệp từ 70 quốc gia trên thế giới đã tham gia vào cộng đồng nguồn mở GitHub. 35 trong tổng số 50 công ty công nghệ top đầu thế giới đang tham hoặc cử đội tham gia vào các dự án mã nguồn mở trên diễn đàn này.
Đối với hãng Google, ngay từ khi thành lập đã hướng tới nguồn mở. Google luôn tuyên bố: "Chúng tôi muốn giúp các dự án và cộng đồng nguồn mở thành công và bền vững". Tập đoàn này cũng công bố hơn 2.000 dự án nguồn mở. Tương tự, Facebook có 125 dự án nguồn mở công khai trên GitHub và 168 nhân sự tham trên Diễn đàn này.
Dễ thấy, nguồn mở có mặt ở mọi nơi. Theo báo cáo 2020 OPEN SOURCE SECURITY AND RISK ANALYSIS REPORT của Sysnopsys: Kiểm toán 1250 kho mã nguồn (codebases) phần mềm đóng thuộc 17 ngành công nghiệp thì thấy: Khoảng 99% codebases chứa thành phần nguồn mở; 9/17 ngành có 100% codebases chứa thành phần nguồn mở; Trung bình 70% mãnguồn trong các codebases là nguồn mở (năm 2015 là 36%. Trong các codebases mới có 90% chứa nguồn mở); Trung bình có 445 thành phần nguồn mở/codebase (năm 2018 con số này là 298); hơn 90% công ty CNTT sử dụng PMNM cho các ứng dụng quan trọng.
Theo Software Heritage, tới đầu tháng 11/2020 có hơn 9 tỷ tệp mã nguồn phần mềm được chia sẻ trong gần 144 triệu dự án trên toàn cầu. Nguồn mở hiện diện ở khắp mọi nơi. Trên khắp thế giới, các công ty và các dịch vụ công đang sử dụng các phương pháp cộng tác của nguồn mở để đổi mới sáng tạo và xây dựng các giải pháp mới. Nguồn mở là thành phần chính trong nền tảng điện toán đám mây cũng như các công cụ chuyên nghiệp cho quản trị dữ liệu lớn để quản lý thông tin và tri thức. Nó có trong các siêu máy tính, chuỗi khối, Internet của vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Nó nằm trong chính Internet, trong các điện thoại, Tivi, trong ô tô của chúng ta. Nó cung cấp cho chúng ta phương tiện phát trực tuyến thông tin đa phương tiện (streaming media). Nó quản lý kiểm soát không lưu của châu Âu.
Tại các quốc gia phát triển, trong bất kỳ dự án mới nào có liên quan tới phần mềm, từ các thiết bị trong bếp, qua các dịch vụ công dựa vào web, cho tới các công cụ công nghiệp chuyên dụng cao, hầu hết mã sẽ dựa vào nguồn mở.
Ngoài Mỹ, Trung Quốc là nước đứng thứ 2 về ứng dụng mã nguồn mở. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang xếp hạng 3 và thuộc top 20 thế giới về ứng dụng mã nguồn mở, sau Singapore (thứ 17) và Malaysia (thứ 18).
Top 10 nước tăng trưởng nhanh nhất về phần mềm nguồn mở gồm nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực Châu Á như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... Đối với chỉ số về tăng trưởng dự án nguồn mở năm 2019, trong khu vực chỉ có 01 quốc gia nằm trong top 10 là Indonesia ở vị trí thứ 4.
Công nghệ mở sẽ khai phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Mỗi người đứng trên vai những người khác để phát triển, từ đó tạo ra một mặt bằng cao hơn cho những người khác. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng nhiều lần khẳng định: "Công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng. Hiện nay, nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ mở, nhất là khi các công nghệ đó dùng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia. Việt Nam cũng phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng chuẩn mở. Sự sáng tạo toàn dân chỉ có thể xảy ra khi công nghệ là mở".
Ứng dụng công nghệ mở tại Việt Nam
Đến nay, Việt Nam đã có một số văn bản tổng thể về ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở, tuy nhiên, các văn bản nhìn chung vẫn đang ở mức khuyến cáo, chưa có nguồn lực và chế tài đi kèm, nên hiệu quả vẫn còn khiêm tốn. Có thể điểm qua một vài văn bản pháp quy ra đời từ rất sớm nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở nhưng không được thực thi đầy đủ như: Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 02/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể "Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008"; Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (Ưu tiên mua sắm sản phẩm PMNM theo Thông tư số 02/2007/TT-BBCVT); Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT
ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh sử dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/09/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "Tăng cường đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008-2012" cũng quy định rõ: đẩy nhanh việc đưa PMNM vào trong chương trình giảng dạy CNTT ở các cấp học. Ông Lê Trung Nghĩa - Chuyên gia Hiệp hội các Trường Đại học, Cao Đẳng- chia sẻ: Việt Namvốn không có truyền thống phát triển công nghệ, kinh tế vừa thoát nghèo, khoa học, công nghệ trình độ thấp, có rất ít bằng sáng chế công nghệ. "Do đó, ứng dụng công nghệ mở là con đường duy nhất của Việt Nam để làm chủ công nghệ, có thể theo kịp sự phát triển của thế giới, trở thành quốc gia phát triển về ứng dụng CNTT&TT", ông Nghĩa nhận định.
Việt Nam muốn hưởng lợi từ việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở thì cần thúc đẩy cả hai mảng: xây dựng nguồn nhân lực và tạo thị trường.
"Với một nước đi sau như Việt Nam mà muốn đi trước thì phải đứng trên vai những người khác. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ, dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định tại một Hội thảo về phát triển công nghệ mở. Tại Việt Nam, cuối những năm 90 của thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện những nhóm người phát triển phần mềm mở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với hơn 20 năm tồn tại và phát triển kể từ hội thảo quốc gia PMNM lần thứ nhất (12/2000), nhiều nhóm cộng đồng PMNM lần lượt ra đời, một số có tổ chức, đông thành viên, hoạt động tích cực như HanoiLUG (2004-2011) và VFOSSA (2012 - nay). Những cộng đồng này đã có nhiều đóng góp nhất trong việc nâng cao nhận thức và phổ biến về PMNM đồng thời hợp tác tích cực với Chính phủ (Bộ TTTT) đề xuất các chính sách ưu tiên, khuyến khích sử dụng PMNM. Tuy nhiên, PMNM vẫn chưa có được vị trí xứng đáng.
Hàng loạt các phong trào nguồn mở khác trên thế giới đã và đang đi vào dòng chính thống: Truy cập Mở (OA), Giáo dục Mở (OED), Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), Dữ liệu Mở (OD), Khoa học Mở (OS), Chính phủ Mở (OpenGOV), các Cơ sở văn hóa Mở (OpenGLAM) … trong khi các cộng đồng đó chưa hiện diện hoặc rất sơ khai ở Việt Nam. Trong các trường học và các cơ quan nhà nước, PMNM chưa được ưu tiên sử dụng. Mặc dù PMNM được hiện diện ở khắp mọi nơi, cả trong các sản phẩm nguồn đóng, nhưng người sử dụng Việt Nam hầu như không biết nên chưa tôn trọng những giá trị mà PMNM đã và đang đem lại hàng ngày.
Cộng đồng và doanh nghiệp PMNM, doanh nghiệp làm và ứng dụng PMNM tại Việt Nam đều ở quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ, hoạt động luôn trong tình trạng khó khăn. Các doanh nghiệp này chủ yếu tận dụng, khai thác triệt để các sản phẩm PMNM, song đóng góp cho cộng đồng (cả trong nước và quốc tế) còn ở mức rất khiêm tốn. Nhận thức về mô hình kinh doanh và phát triển bền vững bằng PMNM chưa đồng đều, nói chung ở mức thấp, thiếu mô hình phát triển/ứng dụng PMNM thành công và bền vững có tính thuyết phục.
Mặc dù Việt Nam đã tiếp cận xu hướng mở khá sớm, nhưng tốc độ phát triển công nghệ mở của nước ta vẫn đi theo sau một số nước. Điều này là bởi những hạn chế về văn hóa đóng, tình trạng cát cứ dữ liệu và sự thiếu quan tâm của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào mảng công nghệ này. Do chưa được quan tâm đầu tư khiến một số PMNM khi triển khai thực tế chưa ổn định, khả năng kết nối với các hệ thống khác chưa dễ dàng. Khi sản phẩm sử dụng phát sinh lỗi còn thiếu nhà cung cấp dịch vụ có thể sửa lỗi nhanh chóng
Chính sách ưu tiên, khuyến khích sử dụng PMNM của Việt Nam nhiều nhưng thiếu chế tài, nguồn lực thực hiện. PMNM chưa được ưu tiên, đặc biệt với các phần mềm tiện ích cơ bản và ở khu vực đào tạo, giáo dục. Quan hệ Nhà nước với các doanh nghiệp PMNM vẫn ở trong vòng luẩn quẩn "con gà - quả trứng": Phía Nhà nước thiếu quyết tâm và sự tin tưởng vào doanh nghiệp nguồn mở, khiến những doanh nghiệp này đuối sức, nản lòng.
Nguồn mở cần thiết trước tiên là vì lợi ích quốc gia, có lợi cho Chính phủ và cơ quan Nhà nước. Nguồn mở gần với bản chất của dịch vụ công vì đây là mã công khai, tự do lựa chọn và tránh bị "khóa trói" vào một nhà cung cấp nhất định. Mặt khác nguồn mở giúp người dùng dễ dàng sử dụng và chia sẻ sử dụng lại các giải pháp phần mềm. Vì thế chúng ta có thể hợp tác để tạo ra các dịch vụ xuyên biên giới có giá trị mà chúng tương hợp được, nhờ đó làm gia tăng hiệu quả. Không những thế, các sản phẩm từ phần mềm nguồn mở dễ dàng bổ sung thêm các tính năng và có thể tự do chia sẻ với bất kỳ ai, vì bất kỳ mục đích gì. Điều này rất quan trọng vì bất kỳ ai cũng có thể hưởng lợi.
Đốivớisửdụngphầnmềmnguồnmởtrongpháttriểndoanhnghiệpđemđến3lợithế:giảmcôngsứctrongviệcpháttriểnphầnmềm,tăngchấtlượngcủadịchvụsảnphẩmvàdịchvụcungcấpđầura,giảmchiphívàgiáthànhchosảnphẩmdịchvụđầura.
PMNMngàynayđãtrởthànhmộtxuthếtấtyếuvàkhôngthểđảongược.Đểlàmchủkhônggiansố,ViệtNamkhôngnênbỏlỡxuthếnày.
Hiệnthựchóabằnglộtrìnhhànhđộngcụthể
TheoôngNguyễnTrọngĐường-PhóCụctrưởngCụcTinhọchóa(BộTT&TT),việcpháttriểncácdựánnguồnmởlàmộtxuhướngkhôngthểđảongượccủangànhcôngnghệtoàncầu.Dođó,ViệtNamcầnphảilọtvàotop10cácbảngxếphạngvềtăngtrưởngphầnmềmnguồnmở.Hiệnnay,thứhạngcủaViệtNamlà20.
Chiasẻvềnhữngđịnhhướngthờigiantới,ôngĐườngchobiết:"Ngoàithúcđẩygiáodục,đàotạo,nghiêncứu,pháttriểncộngđồng,chúngtacũngcầnpháttriểnhệsinhtháicôngnghệmởViệtNam,thúcđẩyviệcthựcthichínhsách,ưutiênsửdụngcácsảnphẩmnềntảngsố,ứngdụngchuẩnmở".
Trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, cần có các dự án đề tài lớn về phần mềm nguồn mở. Việc đánh giá chất lượng đề tài nghiên cứu phải dựa trên đóng góp đối với cộng đồng quốc tế.
Về phát triển hệ sinh thái công nghệ mở, các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn phải làm gương, ưu tiên kinh phí R&D cho các dự án nguồn mở. Việt Nam cũng sẽ hướng tới việc thúc đẩy văn hoá mở với sự tham gia của cộng đồng các trường đại học và doanh nghiệp công nghệ.
Các xu hướng phát triển công nghệ theo cách tiếp cận mở để làm chủ công nghệ, trong đó, điển hình như nền tảng mở cho phát triển camera, mạng truy cập vô tuyến 5G mở, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu mở, cùng cách tiếp cận văn hóa mở, phát triển phần mềm dựa trên dữ liệu mở…
Trong tương lai, hầu hết các giá trị sẽ được tạo ra từ dữ liệu. Càng nhiều dữ liệu, nhất là càng nhiều loại dữ liệu khác nhau thì cơ hội tạo ra giá trị mới càng lớn. Người có dữ liệu và người tạo ra giá trị mới từ dữ liệu đó trong nhiều trường hợp không phải là một. Do vậy, việc mở dữ liệu và dữ liệu mở là quyết định trong việc tạo ra giá trị mới cho người dân, cho đất nước. Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt cổng quốc gia về mở dữ liệu data.gov.vn và đã có trên 10.000 bộ dữ liệu.
Hoạt động nghiên cứu sản xuất thiết bị dựa trên công nghệ mở sẽ cho phép các doanh nghiệp công nghệ hợp tác, kết hợp sức mạnh của nhau để đi nhanh hơn, chuyên sâu hơn để công nghệ xuất sắc hơn. Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G, mặc dù xuất phát của chúng ta là thấp, rất ít người, cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam có thể làm được. Hai doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước là Viettel và Vingroup, sau một thời gian độc lập phát triển công nghệ 5G, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất hợp tác phát triển 5G theo chuẩn mở Open RAN.
Vingroup tập trung làm phần vô tuyến - phần cứng, Viettel tập trung làm phần xử lý tín hiệu - phần mềm, và tích hợp thành sản phẩm thương mại. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, sự hợp tác này đã đẩy nhanh tiến độ làm chủ thiết bị, cũng như kết hợp thế mạnh công nghệ của nhau để có được thiết bị 5G cạnh tranh quốc tế. Ngoài ra, sự kết hợp cũng cộng lại thị trường của hai tập đoàn để tạo ra một thị trường lớn hơn. Trong nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ cao thì thị trường có vai trò không kém gì công nghệ.
Trong đại dịch COVID-19, rất nhiều ứng dụng số Việt Nam, trong đó có Bluezone, CoMeet, đã được mở mã nguồn hoặc phát triển rất nhanh trên nền nguồn mở, đáp ứng các nhu cầu rất Việt Nam, góp phần chống dịch và đưa cuộc sống lên trạng thái bình thường mới.
WorldBank (WB) từng đưa ra sáng kiến dữ liệu mở và kế hoạch hành động chi tiết chia sẻ với các quốc gia. WB cũng chỉ rõ, để tăng cường phát triển Chính phủ số, cần xây dựng một lộ trình triển khai rõ ràng, với các mục tiêu và chỉ số giám sát tiến độ và hiệu quả cụ thể, cùng với sự bố trí nguồn lực tài chính và nhân lực thích đáng. Để khẳng định quyết tâm phát triển công nghệ nguồn mở, đại diện Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề ra Chương trình hành động năm 2021 của Diễn đàn Công nghệ mở Việt Nam. Đây chính là cam kết của cộng đồng mở Việt Nam cùng chung tay phát triển và làm chủ công nghệ số, góp phần thúc đẩy Chuyển đổi số quốc gia.
Ba trụ cột được Cục Tin học hóa đưa ra để phát triển công nghệ mở tại Việt Nam gồm: phát triển hệ sinh thái mở Make in Vietnam, thúc đẩy văn hoá mở và phát triển cộng đồng mở. Cổng công nghệ mở GovTech cho Việt Nam đang được gấp rút xây dựng. Cổng này sẽ do cộng đồng công nghệ cùng góp sức phát triển, không sử dụng ngân sách nhà nước. Trên đó sẽ công khai, minh bạch thông tin về các giải pháp, nền tảng công nghệ mở mà CQNN đang sử dụng hoặc do doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Đồng thời các thành viên của Diễn đàn sẽ tham gia tích cực vào các chuẩn mở và cộng đồng nguồn mở về Chính phủ số của quốc tế.
Cổng GovTech cũng sẽ là địa chỉ công bố thông tin và mã nguồn của các nền tảng sau: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Cổng dịch vụ công và HTTT một cửa điện tử; Nền tảng phát triển ứng dụng chính phủ điện tử; Cổng dữ liệu quốc gia; Nền tảng định danh và xác thực quốc gia; Mỗi lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quốc gia sẽ có ít nhất 1 nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số ngành. Lộ trình đến quý II/2021 Cổng sẽ chính thức ra mắt.
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, cộng đồng nguồn mở sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng nền tảng VnEdu-Blockchain và thí điểm ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Lộ trình cụ thể trong quý I/2021 sẽ công bố mô hình mở về nền tảng VnEdu- Blockchain trong lĩnh vực giáo dục; Quý III/2021: 20 trường Đại học công nghệ hàng đầu Việt Nam cùng tham gia công nhận và lưu trữ bảng điểm, bằng cấp của sinh viên trên nền tảng blockchain; Quý IV/2021: Đánh giá việc thí điểm, hoàn thiện hành lang pháp lý để báo cáo Chính phủ.
Một số chương trình lớn khác sẽ được thực hiện trong năm 2021 là hoàn thành nền tảng điện toán đám mây Chính phủ trên nền tảng Open Stack; công bố nền tảng mở cho camera thông minh, cho phép cộng đồng xây dựng ứng dụng chạy trên nền tảng camera thông minh; hoàn thành trạm phát sóng 5G theo chuẩn mở; chia sẻ các bộ dữ liệu mở phục vụ nghiên cứu AI; xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ mở...
Nguồn mở cho phép đổi mới sáng tạo dần dần từng chút một, dựa vào việc chia sẻ tri thức và các kỹ năng. Tính mở làm gia tăng lòng tin trong các dịch vụ công. Nó giúp giải quyết các vấn đề công nghệ phức tạp bằng việc kêu gọi những người khác đóng góp cho các giải pháp không mong đợi. Người dùng tự do để kiểm tra và cải tiến khiến nguồn mở có nhiều lựa chọn hơn để nâng cao sự an toàn. Nó cho phép kiểm tra độc lập và thẩm tra mã, vì thế thời gian và nỗ lực bỏ ra có thể được cân bằng phù hợp với nhu cầu. Điều này cải thiện sự an toàn, không chỉ cho chúng ta, mà còn cho bất kỳ ai.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mở đối với các doanh nghiệp ICT trong nước, sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho chiến lược Make in Vietnam, hướng tới một nền công nghiệp tự chủ, tự cường. Các doanh nghiệp công nghệ số gia tăng cơ hội làm chủ các khâu sáng tạo, thiết kế sản phẩm dịch vụ, những công đoạn có giá trị gia tăng cao.
Từ nền tảng đó, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ tiên phong trong thực hiện đột phá chiến lược về KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Doanh nghiệp công nghệ số sẽ có tác động cộng hưởng, dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số. Nhờ đó, các doanh nghiệp này cũng sẽ tận dụng các cơ hội chủ động nghiên cứu, phát triển, tạo ra các sản phẩm "Make in Vietnam" giải quyết các bài toán Việt Nam, cung cấp giải pháp công nghệ phục vụ phát triển đồng đều các khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, đưa ứng dụng công nghệ vào mọi ngõ ngách của đời sống, kinh tế xã hội.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 2/2021)