Quốc gia nào chuyển đổi số mạnh nhất trong năm 2020
Tạp chí online - Ngày đăng : 10:54, 15/03/2021
Khi các quốc gia liên tục phải áp dụng chính sách phong tỏa, đóng cửa du lịch, đóng cửa trường học và đóng cửa gần như toàn bộ các ngành công nghiệp, thì những ứng dụng kỹ thuật số - cho dù là học từ xa, thương mại điện tử (TMĐT) hay làm việc tại nhà - trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhưng chính xác thì quá trình CĐS đã diễn ra như thế nào trên toàn thế giới trong năm qua? Các chính phủ, doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư cần làm gì trong năm 2021 để vươn lên dẫn đầu cuộc cách mạng này?
Harvard Business Review cho hay, các giáo sư, đồng nghiệp tại Fletcher School, thuộc Đại học Tufts đã hợp tác với Mastercard thực hiện nghiên cứu Digital Evolution Scorecard lần thứ 3. Hai ấn phẩm nghiên cứu trước đó đã được xuất bản trên Harvard Business Review vào năm 2015 và 2017.
Ấn bản Digital Evolution Scorecard năm 2020 đã phân tích chính sách của các chính phủ về CĐS và kết quả của nó, về 90 nền kinh tế trên thế giới, dựa trên sự kết hợp của 160 chỉ số trong bốn động lực chính: Điều kiện cung, Điều kiện cầu, Môi trường thể chế, và Đổi mới - Thay đổi. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp dữ liệu công khai và độc quyền từ hơn 45 cơ sở dữ liệu khác nhau, cùng với những phân tích của nhóm Digital Planet thuộc Fletcher School, để đánh giá quá trình thực hiện chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới. Trong đó:
Điều kiện cung: Đánh giá cơ sở hạ tầng - cả kỹ thuật số và vật lý - để tạo điều kiện cho hệ sinh thái kỹ thuật số. Điều này có thể bao gồm tính khả dụng của băng thông, chất lượng đường truyền cần thiết để thực hiện TMĐT, dạy học từ xa….
Điều kiện cầu: Người tiêu dùng có sẵn sàng và có thể tham gia vào hệ sinh thái kỹ thuật số không? Họ có các công cụ và kỹ năng cần thiết để tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số không?
Môi trường thể chế: Chính sách của quốc gia (và các hành động của chính phủ) hỗ trợ hay cản trở sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số? Các chính phủ có đang đầu tư thúc đẩy số hóa không? Các quy định quản lý việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu có tạo điều kiện cho tăng trưởng hay tạo ra các rào cản?
Đổi mới và Thay đổi: đánh giá những yếu tố đầu vào chính của hệ sinh thái đổi mới (tức là nhân lực và vốn), quy trình (sự hợp tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp) và đầu ra (các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mới).
Điểm số sẽ căn cứ trên tất cả dữ liệu này và sau đó đánh giá các nền kinh tế theo hai khía cạnh: hiện trạng số hóa của quốc gia và tốc độ số hóa theo thời gian (được đo bằng tốc độ tăng trưởng của điểm số hóa trong 12 năm, 2008-2019). Các nhà nghiên cứu đã phân chia thành "bản đồ chuyển đổi số", trong đó phân chia các nền kinh tế thành bốn khu vực riêng biệt: Stand Out, Stall Out, Break Out và Watch Out (Nổi bật, Duy trì, Bứt phá và Đang chọn lựa).
Stand Out
Những quốc gia nằm trong khu vực này là những nước có nền kinh tế với mức độ số hóa hiện tại cao và động lực mạnh mẽ trong việc tiếp tục nâng cao năng lực kỹ thuật số của họ. Ba nền kinh tế đặc biệt đáng chú ý ở khu vực này là: Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông.
Những quốc gia này cùng với những quốc gia khác, chẳng hạn như Estonia, Đài Loan và Các Tiểu vương quốc ẢRập Thống nhất, liên tục đạt hiệu suất cao nhất, chứng minh khả năng thích ứng và số hóa trong tương lai, với sự hỗ trợ của thể chế và năng lực đổi mới.
Theo phân tích, những quốc gia thành công nhất, thuộc nhóm Stand Out, thường ưu tiên:
Mở rộng áp dụng các công cụ tiêu dùng kỹ thuật số (TMĐT, thanh toán kỹ thuật số, giải trí, v.v.) Thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài kỹ thuật số Thúc đẩy các dự án kinh doanh kỹ thuật số Cung cấp khả năng truy cập Internet tốc độ cao Chuyên về xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc phương tiện kỹ thuật số Phối hợp sáng tạo giữa các trường đại học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý kỹ thuật số
Break Out
Đặc điểm của khu vực này là các nền kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện tại còn hạn chế nhưng đang trên đà số hóa nhanh chóng. Trung Quốc là một ngoại lệ đáng chú ý trong nhóm này: Sự phát triển kỹ thuật số của Trung Quốc cao hơn đáng kể so với tất cả các nền kinh tế khác, phần lớn do nhu cầu tăng mạnh và sự đổi mới. Indonesia và Ấn Độ cũng là những thành viên đáng chú ý của nhóm này, xếp thứ ba và thứ tư về đà tăng trưởng. Theo nghiên cứu, Việt Nam thuộc nhóm Break Out. Việt Nam cùng với các nền kinh tế như Kenya, Bangladesh, Rwanda và Argentina đều có động lực kỹ thuật số ngày càng tăng, tiềm năng số hóa nhanh chóng trong cả quá trình phục hồi kinh tế sau COVID và quá trình CĐS dài hạn.
Dựa trên các phân tích của mình, các nhà nghiên cứu thấy rằng những nền kinh tế bứt phá thuộc nhóm Break Out thường ưu tiên:
- Cải thiện khả năng truy cập Internet di động, khả năng chi trả và chất lượng Internet để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn.
- Tăng cường môi trường thể chế và phát triển các quy định kỹ thuật số. Tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp kỹ thuật số, tài trợ cho R&D kỹ thuật số, đào tạo nhân lực kỹ thuật số và tận dụng các ứng dụng kỹ thuật số để tạo việc làm.
- Thực hiện các bước nhằm giảm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các công cụ kỹ thuật số giữa các giới, giai cấp, dân tộc và ranh giới địa lý (mặc dù vẫn còn nhiều khoảng cách).
Stall Out
Các nền kinh tế thuộc khu vực này phần nhiều là các nước trong EU - có nền tảng kỹ thuật số trưởng thành, nhưng lại ít động lực để tiếp tục phát triển. Một phần, điều này có thể do tốc độ tăng trưởng tự nhiên đi kèm với quá trình trưởng thành. Nhiều nước trong khu vực này cố tình chọn cách làm chậm sự phát triển để đảm bảo phát triển một cách có trách nhiệm và toàn diện. Để lấy lại động lực (mà không phải hy sinh những giá trị này), các quốc gia này nên ưu tiên:
- Tiếp tục đầu tư vào các nền tảng thể chế mạnh mẽ, môi trường pháp lý và thị trường vốn để hỗ trợ đổi mới liên tục.
- Tiếp tục sử dụng các công cụ chính sách và quy định để đảm bảo quyền truy cập toàn diện vào các tiềm năng kỹ thuật số và bảo vệ tất cả người tiêu dùng trước nạn vi phạm quyền riêng tư, tấn công mạng và các mối đe dọa khác (trong khi vẫn đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu cho các ứng dụng kỹ thuật số mới).
- Thu hút, đào tạo và giữ chân các chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật số, thường thông qua cải cách chính sách nhập cư.
- Xác định các ngách công nghệ mới và thúc đẩy môi trường thân thiện với sự đổi mới trong các lĩnh vực đó.
Watch Out
Cuối cùng, những quốc gia thuộc khu vực này là các quốc gia trên khắp châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Nam Âu. Đó là những nước đặc trưng thiếu sót trong cả khả năng kỹ thuật số hiện có và động lực phát triển trong tương lai. Các quốc gia trong khu vực Watch Out có thể xem các quốc gia thuộc Break Out như các hình mẫu và tiêu chuẩn trong việc sử dụng tăng trưởng kỹ thuật số như một đòn bẩy cho khả năng phục hồi kinh tế. Các quốc gia này cần ưu tiên:
- Đầu tư dài hạn để giải quyết những khoảng trống cơ bản về cơ sở hạ tầng.
- Tạo môi trường thể chế hỗ trợ người tiêu dùng chấp nhận các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là những sản phẩm và dịch vụ cho phép tạo ra năng suất và việc làm.
- Thúc đẩy các sáng kiến (đặc biệt là thông qua hợp tác công tư) đầu tư vào khả năng tiếp cận kỹ thuật số cho các bộ phận dân cư có hoàn cảnh khó khăn.
- Thúc đẩy các ứng dụng số giải quyết những nhu cầu cấp bách và đóng vai trò như chất xúc tác để áp dụng rộng rãi các công cụ kỹ thuật số (chẳng hạn như nền tảng thanh toán di động).
Tác động của đại dịch COVID-19
Tất nhiên, việc phân tích các xu hướng kinh tế và công nghệ toàn cầu trong năm qua sẽ không đầy đủ nếu không nhắc đến tác động của đại dịch COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ điểm số về Quá trình CĐS của các quốc gia dựa trên tăng trưởng GDP từ quý 2/2019 đến quý 2/2020 (đã điều chỉnh theo lạm phát).
Kết quả cho thấy, mức độ tiến hóa kỹ thuật số đã giúp các quốc gia tăng ít nhất 20% khả năng phục hồi kinh tế chống lại tác động của đại dịch. Sự hỗ trợ này đến từ nhiều nguồn: Ví dụ, các nền kinh tế phát triển kỹ thuật số hơn có xu hướng thu được tỷ trọng lớn hơn trong GDP của họ từ các lĩnh vực công nghệ cao, nơi lực lượng lao động có thể chuyển sang làm việc từ xa dễ dàng hơn.
Ngoài ra, các nền kinh tế phát triển kỹ thuật số có xu hướng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tốt hơn do cơ sở hạ tầng vượt trội, kinh nghiệm chuyển đổi số trong phần lớn khu vực công, chất lượng Internet tốt và giá cả phải chăng. Một số thậm chí đã tận dụng sự tiến hóa kỹ thuật số vượt trội của họ để theo dõi các lượt tiếp xúc, xác định phơi nhiễm, thu thập dữ liệu và nhắn tin sức khỏe cộng đồng nhằm giảm thiểu đáng kể sự gián đoạn kinh tế.
Ở đây, Hàn Quốc và Đài Loan là những điển hình tuyệt vời. Việt Nam, như đã nói, thuộc vào nhóm các nước Break Out. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế của Việt Nam thấp hơn dự kiến. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất vẫn trên đà tăng trưởng kinh tế trong năm nay, phần lớn nhờ chính phủ đã kiểm soát virus thông qua các biện pháp mạnh.
Ngoài ra, sự bùng nổ kinh tế gần đây từ làn sóng dịch chuyển sản xuất ở Trung Quốc sang Việt Nam, nơi được đánh giá có giá cả phải chăng hơn, cũng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt qua khủng hoảng. Mức độ CĐS của Việt Nam chưa cao trong thời điểm hiện tại, nhưng lại có tiềm năng tăng tốc mạnh mẽ trong tương lai.
Nhìn chung, CĐS là một đóng góp thiết yếu giúp nền kinh tế phục hồi, nhưng không phải là thuốc chữa bách bệnh. Phản ứng của chính phủ với đại dịch, cũng như sự nỗ lực của nền kinh tế, có thể tạo khác biệt lớn.
Để CĐS thành công lâu dài và bền vững
Ngoài tác động của đại dịch, phân tích cũng khuyến nghị một số biện pháp nhằm đảm bảo cuộc cách mạng CĐS sẽ thành công và bền vững.
Vấn đề bảo mật và bảo vệ dữ liệu
Các quốc gia cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số an toàn, liền mạch thường có người tiêu dùng tích cực, tạo ra các hệ sinh thái kỹ thuật số tích cực nhất. Sau đó, những hệ sinh thái này lại tạo ra nhiều dữ liệu hơn, là mạch máu của nền kinh tế kỹ thuật số cạnh tranh, tạo điều kiện cho một chu kỳ tăng trưởng đạo đức. Các nền kinh tế như Singapore, Nhật Bản, Canada và Hà Lan thể hiện rõ cách tiếp cận này, với sự kết hợp của các luồng dữ liệu mở và các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư mạnh mẽ.
Trong khi đó, các nền kinh tế như Trung Quốc, Nga, Iran và Ả-rập Xê-út lại thể hiện một nghịch lý: nhà nước đầu tư và kiểm soát mạnh hệ sinh thái kỹ thuật số có thể dẫn đến động lực kỹ thuật số cao hơn, song các nền kinh tế này cũng cản trở luồng dữ liệu tự do, dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội phát triển hơn nữa những sản phẩm và ứng dụng kỹ thuật số dựa trên dữ liệu. Những quy định hạn chế về dữ liệu cuối cùng sẽ khiến dữ liệu ít được truy cập hơn, điều này không chỉ cản trở tăng trưởng toàn cầu mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của chính các quốc gia khi các doanh nghiệp kỹ thuật số phải tăng chi phí nhưng lại giảm cạnh tranh.
Đểgiảiquyếtnhữngtháchthứcnày,cácnhàhoạchđịnhchínhsáchcầnhiểugiátrịcủacáigọilà"GDPmới":đóchínhlàTổngsảnphẩmdữliệu(GrossDataProduct)củamộtquốcgia.KhiđãhiểuvềGDPmới,cácnềnkinhtếcóthểbắtđầu khám phá giátrịđầyđủcủanóbằngcáchkhuyếnkhíchcácluồngdữliệumởđồngthờicungcấpcácbiệnphápbảovệquyềnriêngtưđầyđủchocôngdâncủahọ.
TruycậpInternetdiđộng:cầnthiếtnhưngchưađủ
TruycậpinternetdiđộnglàđộnglựcmạnhmẽchocácnềnkinhtếthuộcnhómBreakOutvàđâylàconđườngnhanhnhấtđểthuhút⅓dânsốtoàncầuchưacókếtnốiInternettrựctuyến.ẤnĐộlàmộtvídụđiểnhình:KhảnăngkếtnốiInternetcủanướcnàyđãtănggấpđôitrong4nămquavàquốcgianàyđangtrênđàtăngthêm350triệuđiệnthoạithôngminhvàonăm2023.
Tuynhiên,điệnthoạidiđộng (ĐTDĐ) chỉlàbướcđầutiênmởranhữnglợiíchcủasốhóa.Đạidịchđãchothấychấtlượngcủacảtruycập(tứclànềntảngbăngthôngrộngđángtincậy)vàcácthiếtbị(làmáytínhxáchtayvàmáytínhbảngphùhợpđểhọctậpvàlàmviệcsovớiđiệnthoạidiđộngcấpthấp)làthànhphầnchínhcủakhảnăngphụchồikinhtếtrongthờiđạikỹthuậtsố.
Dođó,cácquốcgiatậptrungcảithiệnkhảnăngtiếpcậnInternetdiđộngvớigiácảphảichăng-nhưngkhôngnênbỏquanhucầuđầutưvàocácthiếtbịtốthơnvàtruycậpnhanhhơn,đángtincậyhơn.ChiếnlượcnàyđãgópphầntạorađộnglựcpháttriểncaochocácnềnkinhtếtrongkhuvựcBreakOutnhưKenya,ẤnĐộvàViệtNam.
Mặcdùđầutưvàodiđộnglàbướcđầutiêntuyệtvờiđốivớicácnềnkinhtếcócơsởhạtầngkỹthuậtsốhiệncócònhạnchế,songcácnhàhoạchđịnhchínhsáchnênnhậnrarằngtăngtrưởngdàihạnsẽphụthuộcvàochấtlượngtruycậpInternet,cácthiếtbịvàtrảinghiệmtổngthểcủangườitiêudùng.
Không có một tấm áo nào có thể vừa cho tất cả mọi người. Mỗi quốc gia đều là duy nhất, và các yếu tố giúp một quốc gia thành công chưa chắc có tác dụng ở một quốc gia khác. Bản đồ cách mạng chuyển đổi số 2020 đã mang lại cái nhìn tổng thể, rõ ràng về tình trạng hiện tại của tất cả các quốc gia trên thế giới - cũng như tác động của chuyển đổi số tại mỗi quốc gia khi chiến đấu với đại dịch. Hiểu rõ về cách các quốc gia trên thế giới phát triển (và những lựa chọn chính sách nào đã giúp họ đạt được vị trí đó) là bước đầu tiên cho bất kỳ ai quan tâm đến việc thúc đẩy tăng trưởng kỹ thuật số và khả năng phục hồi kinh tế - trong cộng đồng của họ và trên toàn cầu.
Nguồn: Havard Business Review
(Bài đăng Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 2/2021)