Giải pháp xây dựng Khung năng lực số cho học sinh phổ thông ở Việt Nam

Diễn đàn - Ngày đăng : 13:32, 19/02/2021

Thế giới đang ngày càng được số hoá mạnh mẽ, sâu rộng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hiện nay. Cũng như các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam quyết không bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng số này mang lại, không để ai bị bỏ lại phía sau. Với xu thế và quyết tâm đó, dù muốn hay không, dù nhanh hay chậm mỗi công dân đều phải sống, làm việc trong môi trường kĩ thuật số, trong một thế giới kết nối mạng.

Trong nhà trường phổ thông, năng lực số có vai trò quan trọng cũng như học đọc, học viết trước đây, là những kiến thức cơ bản đầu tiên trên con đường học vấn của mỗi con người. Mỗi học sinh phải được trang bị hành trang số, trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết của một công dân số để tham gia vào hệ sinh thái Chính phủ số và xã hội số.

Giải pháp xây dựng Khung năng lực số cho học sinh phổ thông ở Việt Nam - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 vừa qua một lần nữa chứng minh cho tất cả chúng ta thấy vai trò quan trọng, không thể thiếu của năng lực số nói chung và đối với học sinh phổ thông nói riêng, kỹ năng này không chỉ "đóng khung" trong một quốc gia mà cần "liên thông" giữa các quốc gia với nhau. Bài viết tìm hiểu bản chất của năng lực số, sự cần thiết và thực trạng xây dựng Khung năng lực số hiện nay ở trong nước và quốc tế, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng khung năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam.

Tổng quát về năng lực số

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực số nói chung. Theo UNESCO, năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu biết, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin một cách an toàn và thích hợp thông qua công nghệ số, nó bao gồm năng lực sử dụng máy tính ICT và năng lực thông tin và truyền thông. DigComp (Châu Âu) định nghĩa năng lực số (học vấn số) là tổng hợp của nhiều năng lực gồm năng lực thông tin, năng lực truyền thông, năng lực Internet và năng lực máy tính (kiến thức và kỹ năng về phần cứng, phần mềm). 

Ở Kenya, năng lực số bao gồm các năng lực truyền thống cộng với năng lực máy tính. Khung năng lực số cho trẻ em Châu Á - Thái Bình Dương (DKAP) định nghĩa năng lực số là khả năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng công cụ và thông tin số một cách hiệu quả để đưa ra quyết định đúng đắn.

Mặc dù vậy, đối với học sinh phổ thông, một cách chung nhất có thể hiểu Khung năng lực số phổ thông là bản mô tả các kiến thức, kỹ năng số cần đạt được, là yêu cầu đầu ra về năng lực số đối với học sinh phổ thông. Trên cơ sở Khung năng lực số (khung mục tiêu) này, các chuyên gia giáo dục sẽ xây dựng nội dung chi tiết, xây dựng biên soạn tài liệu giảng dạy, tập huấn giáo viên, tổ chức dạy học, kiểm tra xếp loại, thi cấp chứng chỉ, công nhận chứng chỉ theo lộ trình. Dựa vào khung năng lực số có thể định vị được mức độ năng lực của học sinh, từ đó tìm hướng bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho học sinh.

Về sự cần thiết, ở nước ta, ngay từ đầu thế kỉ 21, phong trào học tin học - ngoại ngữ rất sôi nổi không chỉ trong nhà trường mà còn ở các trung tâm tin học – ngoại ngữ ở khắp nơi trên toàn quốc, tin học và ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc trong tuyển dụng, tuyển sinh, nâng lương, bổ nhiệm. Đối với học sinh, môn Tin học được xác định là môn học chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại CMCN 4.0, giúp thế hệ trẻ thích ứng và hòa nhập được với xã hội hiện đại, hình thành những năng lực số cốt lõi để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Các cơ quan quản lý Nhà nước đã phối hợp với nhiều tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước (như Phú Mỹ Hưng, Viettel, VNPT, Intel, Microsoft, Facebook …) tổ chức các chiến dịch nâng cao kỹ năng CNTT cho giới trẻ hội nhập phát triển; huy động nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp để trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT, mạng Internet cho thanh thiếu niên học sinh, nhất là đối tượng khó khăn, kể cả đối tượng ngoài nhà trường.

Thực trạng Khung năng lực số trong nước và quốc tế 

Ở nước ngoài, do định nghĩa khác nhau nên nội dung Khung năng lực số nói chung cũng không giống nhau. Khung năng lực số DigComp (Châu Âu) gồm 05 miền lĩnh vực là thành thạo thông tin và dữ liệu (Information and data literacy); giao tiếp và hợp tác (Communication and collaboration); sáng tạo nội dung số (Digital content cretion); an toàn (Safety); và khả năng giải quyết vấn đề (Problem solving) [1]. Khung năng lực số của UNESCO gồm 07 miền lĩnh vực là vận hành thiết bị số; xử lý thông tin và dữ liệu; giao tiếp và hợp tác; an toàn kỹ thuật số; giải quyết vấn đề; và năng lực định hướng nghề nghiệp [2]. Còn năng lực số DKAP bao gồm năng lực ICT (ICT literacy) và năng lực thông tin.

Ở trong nước, tham khảo kỹ năng sử dụng máy tính quốc tế (ICDL - International Computer Driving License) của Châu Âu và bài thi chứng chỉ quốc tế về sử dụng máy tính và Internet (Digital literacy Certification) của Certiport (Hoa Kỳ) cùng với yêu cầu thực tế trong nước, năm 2014, Bộ TT&TT đã ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT đưa ra các yêu cầu cần đạt về kiến thức, về kỹ năng đối với một công dân nói chung, tập trung vào đối tượng sử dụng phục vụ cho công việc. Chuẩn bao gồm 6 mô-đun cơ bản và 9 mô-đun nâng cao gồm Hiểu biết về CNTT cơ bản, Sử dụng máy tính cơ bản, Xử lý văn bản cơ bản/nâng cao, Sử dụng bảng tính cơ bản/ nâng cao, Sử dụng trình chiếu cơ bản/nâng cao, Sử dụng Internet cơ bản, sử dụng cơ sở dữ liệu, Thiết kế đồ họa 2 chiều, Biên tập ảnh, Biên tập trang tin điện tử, An toàn bảo mật thông tin, Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án.

Trong nhà trường, năm 2018, trên cơ sở kế thừa chương trình trước đây và cập nhật chương trình của các nước tiên tiến Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học. Theo đó, chương trình môn tin học gồm 3 mạch kiến thức (digital literacy, ICT application, computer sience) chia làm 7 chủ đề với 5 yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù.

7 chủ đề cốt lõi bao gồm: Máy tính và xã hội tri thức, Mạng mạng máy tính và Internet, Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin, Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số, Ứng dụng tin học, Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính, Hướng nghiệp với tin học.

5 yêu cầu cần đạt về năng lực theo trình độ tăng dần là: Sử dụng và quản lý các phương tiện CNTT-TT (Nla), Ứng xử phù hợp trong môi trường số (NLb), Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT-TT (NLc), Ứng dụng CNTT-TT trong học và tự học (NLd), Hợp tác trong môi trường số NLe). Năng lực số cho học sinh phổ thông sẽ được phát triển không chỉ thông qua môn Tin học mà còn qua nhiều môn học liên quan khác.

Yêu cầu đối với Khung năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam

Về nguyên tắc, khung năng lực số cần phải được xây dựng trước, từ đó mới phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên vì các lý do khách quan và chủ quan khác nhau, bối cảnh khác nhau có thể phải triển khai song song nhưng dù sớm hay muộn cũng phải xây dựng khung năng lực này. Khung năng lực số cho học sinh nói riêng phải là một phần của Khung năng lực số cho công dân nói chung và phải gồm các đặc trưng riêng cho học sinh phổ thông.

Khung này cần phải đáp ứng một số yêu cầu về quan điểm và nguyên tắc làm cơ sở triển khai cụ thể, gồm: (1) Kế thừa và phát triển ưu điểm cơ bản của chương trình môn tin học hiện nay; (2) Khai thác Khung năng lực số của quốc tế, cần chọn lọc vận dụng các nội dung phù hợp để hội nhập, hướng đến trình độ quốc tế; (3) Đảm bảo định hướng hội nhập quốc tế, công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và thế giới; (4) Trung lập về công nghệ, khung năng lực đề ra những yêu cầu chung, không phụ thuộc vào bất cứ nền tảng công nghệ hoặc sản phẩm cụ thể nào (phần cứng, phần mềm), không phân biệt nguồn đóng hay nguồn mở; (5) Khung đặt ra yêu cầu cần đạt cả về kiến thức (hiểu biết) và về kỹ năng (thực hành); (6) Đảm bảo thiết thực, gắn với yêu cầu của thực tế, gắn giữa giáo dục trong trường và thực tiễn cuộc sống; (7) Nội dung dễ hiểu, đảm bảo dễ cập nhật bổ sung, dễ dàng định vị từng năng lực cụ thể; (8) Chi tiết theo từng cấp học, khối lớp học phù hợp với đối tượng học sinh phổ thông (có thể cùng một chủ đề nhưng có mức độ nông sâu khác nhau).

Giải pháp xây dựng Khung năng lực số cho học sinh phổ thông ở Việt Nam - Ảnh 2.

Đề xuất Khung năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam

Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra và phân tích tham khảo các Khung năng lực số trong nước, quốc tế ở trên, bài viết sơ bộ đề xuất một khung năng lực số cho học sinh phổ thông nước ta trong giai đoạn tới đây gồm các thành phần năng lực sau:

Một là năng lực sử dụng các thiết bị số, năng lực này yêu cầu học sinh phải xác định, quản lý và sử dụng được thiết bị phần cứng, phần mềm một cách hợp lý. Năng lực này gồm 2 thành tố chính là: (i) Xác định, sử dụng được các chức năng phần cứng của các thiết bị số;

(ii) Hiểu và vận hành được các phần mềm của thiết bị.

Hai là năng lực xử lý nội dung số, yêu cầu học sinh  phải xác định được thuộc tính, nguồn gốc và sử dụng hiệu quả nội dung số; tìm kiếm, đánh giá được nội dung số đồng thời biết sử dụng công cụ số để hỗ trợ ra quyết định; biết lưu trữ, quản lý và tổ chức dữ liệu, nội dung số. Năng lực này gồm 3 thành tố chính là: 

(i) Tìm kiếm, truy cập và lựa chọn dữ liệu, nội dung số; (ii) Đánh giá dữ liệu, nội dung số (phân tích, so sánh, đánh giá độ tin cậy, xác thực; phân tích, diễn giải, đánh giá đa chiều dữ liệu, nội dung số); 

(iii) Quản lý dữ liệu, nội dung số (tổ chức lưu trữ, truy xuất được nội dung số; tổ chức, xử lý, sử dụng hiệu quả công cụ số và dữ liệu tìm được để ra quyết định).

Ba là năng lực giao tiếp, hợp tác trong môi trường số hóa, yêu cầu học sinh biết tương tác, giao tiếp và hợp tác trên môi trường số theo văn hóa, độ tuổi; biết tham gia vào xã hội số trong phạm vi quyền công dân thông qua các dịch vụ số; biết quản lý thông tin cá nhân đảm bảo an toàn thông tin (ATTT). 

Năng lực này gồm 6 thành tố chính là: (i) Tương tác thông qua thiết bị số, biết sử dụng các thiết bị số linh hoạt trong các trường hợp cụ thể; (ii) Chia sẻ thông tin dữ liệu, nội dung số từ nguồn tin cậy thông qua các công nghệ khác nhau; (iii) Tham gia vào xã hội số, thể hiện quyền công dân và tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân thông qua các dịch vụ số, công nghệ số phù hợp; (iv) Hợp tác cùng kiến tạo tài nguyên, kiến thức thông qua công nghệ số; (v) Nhận thức và thể hiện được các chuẩn mực hành vi trong môi trường số phù hợp với đối tượng, lứa tuổi và các nền văn hóa khác nhau; (vi) Dùng công cụ, dịch vụ số để xử lý dữ liệu, xây dựng, quản lý, bảo vệ hình ảnh, danh tính cá nhân trong môi trường số.

Bốn là năng lực tạo lập sản phẩm số, yêu cầu học sinh biết tạo lập, biên tập nội dung số, tư duy lập trình, biết bảo vệ quyền tác giả. Năng lực này gồm 4 thành tố chính là: (i) Phát triển nội dung số ở các định dạng khác nhau; Tích hợp nội dung số vào nội dung đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới; (iii) Biết và thực hiện đúng quy định về bản quyền tác giả; (iv) Lập trình giải quyết một vấn đề cụ thể.

Năm là năng lực ATTT mạng, yêu cầu học sinh biết bảo vệ dữ liệu quyền riêng tư, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường khi sử dụng công nghệ số. Năng lực này gồm 4 thành tố chính là: (i) Biết đảm bảo an toàn bảo mật khi sử dụng các thiết bị phần cứng, phần mềm; (ii) Bảo vệ dữ liệu cá nhân, biết thiết lập quyền riêng tư khi sử dụng các dịch vụ số; (iii) Phòng tránh các rủi ro về sức khỏe tinh thần và thể chất khi sử dụng công nghệ số vì lợi ích xã hội và hòa nhập xã hội; (iv) Có ý thức bảo vệ môi trường, không gây hại đến môi trường khi sử dụng công nghệ số.

Sáunănglựcgiảiquyếtvấnđềtrênmôitrườngsố,yêucầuhọcsinhxácđịnhđượcnhucầu,nhậndiệnđượcvấnđềduyđểgiảiquyếttìnhhuốngtrênmôitrườngsố.Nănglựcnàygồm5thànhtốlà:(i)Địnhvịtìmphươngángiảiquyếtvấnđềvềkỹthuậtkhivậnhànhcácthiếtbịsố;(ii)Phântíchnhucầutừđótìmragiảiphápcôngnghệsốphùhợp;(iii)Sửdụngcôngnghệsốcảitiếnsảnphẩm,cảitiếnquytrình,tạorakiếnthứcmới;(iv)Tựđịnhvịđượcnănglựcsốcủabảnthân;(v)duythuậttoántrongxửvấnđề.

Bảynănglựchướngnghiệpsố,yêucầuhọcsinhsửdụngđượccôngnghệsốchuyênngành,đánhgiáđượcdữliệusốtrongmộtngànhnghềcụthể.Nănglựcnàygồm2thànhtốlà:(i)Sửdụngcáccôngnghệsốtrongmộtlĩnhvựccụthể;(ii)Đánhgiá,phântíchđượcdữliệusố chuyên ngành cụ thể.

Trênđâybàiviếtđãtìmhiểubảnchấtcủanănglực số,phântíchthựctrạngcácKhungnănglựcsốtrongnướcquốctế,từđóđặtyêucầuđềxuấtmộthướngxâydựngkhungnăng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam. Trên cơ sở khung năng lực này cần tổ chức nghiên cứu cụ thể hóa các năng lực cho từng bậc học, khối lớp học; tiếp đến cần tiếp tục nghiên cứu triển khai khung năng lực số trong thực tế bao gồm xây dựng tài liệu giảng dạy, thử nghiệm, tập huấn, tổ chức đánh giá năng lực theo các mức độ đạt được khác nhau.


Tài liệu tham khảo

1. Digcomp (2017), The Digital Competence Framework for Citizens

2. Unesco (2018), A Global Framework of Reference on Digtal Literacy Skills for Indicators 4.4.2

3. Unesco Digital Kids Asia-Pacific Framework for Education

4. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT

5. http://smartschool.edu.vn/de-xuat-xay-dung-chuan-kynang-su-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-khoi-asean/

6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%ACnh_%C4%91%E1%BB%99_k%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_s%E1%BB%91

7. http://ussh.vnu.edu.vn/d6/vi-VN/news/Nganh-giao-duccan-nam-bat-loi-ich-to-lon-cua-cong-nghe-va-thichung-voi-chuyen-doi-so-1-702-20292

TS. Tô Hồng Nam