Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Cơ hội tạo đột phá, hiện trạng và thách thức
Xu hướng - Dự báo - Ngày đăng : 13:03, 19/02/2021
Logistics trong xu hướng chuyển đổi số (CĐS)
Ngành dịch vụ Logistics có vai trò thiết yếu, là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp (DN) thâm nhập và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu (XNK), Logistics trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc cách mạng số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu.
Hiện nay, thị trường Logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, CJ Logistics… Các DN Logistics có quy mô vừa và nhỏ, trong đó 89% là DN Việt Nam, 10% DN liên doanh và 1% là DN 100% vốn nước ngoài.
Khả năng cạnh tranh của các DN vận tải và Logistics nội địa còn thấp so với DN FDI, số lượng DN ít hơn nhưng chiếm 70 - 80% thị phần. Dịch vụ chủ yếu mà các DN kinh doanh Logistics Việt Nam cung ứng cho khách hàng là các dịch vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng, thường chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công ty nước ngoài như dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa, bốc xếp, dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho... còn các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ Logistics mặc dù có một số DN cung ứng nhưng số lượng không nhiều và chưa được quan tâm phát triển.
Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (Vietnam Logistics Business Association - VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt hoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Đặc biệt, thời gian gần đây, COVID-19 đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại và phương thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics). Theo nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá trình CĐS đáng lẽ cần 5 năm để áp dụng vào DN và người tiêu dùng, thì nay chỉ mất 8 tuần nhờ cú huých từ đại dịch.
Điều này cho thấy, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dịch vụ Logistics vốn rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch COVID-19 nên chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động Logistics - xương sống của chuỗi cung ứng.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần đẩy nhanh quá trình CĐS trong lĩnh vực Logistics để vừa khắc phục được những vấn đề nảy sinh trong đợt dịch bệnh vừa qua, vừa có thể tận dụng được lợi thế hiện nay của cách mạng số và thành tựu cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, quá trình CĐS mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí hoạt động, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, qua đó, các DN cung cấp dịch vụ Logistics sẽ thay đổi tư duy trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí Logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi CĐS.
Cơ hội để đột phá từ CĐS cho ngành Logistics
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ với những tiến bộ của CMCN lần thứ tư đang được đa số DN kỳ vọng sẽ làm thay đổi ngành Logistics nhiều nhất với những lợi ích hàng đầu như tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí, cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả theo dõi Logistics và quản lý vòng đời sản phẩm và củng cố hệ thống vận hành.... Cụ thể như sau:
Lập kế hoạch chính xác: Nâng cấp các công nghệ số khiến việc quản lý chuỗi cung ứng và Logistics trở nên chính xác và mạch lạc hơn. Tận dụng dữ liệu sắc bén tạo được tích hợp bởi hệ thống như ERP giúp tập trung hỗ trợ hợp lý hóa các hoạt động giao dịch, lập kế hoạch đầu cuối, quản lý kho hàng cũng như dự đoán mức doanh số.
Ứng dụng công nghệ số cũng có thể giúp dự đoán và cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra, ví dụ như sự ngắt quãng trong chuỗi cung ứng. Các giải pháp dữ liệu mang lại nhiều lợi ích giúp các nhà quản lý Logistics đưa ra những quyết định quan trọng nhanh chóng và chính xác hơn dựa trên những thông số cụ thể, ám chỉ ra liên kết, mạch lạc trong bộ phận cung ứng, chuỗi cung ứng và điều vận.
Rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu: Những tiến bộ gần đây trong công nghệ Deep Learning, một nhánh thuộc công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), đã giúp cải thiện khả năng xử lý và thấu hiểu nguồn thông tin đầu vào dưới dạng dữ liệu phi cấu trúc. Phần lớn tương tác giữa khách hàng và các nhà cung ứng, tích hợp thông qua các dữ liệu đầu vào được thu thập bởi hệ thống AI, ví dụ từ những bình luận trên mạng xã hội, phản hồi nói của người mua hàng.
Với quyền truy cập vào bộ dữ liệu lớn chứa các cụm từ tương tự và thông tin liên quan, AI nắm bắt được bối cảnh mua hàng của khách hàng, bối cảnh đặt hàng của đối tác để từ đó sử dụng dữ liệu này mang lại giá trị sâu sắc trong chuỗi cung ứng. Bằng cách này, dữ liệu đã rút ngắn lại khoảng cách cung và cầu giữa khách hàng và nhà cung ứng.
Tự động hóa quy trình vận chuyển: Giải pháp liên quan tới công nghệ tự động hóa quy trình còn có thể giúp DN Logistics tự động hóa các quy trình trong việc lập kế hoạch vận chuyển, đơn đặt nhà cung cấp, xử lý tài liệu và lập hóa đơn. Về lâu dài, các DN Logistics sẽ có những cải thiện đáng kể trong việc giảm chi phí phục vụ, nhân sự, tài chính, cũng như giảm sự phức tạp thủ công trong hoạt động chuỗi cung ứng truyền thống. Dữ liệu lớn kết hợp với phân tích dữ liệu tại thời gian thực có thể cho phép các nhà cung ứng theo kịp với sự thay đổi trong lịch trình của phương tiện vận chuyển và của người nhận cuối.
Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng: Trải nghiệm của khách hàng trong thời đại 4.0 đã và đang dần chuyển dịch từ truyền thống sang số hóa. Trải nghiệm khách hàng trong ngành Logistics nằm tập trung ở việc giao diện, chức năng, thông tin trên nền tảng số được liên kết kết nối chặt chẽ. Những khách hàng trong ngành Logistics sẽ tìm kiếm sự liền mạch trong quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến, và cân nhắc thêm nếu như nền tảng của nhà cung cấp có thêm cả các chức năng như xử lý tài liệu số và phân tích dữ liệu lô hàng. Nền tảng cung cấp sự minh bạch trong dòng chảy hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ làm tăng trải nghiệm liền mạch, để từ đó tăng mức độ hài lòng và trung thành khách hàng.
Hiện trạng ứng dụng CĐS trong ngành dịch vụ Logistics Việt Nam
Việt Nam hiện đã trở thành thành viên của 16 Hiệp định thương mại tự do; trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tầm cỡ và quy mô lớn như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)...
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến phát triển dịch vụ Logistics - xương sống của nền kinh tế số. Chính phủ đặt ra mục tiêu ngành dịch vụ Logistics phấn đấu đạt tỷ trọng 8% - 10% GDP, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics đạt 50% - 60%, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên…
Theo số liệu của VLA, hiện nay, các DN Logistics Việt Nam đang cung cấp từ 2 - 17 dịch vụ Logistics khác nhau, trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. 50% - 60% DN đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau, tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng DN.
Trước tình trạng cạnh tranh và sự bùng nổ của nền kinh tế số, cùng với thương mại điện tử ngày càng nhanh mạnh, đặc biệt trước áp lực của dịch COVID-19, các DN Logistics đã phần nào nhận thức được vấn đề đẩy nhanh CĐS và ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm. Hoạt động này được thúc đẩy và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn khi làn sóng COVID-19 xuất hiện.
Hiện nay, một số DN lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ Logistics, giảm đáng kể chi phí liên quan. Chẳng hạn, cảng điện tử (ePort) và lệnh giao hàng điện tử (eDO) tại Tân Cảng Sài Gòn; ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ Logistics tại Công ty T&M Forwarding, số hóa chứng từ vận tải (Invoicing and Payments), đầu tư vào ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ Logistics (Saas), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông minh (Smart Warehousing)…
CũngtheokhảosátcủaVietnamReport,58%nhàcungcấpdịchvụLogisticsđãrútngắnlộtrìnhcôngnghệ.Môhìnhlàmviệctừxacũngđangđượccác DNtrongngànhápdụngnhằmđảmbảoantoànytếvàlaođộngtạinơilàmviệc.82%số DNthamgiakhảosátchobiếtđangápdụngmôhìnhlàmviệctừxa;65%số DNtinrằngxuhướngnàysẽcòntiếpdiễntrongtươnglai.Đócũngchínhlàlợithếmàmôhìnhlàmviệctừxađemlạivàvớisựhỗtrợcủacôngnghệ,ngànhLogisticskhôngcònbịgiớihạnbởikhoảngcáchđịalývàđãtrởthànhLogisticsxuyênbiêngiới.
Tuynhiên,ngànhLogisticsViệtNamvẫnchưapháttriểntươngxứngvớitiềmnăng.CácDNdịchvụLogisticsViệtNamnóichung,vẫnchưanhậnthứcđúngvaitrò CĐStrongcuộcCMCN4.0.Để CĐSthànhcôngthìviệcxácđịnhtưduysốrõràngngaytừbanđầuvôcùngquantrọng.Với6giaiđoạnđượcchiatáchrõràng:Tinhọchóa–Phầnmềmhóa,chươngtrìnhhóa -Sốhóa -Mạnghóa -Đồngbộhóa -Tươngtáchóacácsảnphẩmdịchvụhóa.
Vớicáccôngtytrongnước,chỉcónhữngDNlớnnhư:CôngtyTânCảng,Gemadept,Vinafco,U&I,TBS,Transimex,Sotrans…mớicóđủnguồnlựcđểphát triển các ứng dụng quản lý kho hàng, đạt mức đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận giao hàng, quản lý hàng tồn, kế toán tài chính.
Các thách thức đặt ra
Bêncạnhnhữngcơhội,nỗlực CĐStronglĩnhvựcLogisticshiệnnaychothấymộtsốkhókhăn,tháchthứccơbảnnhưsau:
Vềnhậnthức, cầnthấyrằng CĐSlàmộtbướctrongquátrìnhứngdụngcôngnghệtronghoạtđộngcủa DN.Theođó,sốhóadữliệuđãlàmộtbướcđầucủa CĐS.Cầncónhậnthứcđúngđắnvềvaitrò,hiệuquảcủa CĐSđểcóchiếnlượcđầutưthíchhợpvềnguồnlực,nhânlực,tàilựcchoquátrìnhnày.Mặtkhác,cũngkhôngnênquángộnhậnvề CĐSnhư "chiếcđũathần"cóthểthayđổingaylậptứchiệuquảkinhdoanh.Nếuđầutưmàkhônglàmchủđượcquátrìnhnàythìhiệuquảsẽkhôngnhưmongmuốn,thậmchígâytốnkémthêmchodoanhnghiệp.
Vềýthức, mộtsố DN nghĩrằngchỉcầnbỏtiềnđầutưvàotrangthiếtbịcôngnghệ,tổchứctậphuấnlàcóthểhoànthành CĐS,vàtrôngchờđemlạikếtquảtíchcựcngay.CĐSđổisố thựcchấtlàmộtquátrìnhthayđổi,khôngchỉthayđổivềhạtầngvậtchấtmàcònphảithayđổivềýthứclàmviệc.Trongvấnđềnày,vaitròcủangườilãnhđạohếtsứcquantrọng.Nếulãnhđạo không đi đầu, làm gương trong việc CĐS, sử dụng các công cụ số trong quản lý, điều hành thì rất khó để yêu cầu bộ máy bên dưới triển khai quá trình này.
Vềđầutư: CĐSlàmộtquá trình đòi hỏi chi phí, mức độ khác nhau tùy theo loại hình hoạt động của DN và mức độ chuyên sâu. Ước tính của VLA cho thấy CĐS ở DN đòi hỏi từ 200 triệu tới hàng chục tỷ đồng. Trong bối cảnh các DN cung cấp dịch vụ Logistics chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu và đang bị tác động tiêu cực của dịch COVID-19, mức kinh phí trên là một thách thức với nhiều DN. Nhiều DN cho biết, nếu đầu tư theo hướng tự động hóa như các mô hình và phần mềm nước ngoài thì tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu; còn nếu tự làm theo mô hình nội bộ sẽ mất nhiều thời gian, khó khăn, chi phí nguồn nhân lực CNTT...
Vềcôngnghệ: CĐScóthểbaogồmnhiều hoạt động khác, sử dụng các công nghệ khác nhau. Việc lựachọnđúngcôngnghệ,phùhợpvớitínhchấthoạtđộngcủaDNcũngnhưkhảnăngđầutư,trìnhđộnhânlựclàmộtyêucầuquantrọng.HiệnnayđasốDNmới chỉ dừng ở mức độ số hóa, tức làchuyểndữ liệu hoạt động sangdạnglưu trữ điện tử chứ chưa có sự kết nối và khả năng tra cứu số liệu cũng như xử lý đơn hàng trên nền tảng trực tuyến.
Vềnhânlực, nguồnnhânlựcLogisticscủaViệtNamkhôngnhữngthiếuvềsốlượngmàcònyếuvềchấtlượng.Đặcbiệt,cáccánbộquảnlýtầmcaovàtầmtrungtrongDN đangrấtthiếukiếnthứcvềquảntrị DN,quảntrịnhânsựlànhữngkiếnthứcthiếtyếu để vậnhành DN hiệu quả.Kinh nghiệmkinhdoanhquốctếvàquanhệđốitáccònhạnhẹpcũnglàmộtcảntrởcácdoanhnghiệpLogisticsViệtNamkhimuốntiếnrabênngoài.
Về cạnh tranh: Khả năng cạnh tranh của DN là một thành tố trong năng lực cạnh tranh quốc gia. Các DN Logistics Việt Nam hiện nay có khả năng cạnh tranh còn thấp, thể hiện qua việc rất ít DN đủ sức đảm nhận những dự án lớn, làm tổng thầu về Logistics cho các DN FDI và thường chỉ chấp nhận làm thầu phụ cấp 2, cấp 3. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết, và đòi hỏi các yếu tố hỗ trợ tổng hợp, từ môi trường chính sách, cơ sở hạ tầng, DN sử dụng dịch vụ Logistics cho đến công nghệ, đào tạo.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 1 tháng 1/2021)