Chăm sóc sức khỏe thời smartphone
Xu hướng - Dự báo - Ngày đăng : 10:51, 19/02/2021
Cụ thể, 1 trong 3 phụ nữ và 1 trong 4 đàn ông không vận động đúng mức được khuyến cáo - ít nhất 150 phút vận động vừa phải hoặc 75 phút vận động nặng/tuần - để có sức khỏe tốt. Không như những nguy cơ y tế toàn cầu khác, mức độ thiếu hoạt động thể chất, không giảm trên toàn cầu, và trong 1/4 thế kỷ vừa qua, người trưởng thành trên toàn thế giới không đạt được đến mức độ vận động như được khuyến cáo để có sức khỏe tốt. Vậy vận động như thế nào là phù hợp và liệu có công thức chung cho tất cả chúng ta. Câu trả lời là không và lời giải cho bài toán sức khỏe luôn đúng đó là chủ động theo dõi sức khỏe của chính mình.
Ngày nay, việc chủ động theo dõi sức khỏe ngày càng dễ dàng hơn với sự trợ giúp của công nghệ đó là các thiết bị đeo thông minh, điện thoại di động thông minh. Bằng cách theo dõi các bước đi, ước tính lượng calo đốt cháy và nhắc nhở bạn tiếp tục hoạt động thường xuyên, các ứng dụng tuyệt vời được tích hợp trên những chiếc điện thoại thông minh giúp chúng ta chủ động chăm sóc và cải thiện sức khỏe.
Bài cảnh báo, chăm sóc sức báo giới thiệu một số những ứng dụng theo dõi, khỏe được tích hợp trên smartphone.
Ứng dụng theo dõi sức khỏe - Sleep Tracking
Theo dõi giấc ngủ (Sleep Tracking) đã không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với chúng ta. Xã hội ngày càng phát triển, con người càng phải chạy đua với công việc - đồng nghĩa với việc giấc ngủ đang bị xâm hại nghiêm trọng. Ngủ đủ giấc và thức dậy vào thời điểm tối ưu sẽ không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Vì vậy theo dõi giấc ngủ ra đời và phát triển như một tính năng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ của mọi người; thông qua theo dõi các thông số cơ thể trong khi nghỉ ngơi, cung cấp thông tin hữu ích và đề xuất những gợi ý mang tính khoa học giúp con người có thể cải thiện giấc ngủ của mình.
Với các máy theo dõi giấc ngủ khác, bạn cần có một số thiết bị trên giường - một thiết bị đeo được hoặc điện thoại thông minh. Sleep as Android là một trong số ít những ứng dụng ra đời đầu tiên trong lĩnh vực chăm sóc giấc ngủ. Thực tế, ngoài khả năng theo dõi và ghi âm giấc ngủ, Sleep as Android còn có thể chơi âm thanh binaural giúp bạn rơi vào giấc ngủ tự nhiên và nhanh chóng. Với Sleep as Android, bạn chỉ cần đặt điện thoại lên đầu giường và đi ngủ.
7:39 sáng, phần mềm Sleep as Android, trên điện thoại thông minh của bạn, cho rằng đã đến lúc thích hợp để đánh thức bạn. Với độ rung nhẹ từ bàn cạnh giường ngủ, bạn cầm điện thoại lên để tắt báo thức thông minh. Khi bạn làm như vậy, điện thoại của bạn sẽ đưa ra một đề nghị sử dụng các cảm biến và camera tích hợp để chạy quét dữ liệu buổi sáng như thường lệ. Thực hiện phân tích giọng nói của bạn; đánh giá mức độ căng thẳng của bạn dựa trên quét khuôn mặt; kiểm tra các dấu hiệu quan trọng của bạn; và thông báo cho bạn chụp ảnh nốt nốt đỏ trên cẳng tay để phát hiện bất kỳ sự bất thường nào.
Sau đó, ứng dụng sẽ đưa ra một báo cáo đơn giản với các khuyến nghị mà bạn có thể gửi cho bác sĩ của mình. Thông qua đó giúp phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh nhờ vào những thay đổi nhỏ cảnh báo các dấu hiệu bệnh tiềm ẩn. Tất cả điều này được thực hiện chỉ trong vài phút, thậm chí không cần bước ra khỏi giường của bạn mỗi sáng. Nhưng trong tương lai gần, không còn chỉ là “Thức dậy lành mạnh” (theo nghĩa đen) như vậy, điện thoại của bạn sẽ đóng gói các loại cảm biến cho phép bạn đánh giá tổng thể sức khỏe của mình và hơn thế nữa để theo dõi quá trình điều trị và ngăn ngừa các bệnh khác tiến triển.
Đo huyết sắc tố không cần lấy mẫu máu
Trong tương lai gần, bạn sẽ không cần lấy máu để đánh giá nguy cơ thiếu máu. Thay vào đó, một hình ảnh đơn giản về mí mắt bên trong của bạn, nơi có thể nhìn thấy các vi mạch, sẽ giúp bác sĩ của bạn đánh giá từ xa nguy cơ thiếu máu. Đây chính xác là những gì một nhóm các nhà nghiên cứu đang thực hiện gần đây.
Bằng cách nâng cao độ phân giải hình ảnh của mí mắt bên trong được chụp bằng camera của điện thoại thông minh, một bộ thuật toán có thể đánh giá hàm lượng huyết sắc tố trong máu và giúp xác định rối loạn máu. Kết quả ban đầu cho thấy kỹ thuật này có thể so sánh với các xét nghiệm máu truyền thống qua một loạt các giá trị huyết sắc tố trong máu.
Các nhà nghiên cứu cho biết, công nghệ mới này có thể rất hữu ích trong việc phát hiện bệnh thiếu máu, được đặc trưng bởi nồng độ hemoglobin trong máu thấp. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở các nước đang phát triển, tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể do các phương pháp điều trị ung thư và ung thư gây ra.
Công nghệ đo bão hòa oxy (SpO2)
Mức SpO2 bình thường là 95 - 100%. Một số yếu tố như độ cao có thể ảnh hưởng đến mức độ bão hoà. SpO2 cũng có thể cho biết cấp độ thể lực và cường độ tập luyện của bạn. Do đó, việc biết được hàm lượng oxy ở mức độ nào trong máu sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định các vấn đề về sức khỏe của chúng ta. Các thông số này sẽ được sử dụng để kiểm tra xem ai đó có cần hỗ trợ bằng máy thở hay không, xác định tình trạng của cơ thể trước khi thực hiện các hoạt động nặng, và đồng thời phát hiện các trường hợp hơi thở ngừng trong khi ngủ. Một số thiết bị đeo thông minh hay các ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể giúp đo SpO2. Cụ thể, một số điện thoại thông minh của Samsung có các cảm biến đo nồng độ oxy trong máu và chia sẻ kết quả với bác sĩ.
Cũng giống như đo nhịp tim, để thực hiện tính năng này bạn cần đảm bảo đầu ngón tay của bạn nằm ở giữa cảm biến, không ấn quá mạnh và cố gắng giữ ổn định. Hiện nay, khi mà dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc cách ly để không xảy ra nguy cơ lây nhiễm chéo đã cho thấy vai trò quan trọng của việc theo dõi SpO2 từ xa. Các chuyên gia công nghệ khẳng định, trong các thế hệ điện thoại thông minh tiếp theo, việc đo độ bão hòa của oxy sẽ ngày càng chính xác hơn.
Chẩn đoán các trạng thái di truyền hiếm gặp
Công cụ công nghệ kiểm tra sức khỏe đa năng sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho mọi người, mà còn cho các bác sĩ. Hàng năm, khoảng nửa triệu trẻ em được sinh ra với một căn bệnh di truyền hiếm gặp trên toàn thế giới. Nhận dạng căn bệnh di truyền này đặt ra một thách thức, vì các bác sĩ có thể không gặp phải những trường hợp hiếm gặp như vậy trong sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, phát hiện sớm lại rất quan trọng để cung cấp điều trị và hỗ trợ đầy đủ.
Với suy nghĩ này, các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Kaunas (KTU) ở Litva đã phát triển một ứng dụng để xác định bệnh Huntington, một tình trạng di truyền dẫn đến suy yếu về thể chất và nhận thức. Các dấu hiệu và triệu chứng thường phát triển ở tuổi trung niên. Những người bị bệnh Huntington nhỏ tuổi hơn thường là trường hợp nghiêm trọng hơn, và các triệu chứng của họ có thể tiến triển nhanh hơn. Hiếm khi trẻ em có thể phát triển bệnh Huntington và do vậy khó chẩn đoán hơn. Ứng dụng của KTU nhằm mục đích chẩn đoán tình trạng ở những bệnh nhân có nguy cơ khi không có triệu chứng có thể phát hiện qua thị giác, thông qua một loạt các xét nghiệm đánh giá các kỹ năng thể chất và nhận thức của bệnh nhân và các dấu hiệu suy giảm sớm.
Các nhà nghiên cứu khoa học tại Đức đã đào tạo một AI để xác định các tình trạng hiếm gặp như hội chứng Mabry và hội chứng Kabuki, có đặc điểm khuôn mặt cụ thể, từ hình ảnh chân dung và dữ liệu di truyền. Phương pháp của họ đã cải thiện độ chính xác của chẩn đoán các trạng thái hiếm gặp này.
Bác sĩ da liễu bỏ túi
Khả năng kiểm tra các tổn thương da của một người thông qua điện thoại, hoàn toàn có thể thực hiện ngay nhờ các ứng dụng da liễu. Với ảnh chụp nhanh nốt ruồi, các ứng dụng như SkinVision có thể xác định nguy cơ tổn thương da của bạn. Sau khi đánh giá một nốt ruồi đáng ngờ bằng thuật toán, bức tranh được phân tích sâu hơn bởi các bác sĩ da liễu, những người sẽ đưa ra khuyến nghị bổ sung. Hơn nữa, ứng dụng sẽ gửi lời nhắc để thường xuyên đánh giá lại nốt ruồi sau một khoảng thời gian.
Các tổn thương da cần sự chú ý cẩn thận vì chúng có thể tiến triển thành ung thư da. WHO ước tính rằng hàng năm, có 2-3 triệu ca ung thư da không phải hắc tố và khoảng 132.000 ca ung thư da hắc tố. Tại Hoa Kỳ, gần 20 người Mỹ chết vì u ác tính mỗi ngày, theo Viện Da liễu Hoa Kỳ. Với việc dễ dàng phát hiện sớm thông qua điện thoại, có thể giảm đáng kể nhữngtrường hợp như vậy.
Giải mã lời nói đưa ra tín hiệu thoái hóa thần kinh
Để tăng cường chẩn đoán, các bác sĩ sẽ có thể sử dụng điện thoại thông minh để phát hiện các tình trạng thoái hóa thần kinh phức tạp. Công ty WinterLight Labs của Canada đã phát triển một AI phân tích các tín hiệu từ giọng nói của bệnh nhân, một phân tích như vậy cho phép phát hiện các tình trạng như Alzheimer, với độ chính xác 82%. Nền tảng có thể phân tích lời nói tự nhiên để phát hiện và theo dõi chứng mất trí, chứng mất ngôn ngữ và các điều kiện nhận thức khác nhau. Sử dụng một mẫu bài phát biểu ngắn trong một phút, WinterLight có thể mô tả trạng thái nhận thức, âm thanh và ngôn ngữ của người nói, bao gồm đa dạng từ vựng, độ phức tạp cú pháp, nội dung ngữ nghĩa và phát âm rõ ràng. Trong khi được triển khai với robot, công nghệ này có thể dễ dàng được điều chỉnh trên điện thoại thông minh.
Chẳng hạn, ứng dụng của KTU được đề cập trong phần trước cũng có thể đánh giá các bệnh thoái hóa thần kinh khác như Parkinson, Alzheimer hoặc mất trí nhớ. Với những phát triển như vậy, không khó để tưởng tượng một bác sĩ ngồi vuốt điện thoại của họ trong một cuộc hẹn để tăng cường chẩn đoán.
Thay lời kết
Những ứng dụng chăm sóc tích hợp trên điện thoại thông minh có thể đo được rất nhiều thông số của cơ thể con người. Do đó, không có gì là quá lời khi các nhà khoa học Đại học McMaster ở Canada đã chứng minh vai trò đáng kinh ngạc của điện thoại thông minh như một giải pháp chi phí thấp để chẩn đoán sớm và theo dõi từ xa.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể thờ ơ với những rủi ro tiềm ẩn do việc biến điện thoại di động thành công cụ đa năng cho sức khỏe, những rủi ro trong việc theo dõi cá nhân, tính không chính xác và thậm chí làm tăng các hành vi có hại như nghiện tập thể dục - một tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số tập thể dục. Một số người khác, bị ám ảnh quá mức bởi dữ liệu thu thập, tự chẩn đoán bản thân với những vấn đề hề không tồn tại. Vì thế hãy là người sử dụng “thông minh” Cđối với các ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên điện thoại thông minh hay bất cứ thiết bị thông minh nào khác.
Tài liệu tham khảo
[1]. https://medicalfuturist.com/your-smartphone-as-the-swiss-knife-of-digital-health/
[2]. https://www.nytimes.com/interactive/2019/12/19/opinion/location-tracking-cell-phone.html
[3]. https://sleep.urbandroid.org/introducing-sonar-as-sensor/
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 1 tháng 1/2021)