97% tổ chức ở châu Á - TBD thay đổi chính sách an ninh mạng

An toàn thông tin - Ngày đăng : 20:47, 28/01/2021

An ninh mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu trong xu hướng phải làm việc linh hoạt từ xa. 85% số người được hỏi trên toàn cầu nói rằng an ninh mạng cực kỳ quan trọng hoặc quan trọng hơn so với trước đại dịch COVID-19.

Việt Nam có tỷ lệ chuẩn bị sẵn sàng làm việc từ xa cao nhất thế giới

Một tỷ lệ lớn người được hỏi ở Châu Á – Thái Bình Dương (APJC) (44%) và Châu Mỹ (AMER) (50%) nói rằng an ninh mạng là cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ. Mặt khác, châu Âu có nhiều người được hỏi cho thấy rằng nó quan trọng hơn so với trước đây là 46%. 

Đây là số liệu từ Báo cáo "Tương lai làm việc từ xa an toàn" (Future of Secure Remote Work Study) do Cisco tiến hành nhằm tìm hiểu cách thức các tổ chức, DN đã chuẩn bị như thế nào trong việc đảm bảo vận hành khi buộc phải cho làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Riêng khu vực APJC, nghiên cứu đã khảo sát trên 1900 tổ chức từ 13 thị trường trong khu vực này. Điều đó giúp chúng ta hiểu được các tổ chức trong khu vực APJC khác với các đối tác toàn cầu như thế nào trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng virus corona. Sau đó, các tổ chức, DN ở đây đã thích nghi như thế nào để hỗ trợ lực lượng lao động từ xa và các kế hoạch an ninh mạng trong tương lai của họ trong việc tạo ra một tương lai làm việc phân tán.

Đảm bảo an ninh mạng cho làm việc linh hoạt từ xa - Ảnh 1.

Làm việc từ xa thành xu hướng lâu dài ngay cả sau đại dịch

Làm việc từ xa đã trở thành xu hướng tất yếu kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát kéo theo những thách thức và bất ổn khiến nhiều quốc gia bắt buộc phải thực hiện cách ly xã hội, đóng cửa biên giới. 

Phù hợp với mức trung bình toàn cầu, 54% tổ chức APJC nói rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi đột ngột sang lực lượng lao động từ xa. 7% các tổ chức trong khu vực APJC cho biết họ không chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi, ít chuẩn bị hơn 1% so với mức trung bình toàn cầu, Mỹ và châu Âu.

Mặc dù APJC phù hợp với xu hướng toàn cầu trong việc chuyển đổi sang môi trường làm việc kết hợp, nhưng vẫn tồn tại một số khác biệt:

• Vào thời kỳ đỉnh điểm của COVID-19, các tổ chức ở Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đều ghi nhận số lượng lao động từ xa thấp hơn so với phần còn lại của thế giới, nơi chỉ có 26%, 45% và 32% các tổ chức từ các quốc gia này cho biết đã huy động hơn một nửa số nhân viên của họ làm việc tại nhà.

• Mặt khác, các tổ chức ở Trung Quốc ghi nhận mức chênh lệch đồng đều giữa nhân viên làm việc từ xa và tại văn phòng là 50%.

Những phát hiện này rất có thể trùng khớp với thực tế là Đài Loan không bao giờ thiết lập bất kỳ biện pháp ngăn chặn hàng loạt hoặc toàn quốc nào trong suốt đại dịch, trong khi các quốc gia bị ảnh hưởng sớm nhất, Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông, có thể nắm bắt sớm về đại dịch, do đó giảm nhu cầu thể chế hóa công việc từ xa cho đa số lực lượng lao động tương ứng của họ.

Đại dịch COVID-19 xảy ra, 19% số DN tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa, con số tại Việt Nam là 20%. Trong đại dịch đã có 56% số DN tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và 51% số DN Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa. Dự đoán sau đại dịch, 34% số DN tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tại Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa.

Đảm bảo an ninh mạng cho làm việc linh hoạt từ xa - Ảnh 2.

So sánh tỷ lệ chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển sang làm việc từ xa giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Việt Nam có tỷ lệ sẵn sàng cao nhất thế giới là 67%

Trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia đang đi trước con đường chuẩn bị để chuyển sang làm việc từ xa, thì một số nước có nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới, như Nhật Bản (17%) và Hàn Quốc (12%), có tỷ lệ số lượng tổ chức không chuẩn bị cho sự thay đổi này nhiều hơn mức trung bình. Điều này cũng được phản ánh bởi Philippines (12%).

Đối phó với việc phải giãn cách xã hội trong tương lai nếu dịch bệnh tiếp tục bùng phát, với 67% báo cáo là đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, các tổ chức Việt Nam có tỷ lệ người được hỏi cao nhất thế giới sẵn sàng chuyển đổi ngay sang làm việc từ xa; Tiếp theo là Vương quốc Anh (59%); Ấn Độ (54%) và Indonesia (49%).

Giải quyết các mối đe dọa và thách thức về an ninh mạng trong APJC

Nhiều tổ chức hơn trong APJC đã trải qua mức tăng 25% trở lên về các mối đe dọa hoặc cảnh báo mạng kể từ khi COVID-19 bắt đầu so với mức trung bình toàn cầu là 61%. Trong khu vực APJC, Ấn Độ (73%), Indonesia (78%), Hàn Quốc (74%), Đài Loan (73%) và Việt Nam (91%) đã có nhiều tổ chức hơn trải qua mức tăng 25% trở lên về các mối đe dọa mạng và cảnh báo so với mức trung bình của khu vực là 69%.

Đảm bảo an ninh mạng cho làm việc linh hoạt từ xa - Ảnh 3.

Gia tăng cảnh báo bảo mật do làm việc từ xa

10% tổ chức ở Malaysia và 15% tổ chức ở Nhật Bản không biết liệu các mối đe dọa hoặc cảnh báo mạng của họ đã tăng hay giảm, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 8%. Đây là một nguyên nhân gây lo ngại vì khả năng hiển thị là rất quan trọng khi đề cập đến thế trận phòng thủ an ninh mạng của một tổ chức; bạn không thể bảo vệ những gì bạn không thể nhìn thấy.

Bảo mật thiết bị phổ biến khi nói đến công việc từ xa với hơn một nửa số tổ chức tại APJC cho rằng máy tính xách tay/máy tính để bàn văn phòng (58%) và thiết bị cá nhân (57%) là một thách thức để bảo vệ trong môi trường từ xa.

Tuy nhiên, nhiều DN APJC đánh dấu ứng dụng đám mây là thách thức thứ ba cần bảo vệ (52%) so với 46% tổ chức ở AMER và 27% ở châu Âu.

Ưu tiên đầu tư vào an ninh mạng cho cả hiện tại và tương lai

70% DN Châu Á - Thái Bình Dương và 78% DN Việt Nam tin rằng dịch COVID-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai, so với 68% ở AMER và 52% ở Châu Âu. Điều này khiến APJC trở thành khu vực có số lượng tổ chức đang tìm cách tăng cường đầu tư vào an ninh mạng cao nhất trong số cả ba khu vực. 

Kết quả đó cho thấy ngành bảo mật có cơ hội thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tại thời điểm này và tăng tính linh hoạt nhằm biến bảo mật thành yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thay vì cản trở cộng tác cho lực lượng lao động bị phân tán.

Đảm bảo an ninh mạng cho làm việc linh hoạt từ xa - Ảnh 4.

Gia tăng đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai tại một số quốc gia khu vực APJC

97% tổ chức trong APJC đã thực hiện các thay đổi đối với chính sách an ninh mạng của họ phù hợp với mức trung bình toàn cầu là 96%. Những thay đổi này bao gồm:

• Tăng cường kiểm soát web và chính sách sử dụng được chấp nhận (61%), tiếp theo là triển khai xác thực đa yếu tố (59%) và tăng dung lượng VPN (56%).

• Hơn một nửa số quốc gia APJC được khảo sát (Singapore, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan) có hơn 70% tổ chức cho thấy khả năng tăng đầu tư vào an ninh mạng, cao hơn mức trung bình trong khu vực.

• Vượt qua mốc 80%, Hồng Kông có số lượng tổ chức cao nhất trên thế giới dự kiến sẽ tăng đầu tư vào an ninh mạng.

Mức độ ưu tiên của các tổ chức APJC về an ninh mạng phù hợp với mức trung bình toàn cầu. 85% các tổ chức trong khu vực chỉ ra rằng an ninh là cực kỳ quan trọng hoặc quan trọng hơn trước đại dịch. Trong khu vực, Philippines (93%), Singapore (89%), Thái Lan (87%) và Việt Nam (93%) có nhiều tổ chức coi an ninh mạng là ưu tiên hàng đầu so với mức trung bình của khu vực và toàn cầu.

Đảm bảo an ninh mạng cho làm việc linh hoạt từ xa - Ảnh 5.

Những lĩnh vực được coi trọng đầu tư an toàn thông tin tại khu vực APJC

Các tổ chức, DN đang xem xét lại chiến lược an ninh mạng với trọng tâm là thế trận phòng thủ an ninh mạng tổng thể – bao gồm bảo vệ khỏi mối đe dọa, đánh giá rủi ro, kiểm toán, tuân thủ và quyền riêng tư... – là khoản đầu tư được ưu tiên hàng đầu về tầm quan trọng trong việc chuẩn bị môi trường làm việc sau dịch COVID-19. Các khoản đầu tư ưu tiên khác được các tổ chức, DN tham gia khảo sát đề cập đến bao gồm: truy cập mạng, bảo mật đám mây, xác minh người dùng và thiết bị.

Các khoản đầu tư này có thể sẽ được chuyển vào một thế trận phòng thủ an ninh mạng tổng thể như là khoản đầu tư quan trọng nhất (35% được xếp hạng đầu tiên). Các khoản đầu tư ưu tiên khác được các tổ chức báo cáo bao gồm bảo mật đám mây và truy cập mạng (23% xếp thứ nhất) và thiết bị người dùng và xác minh (19% xếp thứ nhất). Điều này tương tự như xu hướng toàn cầu, khi các tổ chức trên toàn thế giới tìm cách giải quyết và suy nghĩ lại về những cách tốt nhất để hỗ trợ tương lai linh hoạt và tương lai của công việc luôn tồn tại.

Minh Thiện