Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 15:41, 15/01/2021

Estonia tên chính thức là Cộng hòa Estonia, là quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu với diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 45.000km2 và dân số hơn 1,3 triệu người. Tuy nhiên, Estonia được coi là một trong những xã hội điện tử tiên tiến nhất trên thế giới.

Thành công của chuyển đổi số Estonia được công nhận lần đầu tiên vào năm 2000 khi Estonia vượt trội hơn nhiều nước giàu có về cung cấp dịch vụ công trực tuyến và có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có 99% dịch vụ công có sẵn trực tuyến 24/7.

Chỉ có các dịch vụ như đăng ký kết hôn, ly hôn và và giao dịch bất động sản là người dân vẫn phải ra khỏi nhà vì nhà chức trách cho rằng các giao dịch này cần có sự hiện diện của các bên liên quan, các dịch vụ còn lại chỉ cần ngồi nhà có thể giao dịch được. Hầu như tất cả mọi thứ và mọi công dân ở Estonia đều được kết nối với Internet: Trong năm 2017, 91,4% dân số sử dụng Internet; 87,9% hộ gia đình có máy vi tính; 86,7% dân cư có quyền truy cập băng thông rộng.

Kết quả khảo sát của Liên Hợp quốc, từ năm 2004 đến nay, Estonia luôn nằm trong danh sách 20 quốc gia có Chính phủ điện tử (CPĐT) phát triển nhất thế giới. Estonia là quốc gia mà CPĐT được người dân sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Estonia đứng ở vị trí thứ 13 năm 2016, thứ 16 năm 2018 và thứ 3 năm 2020 về chỉ số phát triển CPĐT. Nhìn lại quá trình phát triển CPĐT tại Estonia, bước đi đầu tiên trong chuyển đổi số của Estonia được thực hiện vào năm 1996 (chỉ sau 5 năm quốc gia giành được độc lập) với các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia.

Chương trình trọng điểm quốc gia

a. Chương trình quốc gia về tin học hóa các trường học

Chương trình quốc gia về tin hóa các trường học (Tiger Leap) do Đại sứ Estonia tại Hoa Kỳ đề xuất và được banhành năm 1996. Mục mục tiêu chính của Tiger Leap: là kết nối tất cả các trường học bằng Internet, trang bị máy tính cho các trường học và bắt đầu sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học. Mặc dù chương trình nhấn mạnh vào việc giáo dục, nhưng tác động của nó lớn hơn dự kiến ban đầu và cuối cùng đã thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của xã hội thông tin Estonia.

Chương trình "Tiger Leap" là sáng kiến đầu tiên được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn kinh phí triển khai. Tiger Leap Plus (2001-2005), một phần tiếp theo của chương trình Tiger Leap, được Chính phủ Estonia triển khai. Mục tiêu của chương trình là ứng dụng CNTT để tạo điều kiện một xã hội học tập trong các trường học và máy tính được sử dụng như một nhu cầu tất yếu của quá trình dạy và học tập. Có bốn lĩnh vực ưu tiên: Phát triển năng lực CNTT cho sinh viên tốt nghiệp, giáo viên và quản trị viên; Học ảo (phát triển phần mềm học tập, phát triển phòng tập ảo, v.v.); Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT (hiện đại hóa phần mềm và phần cứng, kết nối Internet, hỗ trợ kỹ thuật cho trường học); Thúc đẩy sự hợp tác của tất cả các bên liên quan - nhà nước, cộng đồng địa phương, trường học, phụ huynh và tổ chức khác)

Khác với Tiper Leap giai đoạn đầu năm 1998, trong giai đoạn này, Tiger Leap Foundation chi trả 33 - 50% chi phí triển khai chương trình, phần còn lại chủ yếu được chi trả bởi các Hội đồng địa phương, phần lớn trong các thành viên hội đồng Foundation là những người từ khối các trường học phổ thông, cao đẳng và đại học.

b. Chiến lược xã hội thông tin 2013

Chiến lược xã hội thông tin 2013 (Estonian Information Society Strategy 2013) được Chính phủ Estonia phê duyệt vào ngày 30/11/2006, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Chiến lược này đã được được thiết kế như một kế hoạch phát triển ngành, đề ra khung chung, các mục tiêu và các lĩnh vực hành động tương ứng để sử dụng rộng rãi CNTT trong việc phát triển xã hội và nền kinh tế tri thức ở Estonia trong giai đoạn 2008 - 2013.

Thuật ngữ "xã hội thông tin" có nghĩa là một xã hội, nơi phần lớn các giá trị được tạo ra bởi nhân loại được chứa trong thông tin. Hầu hết các thông tin được lưu trữ bởi xã hội được duy trì, biến đổi và truyền tải trong một hình thức số phổ quát. Bằng cách sử dụng một mạng trao đổi dữ liệu, tất cả các thành viên của xã hội có quyền truy cập vào thông tin. Hơn nữa, trong xã hội thông tin, tất cả các thói quen công việc trí óc được giao phó cho máy móc.

c. Chương trình số hóa đến năm 2020

Chương trình số hóa của Estonia được xây dựng năm 2013 với mục tiêu chung trọng tâm trong tương lai là: Tạo ra một môi trường tạo điều kiện cho việc sử dụng CNTT và phát triển các giải pháp thông minh ở Estonia nói chung; Tăng cường kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, phúc lợi của người dân và hiệu quả của hành chính công.

Mục tiêu chung của Chương trình số hóa Estonia 2020 xuất phát từ tầm nhìn xã hội thông tin năm 2020, theo đó, việc ứng dụng CNTT giúp Estonia đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra trong chiến lược cạnh tranh của Estonia 2020 và chiến lược phát triển bền vững Estonia.

2. Cơ sở hạ tầng phục vụ CPĐT

a. Mạng đường trục diện rộng EEBone

Tháng 10 năm 1998, cơ sở hạ tầng mạng đường trục diện rộng EEBone, có nghĩa là con đường chính (Main Road) được thiết lập, kết nối tất cả các cơ quan chính phủ bằng Internet và Mạng nội bộ (Intranet), đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Estonia vì nó cho phép kết nối mạng của tất cả các văn phòng chính phủ trên cả nước.

Cơ sở hạ tầng cung cấp truy cập an toàn vào Internet và mạng nội bộ của chính phủ. Bên cạnh đó, một số hạ tầng CPĐT khác cũng được phát triển như: Hệ thống đăng ký mua sắm công; Trung tâm CNTT của công dân - Cổng thông tin CPĐT Estonia (eesti.ee) được thiết lập vào năm 2003; Hệ thống X-Road là lớp trao đổi dữ liệu tầng giữa cho phép kết nối các cơ sở dữ liệu giữa cơ quan chính phủ.

b. X-Road

Tháng 12 năm 2001, Chính phủ Estonia đã triển khai xây dựng X-Road - là một cơ chế chia sẻ thông tin an toàn cho công dân, các cơ quan chính phủ và các doạnh nghiệp tư nhân. X-Road ra đời từ nhu cầu chuẩn hóa việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia do sự phát triển hệ thống thông tin và dịch vụ điện tử ngày càng tăng yêu cầu sử dụng chéo dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau. X- Road được phát triển để tạo ra một môi trường an toàn và chuẩn hóa cho kết nối, cho phép trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin khác nhau trong khu vực công và tư nhân, để cung cấp dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân. Khả năng chia sẻ thông tin giữa các bên giúp giảm thiểu yêu cầu nhập lại thông tin, đồng thời hạn chế vấn đề sai lệch thông tin giữa các hệ thống. Hệ thống này cho phép công dân Estonia làm mọi việc với chiếc thẻ công dân điện tử (e-ID).

Việc xây dựng X-Road bên cạnh việc lưu trữ dữ liệu thông qua những liên kết được mã hoá mà còn để phòng tránh nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Thay vì lưu dữ liệu ở cùng một nơi, chúng được phân ra tách biệt, thuộc sở hữu của chính phủ Estonia, X-Road lại được nhiều công ty lớn sử dụng.

Đóng vai trò trục xương sống của hệ thống CPĐT của Estonia, X-Road là một lớp phân tán. Dữ liệu được trao đổi trực tiếp giữa các tổ chức mà không cần tới trung gian. Nếu hai tổ chức đã thiết lập kết nối an toàn, thì việc trao đổi dữ liệu chỉ phụ thuộc vào sự sẵn sàng của họ và kết nối mạng giữa họ. X-Road cũng không thay đổi quyền sở hữu dữ liệu. Nhà cung cấp dịch vụ kiểm soát việc ai có quyền truy cập các dịch vụ. X-Road nhắm tới việc chuẩn hoá giao thức trao đổi giữa các tổ chức, cho phép các tổ chức kết nối với mọi nhà cung cấp dịch vụ mà không cần triển khai thêm các giao thức khác.

X-Road bao gồm 3 phần có liên quan mật thiết với nhau: kỹ thuật, tổ chức và pháp lý. Về mặt kỹ thuật, X-Road bao gồm những máy chủ an ninh giống nhau, đặt tại đường biên của hệ thống mạng của các tổ chức và một tập các dịch vụ phân tán. Về cơ bản, đây là một hệ thống ngang hàng với khả năng tương tác được đảm bảo bởi phần mềm phân phối tập trung.

Về mặt tổ chức, X-Road là một nhóm có trách nhiệm duy trì các dịch vụtrun gtâm, phát triển các phần mềm an ninh và truyền thông để cộng đồng có thể sử dụnghệ thống.

Về mặt pháp lý, X-Road là một tập các điều luật do Chínhphủ Estonia ban hành, nhằm thiết lập những quy tắc sở hữu rõ ràng liên quan tới dữ liệu công dân và quy định tất cả các cơ quan chính phủ sử dụng hệ thống thông tin hợp pháp phải chia sẻ hệ thống thông tin cho những đơn vị khác thông qua X-Road.

Sơ đồ Hệ thống thông tin Estonia đã thể hiện rõ vai trò "xương sống" của X-Road đối với CPĐT của Estonia; vai trò cầu nối của nó giữa các cơ quan chính phủvà các doanh nghiệp; mối quan hệ giữa X-Road và các cấu phần khác của CPĐT như e-ID, hệ thống thông tin địa lý, cổng thông tin chính phủ, các hệ thống quản trị.

Tính đến năm 2019, có đến 99% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến 24/7, có 54.000 tổ chức và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ X-road, 1000 các tổ chức và doanh nghiệp ở Estonia sử dụng X-road hàng ngày.

c.GovernmentCloud

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA - Ảnh 1.

Government Cloud (đám mây điệntoán chính quyền) là cơ sở hạtầng của chính quyền điện tử đã được Estonia tạo dựng như một nền tảng công nghệ có thể cung cấp dịch vụ và quản lý dịch vụ về công nghệ thông tin cho khu vực công một cách đơn giản nhưng an toàn. Cốt lõi của khái niệm chính quyền đám mây Chính phủ Estonia là một giải pháp tập trung dữ liệu.

Chính phủ Estonia đã thực hiện các giải pháp để huy động sự tham gia của các thành phần theo quan hệ đối tác công-tư, trong đó có Quỹ Truyền thông thông tin quốc gia (RIKS) - một quỹ phi lợi nhuận được thành lập năm 2000 và do chính Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Truyền thông quản lý cùng một số doanh nghiệp tư như Cybernetica, DELLEMC, Ericsson, Open Node và Telia–mỗi doanh nghiệp đều có một vai trò cụ thể.

Một trong những giải pháp của Government Clound là tập trung giảm bớt số lượng các khu lưu trữ dữ liệu từ 100 xuống còn 4 vào năm 2012. Hiện nay, Estonia có kế hoạch chỉcòn 2 trung tâm dữ liệu, yêu cầu cho mỗi trung tâm khoảng 2000 m2. Do đó, các trung tâm dữ liệu trở nên an toàn hơn, sẵn sàng cho truy cập hơn,linh hoạt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ lưu trữ và tư vấn.

Điểm mạnh của nền tảng công nghệ này được kết nối với những trung tâm dữ liệu khác và những bên hưởng thụ chính là các Bộ Giáo dục, Bộ Tư pháp và Bộ Cơ sở hạ tầng, Bộ Nội vụ. Để có một hệ thống đám mây điện toán hoàn hảo, cần có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng và đối tác. Đến nay, Đám mây điện toán chính quyền Estonia có 12 khách hàng ký kết hợp đồng, nó còn được sử dụng trong các cuộc bầu cử quốc gia.

d. Xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia

Estonia xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ https://www.eesti.ee) để cung cấp đến 99% các dịch vụ thiết yếu (4.000 dịch vụ trực tuyến) cho người dân, doanh nghiệp và thiết lập các hệ thống quản lý đăng ký công dân, hệ thống xác thực thông qua mã số công dân điện tử (eID), xác thực thông tin qua số điện thoại (MobileID).

Đến nay 99% công dân Estonia được cấp 01 mã số định danh duy nhất (eID) và 01 thẻ căn cước điện tử kèm chữ ký số để thực hiện giao dịch với các cơ quan nhà nước; ứng dụng Cổng dịch vụ công quốc gia hiện nay có khoảng 14.000 lượt truy cập mỗi ngày.

3. Dịch vụ CPĐT tại Estonia

Nhờ CPĐT, Estonia đã tiết kiệm 2% GDP cả nước, hơn 4000 dịch vụ được cung cấp trên nền tảng số, hơn 1 triệu thẻ y tế của người dân đã được nhập vào kho dữ liệu blockchain. Estonia đã đứng đầu thế giới trong việc thu thuế và chỉ số kinh tế kỹ thuật số. Chính phủ Estonia đã xây một hệ sinh thái cho các dịch vụ công trên nền tảng công nghệ blockchain như: định danh điện tử (e-identify), tòa án điện tử (e-Court), Cảnh sát điện tử (e-Police), y tế điện tử (e-health), bầu cử điện tử (e-Vote), hệ thống đăng ký điện tử (e-Register), thuế điện tử (e-Tax) và trường học điện tử (e-school).

a. e-ID

Một trong những nhân tố quan trọng của hệ thống CPĐT tại Estonia, chính phủ triển khai hệ thống thẻ công dân điện tử (e-ID) năm 2002. Đây là công cụ tạo ra một xã hội kết nối, khiến các dịch vụ công hay tư đều trở nên cá nhân hoá và thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo được quyền riêng tư.

Thẻ e-ID lần đầu tiên được cấp vào ngày 28 tháng 1 năm 2002 cho Tổng thống Estonia. Thẻ e-ID không được thiết kế để nhận dạng cá nhân trực quan; do đó, nó không mang ảnh hoặc bất kỳ yếu tố bảo mật vật lý nào.

Thẻ e-ID của công dân Estonia đóng vai trò là tài liệu nhận dạng chính thức và đa số người dân Estonia đều có thẻ công dân điện tử vì điều đó là bắt buộc cho tất cả công dân trên 15 tuổi. Hiện nay, hầu hết mọi công dân Estonia đều có một thẻ như vậy (95%), cung cấp cho mọi người danh tính trực tuyến an toàn và nền tảng cho quốc gia số với hơn 4.000 dịch vụ trực tuyến, bao gồm bỏ phiếu, thanh toán thuế, lưu trữ trực tuyến hồ sơ sức khỏe và hồ sơ cảnh sát…vv.

Nhờ có thẻ e-ID, các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp cũng thu được lợi ích tương tự vì họ không cần thu thập thông tin, hay tạo ra một hệ thống trao đổi thông tin từ đầu. Kết quả là các dịch vụ được thực hiện trong thời gian rất ngắn. Việc đăng ký thành lập một doanh nghiệp ở Estonia chỉ mất khoảng 18 phút, kê khai thuế mất 5 phút và việc hoàn thuế thực được hoàn tất chỉ trong vài tuần.

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA - Ảnh 2.

Nguồn: Khảo sát của Liên Hợp quốc năm 2017

Người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng có thể đưa thẻ e-ID cho người soát vé thay vì trình vé, người lái xe cũng dùng e-ID thay cho giấy phép lái xe. Một cán bộ cảnh sát giao thông có thể truy cập thông tin trong vài giây thay vì 20 phút kiểm tra giấy tờ.

Không chỉ tiện lợi, hệ thống thẻ e-ID của Estonia đã vượt qua phần lớn các hệ thống thẻ định danh điện tử khác bởi 4 điều: Phân biệt các vai trò gắn với một thẻ định danh; Bảo vệ quyền riêng tư trong thế giới số; Mở rộng các quy định pháp luật trong những trường hợp cần thiết và người dân có quyền truy cập, kiểm tra dữ liệu cá nhân của họ mà các tổ chức đang nắm giữ.

Ở Estonia, công dân được trao quyền để theo dõi các hoạt động của chính phủ và mặc dù chính phủ có thể xem dữ liệu của họ, nhưng chính phủ phải thông báo cho công dân biết khi họ sử dụng dữ liệu cá nhân của người dân.

b. e-Voting (Bỏ phiếu điện tử)

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA - Ảnh 3.

Nguồn: Theo Chương trình số hóa Estonia đến năm 2020

Estonia đã đưa khái niệm bỏ phiếu điện tử lên một bước nữa bằng cách cho phép công dân có thẻ e-ID hoặc mã ngân hàng điện tử bỏ phiếu trực tuyến từ bất kỳ máy tính nào kết nối Internet. Người dùng thẻ e-ID có thể dùng để bỏ phiếu trực tuyến rất dễ dàng. Đến thời điểm bầu cử, công dân truy cập mạng và dùng mã PIN đầu của e-ID để xác thực danh tính. Hệ thống truy cập tuổi của người đó từ cơ sở dữ liệu dân cư (qua X-Road) để xác nhận người đó có đủ tuổi tham gia bầu cử hay không. Hệ thống cũng biết về địa chỉ thường trú để cung cấp thông tin bầu cử của quận/huyện tương ứng. Khi nhập xong thông tin lựa chọn cho phiếu bầu, công dân chỉ cần nhập mã PIN còn lại để ký xác nhận "giao dịch".

c. e-School

Trường học điện tử (e-school) là một cơ sở dữ liệu và ứng dụng để lưu trữ thông tin liên quan đến việc học tập, nghiên cứu trong các trường học. Vì vậy, phụ huynh có thể xem thông tin liên quan đến con mình nhưng không được xem thông tin người khác và giáo viên có thể truy cập thông tin về các lớp học mà họ dạy. Truy cập chỉ giới hạn ở trường mà học sinh hoặc giáo viên theo học.

Những lợi thế mà hệ thống trường điện tử mang lại bao gồm sự tham gia chặt chẽ hơn của phụ huynh vào trải nghiệm học tập của con cái họ và quản trị nhà trường, và đưa thông tin về trường học cho phụ huynh và học sinh. Hệ thống đã được phát triển theo cách cung cấp thông tin về trường học trên Internet đồng thời đảm bảo tất cả thông tin được bảo mật an toàn cao.

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA - Ảnh 4.

Hệ thống thông tin của X- Road

Hệ thống sắp xếp và chuẩn hóa thông tin để cho phép lưu trữ và truy xuất dễ dàng. Nó cũng khuyến khích tích cực sử dụng CNTT trong quản lý nhà trường và cung cấp cho phụ huynh một nguồn thông tin bổ sung về trường và con cái họ bên cạnh các cuộc họp cá nhân với giáo viên.

Hệ thống tăng thêm giá trị cho ban quản lý nhà trường bằng cách cung cấp cho phụ huynh thông tin cập nhật, giúp giáo viên truy cập thông tin chính một cách nhanh chóng và hiệu quả và duy trì hồ sơ về các chỉ số hoạt động của học sinh. Có thể thấy rằng, E-School đã trở thành một trong những dịch vụ điện tử được sử dụng rộng rãi nhất ở Estonia. Nó cung cấp quyền truy cập để nghiên cứu các tài liệu và thông tin liên quan học tập và là một công cụ để giao tiếp giữa học sinh, phụ huynh, giáo viên và ban giám hiệu nhà trường.

d. e - Cabinet (Nội các điện tử)

Vào tháng 8 năm 2000, chính phủ Estonia đã thay đổi các cuộc họp nội các thành các phiên không giấy tờ bằng hệ thống tài liệu dựa trên web. Hệ thống tự động hóa quá trình chuẩn bị và cho phép các bộ trưởng chuẩn bị và tiến hành các cuộc họp nội các, xem xét các nội dung liên quan đến cuộc họp và thực hiện các nhiệm vụ khác mà không cần giấy tờ, việc này giúp giảm chi phí sao chép các tài liệu, giấy tờ liên quan đến cuộc họp.

Vào thời điểm đó, chính phủ Estonia là quốc gia đầu tiên trên thế giới chuẩn bị và tiến hành các cuộc họp của chính phủ mà không cần giấy tờ. Lợi ích thiết thực của e- Cabinet đã góp phần xây dựng niềm tin trong công chúng và niềm tin với các cộng đồng kinh doanh. Hơn nữa, nhờ hệ thống, thời gian dành cho mỗi phiên họp đã trôi qua trung bình giảm từ 4-5 giờ xuống còn 30-90 phút và chi phí hành chính được hạ xuống đáng kể.

e. e-Health (Y tế điện tử)

Hồ sở sức khỏe điện tử ra mắt năm 2008, là một hệ thống toàn quốc tích hợp dữ liệu từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau của Estonia để tạo ra một hồ sơ chung cho mỗi bệnh nhân. Hồ sở sức khỏe điện tử lưu trữ các dữ liệu về tiểu sử bệnh của bệnh nhân, thăm khám bác sĩ, xét nghiệm, điều trị tại bệnh viện, thuốc… Trong tình huống khẩn cấp, bác sĩ có thể nhận được thông tin quan trọng chẳng hạn như nhóm máu, dị ứng thuốc, mang thai v.v.. Hệ thống y tế điện tử là một Cổng thông tin bệnh nhân, các bệnh nhân có thể truy cập thông tin y tế của họ bằng cách đăng nhập vào cổng thông tin với một eID.

e-Health là một trong những dịch vụ tiêu biểu mà Estonia đã ứng dụng thành công công nghệ blockchain. Với mục đích bảo mật tuyệt đối thông tin sức khỏe, nhưng đồng thời đảm bảo quyền truy cập của các cá nhân có thẩm quyền, hệ thống thẻ điện tử ID sử dụng bởi e-Healthcare (Hệ thống y tế điện tử) áp dụng nền tảng blockchain nhằm đảm bảo sự chính trực. Theo đó, hồ sơ y tế của mỗi cá nhân được lưu giữ, theo dõi và cập nhập, mọi thông tin người kiểm tra dữ liệu, người chỉnh sửa dữ liệu và lý do đều sẽ được hiển thị đầy đủ. Kết quả đạt được là hơn 97% đơn thuốc đã được số hóa.

Đơn thuốc điện tử (số) đã được đưa ra năm 2010, hiện đang là thành công nhất trong tất cả các sáng kiến của hệ thống Y tế điện tử. Đơn thuốc số được phát triển và quản lý bởi Quỹ bảo hiểm y tế Estonia là một hệ thống chịu trách nhiệm ban hành và xử lý đơn thuốc y tế. Trong năm 2015, 95% đơn thuốc được ban hành dưới dạng điện tử.

f.e-Residency (Công dân điện tử)

Estonia là quốc gia đầu tiên mở dịch vụ điện tử cho những người không có quốc tịch nước này bằng cách cấp một danh tính số xuyên quốc gia được gọi là công dân điện tử (e-Residency). Với dịch vụ này, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể trở thành công dân điện tử của Estonia và mở một công ty kinh doanh tại Estonia chỉtrong vòng vài phút. Họ không cần phải thực sự có mặt ở Estonia và cũng không cần hoàn thành bất cứ thủ tục hành chính nào khác.

Estonia là quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ "Công dân điện tử": hộ chiếu điện tử cho phép bất kỳ doanh nhân nào cũng được quyền sử dụng các dịch vụ của Estonia. Với sáng kiến này, Estonia đang phá vỡ mối quan hệ mật thiết lâu đời giữa lãnh thổ vật chất và quyền công dân.

Chương trình này đóng vai trò là bệ phóng cho các công tymuốn kinh doanh tại Liên minh Châu Âu (EU) và hưởng lợi từ thị trường duy nhất của EU. Ước tính đến năm 2025, số công dân điện tử tại Estonia sẽ mang về 1,8 tỷ Euro cho quốc gia Baltic này.

Tính đến nay, hơn 28.000 người đã nộp đơn đăng ký trở thành"công dân điện tử "Estonia, hầu hết đến từ các quốc gia láng giềng như Phần Lan, Nga, Ukraine, Italy. Phần lớn trong số đó là các doanh nhân đang tìm kiếm môi trường phù hợp để phát triển lâu dài tại quốc gia nhỏ bé này.

Kết luận

Một trong những yếu tố chính cho sự thành công của Estonia trong việc chuyển đổi số để trở thành một CPĐT hàng đầu như hiện nay nằm ở niềm tin của người dân vào chính Chính phủ của mình. Một đất nước khó có thể thành công trong việc phát triển CPĐT và chuyển đổi số, nếu mọi người không tin vào chính phủ và sẽ thất bại nếu - thiếu niềm tin. Vì việc cung cấp tất cả dữ liệu và truy cập vào thông tin của chính phủ đòi hỏi một sự tin tưởng sâu rộng từ các công dân. Chính phủ Estonia đã xây dựng lòng tin của mình bằng những bước đi nhỏ nhưng mang tính quyết định trong gần 30 năm qua.

Sự tin tưởng được thể hiện thông qua các dự án chuyển đổi số nhỏ nhưng đầy quyết tâm đã được chứng minh làthành công. Từ việc mang máy tính đến mọi trường học của Estonia vào giữa những năm 90 đến việc triển khai hệ thống bầu cử số (e-voting), y tế điện tử (E-health)…. Những sáng kiến này đã cải thiện cuộc sống củangười dânvà không làm giảm sự tin tưởng của người dân vào chính phủ.

Bên cạnh niềm tin, một nhân tố quan trọng khác là tính minh bạch của cơ sở hạ tầng số Estonia - với tư cách là một công dân Estonia (hoặc cư dân điện tử), bạn luôn có thể đăng nhập vào giao diện cổng thông tin của chính phủ, nơi lưu giữ các thông tin, dữ liệu người dân để xem thông tin của mình và xem ai đã tìm hiểu thông tin của mình. Chính phủ Estonia áp dụng chính sách minh bạch thông tin, điều đem đến niềm tin cho những người dùng. Chính sách minh bạch thông tin đã giúp hệ thống tạo được niềm tin cho người dùng và đem lại những hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, tất cả các giao dịch giữa chính phủ và người dân, doanh nghiệp đều được theo dõi chặt chẽ để tạo ra sự minh bạch.

Cơ sở hạ tầng số đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển CPĐT nở rộ với rất nhiều dịch vụ công điện tử được phát triển để phục vụ nhu cầu của người dân và chúng đã trở thành một khía cạnh thường xuyên cho cuộc sống hàng ngày. Cơ sở hạ tầng CPĐT trên toàn quốc ở Estonia không chỉ cho phép cung cấp thủ tục hành chính hiệu quả cho công dân của mình, nó còn tạo ra một môi trường để đổi mới kinh doanh (ví dụ: cư trú điện tử). Trong đó, X-Road, đóng vaitrò trục xương sống của hệ thống CPĐT của Estonia,một cơ chế chia sẻ thông tin an toàn cho công dân và doanh nghiệp.

Ngoài công nghệ và kiến trúc, hệ sinh thái CPĐTcủa Estonia được quy định chặt chẽ bởi các công cụ pháp lý cung cấp khuôn khổ cho quá trình triển khai CPĐT, đảm bảo an toàn an ninh hệ thống cơsở hạ tầng trọng yếu về CPĐT và bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân trong các kho dữ liệu của chính phủ. Trong suốt chặng đường xây dựng CPĐT, chính phủ nước này đã xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ để phát triển CPĐT như Đạo luật Bảo vệ dữ liệu cánhân năm 1996; Đạo luật Lưu trữ dữ liệu (1998); Đạo luật Chữ ký số (2000); Đạo luật Thông tin công (2001); Đạo luật Dịch vụ xã hội thông tin (2004); Đạo luật Truyền thông điện tử (2004); Đạo luật Mua sắm công (2007).

Chính phủ Estonia luôn ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn cho phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển CPĐT tại quốc gia này. Nguồn lực ưu tiên cho chuyển đổi kinh tế, xây dựng CPĐT - Chính phủ số hàng năm ở Estonia được ngân sách đầu tư là 1,4% chi phí của chính phủ.

Tài liệu tham khảo

1.Kristiina Juurikas, 2015, Usage of Estonian publice-Services amongst young people:https://pdfs.semanticscholar.o....

2. Wimmer, M.& Bredown B. 2002. A Hollistic Approach for Providing Security Solutions ine-Government.IEEEComputerSociety.URL:

3. MaaritStröbele, NeleLeosk& Alexander H. Trechsel xUpery Ltd., Zurich, 2017:TwoCountries/ Two Decades / Two Outcomes: https://xupery.com/wp-content/uploads/2017/08/A-brief-comparison-of-e-government-solutions-in-Estonia-and-Switzerland.pdf.http://www.computer.org/csdl/p...:4 June 2015.

4. Ministry of Economic Affairs and Communications, DIGITAL AGENDA2020 FOR ESTONIA:https://www.mkm.ee/sites/default/files/digitalagenda2020_final.pdf.

5. MeelisKitsing Department of Political Science National Center for Digital Government University of Massachusetts Amherst, 2010, An Evaluation of E-Government in Estonia: http://blogs.oii.ox.ac.uk/ipp&...;conference/sites/ipp/files/documents/IPP2010_Kitsing_1_Paper_0.pdf.

6. Clift, Steven.2003. E-democracy,E-governanceandpublicnet-work.:http://www.publicus.net/articles/edempublicnetwork.html.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 17+18 tháng 12/2020)

Phạm Văn Nghĩa