"DNA" công nghệ có phải là rào cản cho sự thành công của Vingroup?
Diễn đàn - Ngày đăng : 20:13, 12/01/2021
Đóng cửa bán lẻ và hàng không, công nghệ sẽ chiếm tỷ trọng chính năm 2028
Ngày 21/8/2018, trong buổi lễ ra mắt Công ty cổ phần phát triển công nghệ Vintech, Viện nghiên cứu dữ liệu lớn, Viện nghiên cứu công nghệ cao, Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng, Vingroup đã chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Tập đoàn Vingroup đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp.
Với mảng công nghệ, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu tiên là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc thành lập Công ty VinTech, tách ra từ Công ty VinSmart. Công ty VinTech sẽ tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới. Công ty đã thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT).
Mũi nhọn thứ hai là tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội. Mục tiêu của VinTech City là tạo ra hệ sinh thái toàn diện tương tự như thung lũng Silicon để phục vụ cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin, bao gồm từ các khu văn phòng làm việc tới chỗ ăn ở... và các công ty dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi kèm.
Mũi nhọn thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc được hỗ trợ về tài chính, các đối tác của Vingroup sẽ được sử dụng hệ sinh thái của Tập đoàn để tổ chức thực nghiệm và thương mại hóa các sản phẩm.
Ngoài ra, VinTech còn lập Quỹ Hỗ trợ Khởi nghiệp và hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nước. Quỹ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào nghiên cứu và thực nghiệm các nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực của các kỹ sư khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, để góp phần thúc đẩy sự đi lên của nền công nghệ và công nghiệp Việt Nam - Quỹ cũng sẽ hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 6/2018, ông Phạm Nhật Vượng ra công văn công bố thành lập công ty cổ phần nghiên cứu và sản xuất VinSmart với vốn điều lệ ban đầu là 3 nghìn tỷ đồng trong đó VinGroup góp 80%. Đến tháng 12/2018, công ty công bố 4 mẫu smartphone đầu tiên thuộc phân khúc giá rẻ và tầm trung.
Chưa dừng lại ở đó, tháng 11/2018, Hội đồng quản trị Vingroup đã ra nghị quyết về việc thành lập cùng lúc 4 công ty con với tổng số vốn 390 tỷ đồng, trong đó bao gồm 3 công ty về công nghệ với các lĩnh vực như an ninh mạng, dịch vụ CNTT, sản xuất phần mềm.
Cuốinăm2019vàđầunăm2020,VingroupđãtừngbướchiệnthựchoáquyếttâmtrởthànhTậpđoànCôngnghệ-Côngnghiệp-Dịchvụ,trongđóCôngnghệchiếmtỷtrọngchínhkhirútdầnrakhỏicáclĩnhvựccầnsựđầutưlớnnhưbánlẻ,nôngnghiệpvàhàngkhông.Cụthể,ngày3/12/2019,Vingroupđãcôngbốviệcđạtđược thoảthuậnhoánđổicổphầnCôngtyVinCommerce(sởhữuhệthốngbánlẻVinMart,VinMart+)vàCôngtyVinEcovớiTập đoànMasan.Đểrồi,ngày18/12/2019,VingroupđưarathôngbáotrangthươngmạiđiệntửAdayroisẽsápnhậpvàoVinIDvàchuỗisiêuthịđiệnmáyVinProvới242cửahàngsẽgiảithểngaytrongtháng12/2019.
Tháng1/2020,TậpđoànVingroupđãxinrútkhỏilĩnhvựckinhdoanhvậntảihàngkhông.Quyếtđịnhđượcđưarasauchưatớinửanămtậpđoàncôngbốnhữngbướcđiđầutiênvàcũngchỉcáchgần7thángđểVinpearlAircấtcánh,theokếhoạchđãđưaratừtrước.
ViệcsátnhậpAdayroivàoVinIDđượccholàdễhiểu,khichỉlàmộtbướcchuyểnhướngđểsátvớitìnhhìnhthựctếcủathị trường khi Vingroupđịnh hướngnângcấp sàn thương mại điện tử theo mô hình "new retail" kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và trực tuyến (O2O), nhất là vào tháng 5/2019, VinID đã mua lại ví điện tử Monpay.
Mặcdùvậy,quyếtđịnhđóngcửabánlẻvàdừngthamgiavàolĩnhvựchàngkhôngkhiếnnhiềungườibấtngờ,dùbánlẻhayhàngkhôngđãđượcxácđịnhkhôngphảilàưutiêncốtlõicủaVingrouptrongthờigiantới.
Tuynhiên,kểtừkhicôngbốchiếnlượcchuyểnhướngsangcôngnghệ-côngnghiệp - dịch vụ, lĩnh vực này cũng trở thành trọng tâm đầu tư của Vingroup với quy mô tài sản bộ phận tăng nhanh. Đến cuối quý II/2019, bộ phận sản xuất của tập đoàn có tổng tài sản hơn 73.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau lĩnh vực bất động sản. Chia sẻ trên báo chí, đại diện Vingroup cho biết, hiện Vingroup đang dồn toàn lực cho hai lĩnh vực cốt lõi là công nghệ và công nghiệp, trước mắt là sản xuất ô tô xe máy và các sản phẩm công nghệ cao. Tất cả các công ty thành viên trong Tập đoàn đều cần nỗ lực chung tay đóng góp để hiện thực hoá chiến lược cốt lõi này.
Thần tốc gặt hái những thành công đầu tiên
"Quả ngọt" đầu tiên là trong lĩnh vực sản xuất smartphone, tháng 3/2020, theo báo cáo thị trường tuần cuối tháng 3/2020 do Gf K thực hiện, sau 15 tháng, Vinsmart đã chiếm đến 16,7% thị phần điện thoại thông minh Việt Nam, gia nhập nhóm ba thương hiệu có thị phần trên 15%; đồng thời giữ vững ở khoảng cách xa so với nhóm thương hiệu còn lại. Gf K ghi nhận, smartphone Vsmart chiếm ưu thế vượt trội trong phân khúc điện thoại phổ thông, có giá từ 1-3 triệu đồng. Theo đó, từ 1% tổng thị trường vào đầu tháng 2/2020 – đến cuối tháng 3/2020, phân khúc dưới 1 triệu đồng đã tăng lên 4,4%, trong đó Vsmart chiếm 77%. Tương tự, phân khúc điện thoại thông minh dưới 2 triệu đồng đã tăng từ 6,5% lên 11,1%, trong đó Vsmart chiếm 70% toàn phân khúc.
Tiếp tục đà tăng trưởng của mình, đến tháng 5/2020, VinSmart công bố đã đạt doanh số hơn 1,2 triệu điện thoại Vsmart sau 17 tháng gia nhập thị trường. Doanh số đặc biệt tăng trưởng mạnh từ đầu năm 2020, với tốc độ lên đến 260%, trung bình gần 200.000 sản phẩm bán ra mỗi tháng (từ đầu năm 2020). Sau cột mốc này, Vinsmart tuyên bố bắt đầu giai đoạn phát triển mới, hướng tới phân khúc cao cấp - thời thượng - đẳng cấp hơn.
Chưa dừng lại ở đó, Vinsmart bắt đầu tích hợp những công nghệ mới do Vingroup tự nghiên cứu và phát triển. Tháng 9/2020, VinSmart đã ra mắt mẫu smartphone Aris Pro tích hợp camera ẩn dưới màn hình và trở thành một trong số những hãng đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ này.
Để vượt qua được thử thách công nghệ, VinSmart đã hợp tác cùng Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) phát triển công nghệ AI xử lý hình ảnh VCam Kristal dành riêng cho camera ẩn dưới màn hình. VCam Kristal cho phép chụp ảnh chất lượng cao với camera ẩn dưới màn hình (camera under display - CUD). Bằng việc kết hợp các thuật toán và mô hình AI trong thị giác máy tính, nhiếp ảnh điện toán và kiến trúc mạng nơ-ron đặc biệt, VCam Kristal vượt qua các rào cản quang học của camera ẩn dưới màn hình. Công nghệ giúp loại bỏ các hiện tượng ảnh mờ, thiếu, nhiễu và loé sáng, màu sắc thiếu trung thực... để tạo ra những bức ảnh selfie sắc nét với độ phân giải 4K.
VinSmartđãtrởthànhmộttrongnhữngcôngtyđầutiêntrênthếgiớisởhữuđiệnthoạithôngminhsửdụngcameraẩndướimànhình.VCamKristalđánhdấubướctiếnquantrọngtrongcôngnghệcameraAItrênđiệnthoạidiđộng,mởracánhcửathươngmạihóacácdòngđiệnthoạicócameraẩnchấtlượngcao,hiệnthựchóatrảinghiệmmànhìnhvôkhuyết.
Bêncạnh côngnghệ VCam Kristal, Viện Nghiên cứuTrítuệnhân tạoVinAI Researchgiớithiệucông nghệ lọctiếngồnVSoundAltotrênsmartphone,dựatrênmôhìnhhọcsâu(DeepLearning)trongviệcxửlýgiọngnóivàâmthanh.VSoundAltohoạtđộngtươngtựnhưđôitaiconngười,cóthểnắmbắtchínhxácvàduytrìchấtlượnggiọngnói,đồngthờitriệtnhiễutiếngồnvớihiệuquảvượttrội.Sovớiphươngpháplọctiếngồntruyềnthống,côngnghệlọcđượccảtiếngồncốđịnhvàtiếngồnđộtngột(nhưtiếngcòicủaphươngtiệngiaothông,tiếngtrẻnhỏnôđùahaytiếnggõbànphím),đồngthờitiếtkiệmtiêuthụnănglượngcủaphầncứng.
CôngnghệVSoundAltosẽđượcứngdụngtrênđiệnthoạidiđộng,loạibỏtiếngồnkhingườidùngthựchiệncuộcgọi.Côngnghệgiúpcảithiệnchấtlượnggiọngnói,khiếnhộithoạitrởnênrõràngvàliềnmạchhơn.Trongtươnglaigần,VsoundAltosẽđượcứngdụngđểloạibỏônhiễmtiếngồnchocáchệthốnghộinghịtừxa,microphone,tainghethôngminh,thiếtbịtrợthính,hệthốnglọctiếngồntrongxehơi…
Trướcđó,ViệnnghiêncứuVinAIResearchđãcôngbố3côngtrìnhnghiêncứuđượccôngbốtạiHộinghịQuốctếvềmáyhọc(ICML)2020vàotháng7/2020vàhaikếtquảnghiêncứukhoahọcđầutiêntạiNeurIPS-Hộinghịsố1trênthếgiớivềtrítuệnhântạotạiCanadahồitháng12/2019.Tháng4/2020,ViệnNghiêncứuTrítuệNhântạoVinAIResearchcũngcôngbốnghiêncứuthànhcôngcôngnghệnhận diện khuôn mặt chính xác và ổn định cả khi sử dụng khẩu trang; trở thành một trong những đơn vị đầu tiên trên thế giới nghiên cứu thành công công nghệ này. Đặc biệt, VinAI sẵn sàng cung cấp miễn phí công nghệ nhận diện khả dụng khi dùng khẩu trang cho cộng đồng nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19
Không chỉ 2 đơn vị này, các công ty công nghệ khác của Vingroup cũng đã có những kết quả đầu tiên của mình. Tiêu biểu, Công ty dịch vụ an ninh mạng VinCSS đạt 3 chứng chỉ FIDO2 cho các sản phẩm khóa xác thực mạnh, máy chủ xác thực mạnh và hệ điều hành VOS của VinSmart do Liên minh xác thực mạnh FIDO Alliance cấp (tháng 1, 8 và 9/2020); Công ty Giải pháp và Dịch vụ công nghệ Vantix đã công bố giải pháp công nghệ VinHR tối ưu hóa năng suất lao động của nhân viên thêm 25% thông qua AI và thiết bị IoT vào tháng 5/2020; Viện nghiên cứu dữ liệu lớn Vin Bigdata với việc triển khai giải pháp chẩn đoán hình ảnh y tế VinDr với độ chính xác trung bình đạt trên 90% vào tháng 6/2020.
"Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, Vingroup đã tuyên bố tiến ra thị trường toàn cầu, trong đó điểm đến đầu tiên là Mỹ". Trong buổi trò chuyện với show "First Move" trên kênh CNN vào tháng 7/2020, bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup khẳng định, Vingroup không chỉ sẽ bán ô tô điện theo đúng kế hoạch vào năm 2021 mà điện thoại thông minh Vsmart cũng sẽ tiến vào thị trường Mỹ ngay trong năm 2020. Trong chương trình này, chia sẻ về những kế hoạch tương lai, bà Thủy cho biết, thị trường Mỹ là một thị trường rất tiềm năng và Vingroup sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực vào thị trường này trước khi mở rộng ra những thị trường quốc tế khác.
Mới đây, tháng 10/2020, Vingroup đã bắt tay với Viettel để sản xuất trạm thiết bị phát sóng 5G, với mục tiêu hướng ra thị trường toàn cầu.
Thành công bước đầu của Vingroup được cho là xứng đáng với sự đầu tư của tập đoàn này về chiến lược dài hơi, tài chính lẫn nhân sự, từ sản xuất (smartphone, xe hơi) cho đến quá trình tự nghiên cứu công nghệ lõi (AI, Big data). Người ta thấy dường như mọi nhân tài người Việt trong mọi lĩnh vực và trên thế giới dường như đều quy tụ về Vingroup, dù nơi đây vẫn nỗi tiếng là "thay đổi người liên tục".
"Mạnh vì gạo, bạo vì tiền" có đảm bảo cho sự thành công của Vingroup?
Việc Vingroup chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ không khiến nhiều người ngạc nhiên, khi mà trong top 20 công ty có doanh thu lớn nhất toàn cầu năm 2019 theo danh sách Global 500 của tạp chí Fortune thì có đến 6 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ và công nghiệp, bao gồm: Apple, Amazon, Samsung, Volkswagen, Daimler và Toyota, dư địa để phát triển 2 lĩnh vực này được cho là rất lớn và không hữu hạn. Mặc dù vậy, điểm khác biệt lớn nhất so với các công ty này, đó là việc Vingroup có xuất phát điểm là một lĩnh vực khác (bất động sản).
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, thành - bại trong lĩnh vực công nghệ phụ thuộc rất lớn vào "DNA" công nghệ. Điều này đúng cả trong nội bộ trong các công ty công nghệ lớn trên thế giới, không phải đơn giản để thành công ngoài "core businesss" (mảng kinh doanh chính).
Như với Google, trước thành công của mạng xã hội Facebook, Google dù đã rất cố gắng nhưng đều thất bại rất nhiều lần trong việc xây dựng một mạng xã hội và trình nhắn tin của riêng mình. Tiêu biểu cho những thất bại này như Orkut (được xây dựng năm 2004), Goolge Buzz (dịch vụ mạng xã hội, tiểu blog và nhắn tin ra mắt vào năm 2010), Google Plus (ra mắt năm 2011, nỗ lực lớn nhất của Google trong việc hạn chế Facebook, khi đó đã có hơn nửa tỷ người dùng), dịch vụ tin nhắn Allo (năm 2016) và Wave (năm 2009). Dù cho đến thời điểm hiện tại, Google vẫn chưa bỏ cuộc với việc cho ra đời Shoelace năm 2019 và mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Keen vào năm 2020 nhưng không mấy người còn tin vào sự thành công của công ty này trong lĩnh vực mạng xã hội.
Nếu như Google không thể thành công với mạng xã hội thì Microsoft cũng nỗ lực không kém với việc xây dựng một công cụ tìm kiếm để đánh bại chính Google. Khởi đầu từ MSN Search (năm 1998) rồi đến Windows Live Search năm 2006, Windows Live năm 2007 hay Bing năm 2009, chỉ với 3% thị phần cho đến nay, Bing rõ ràng không đủ sức ép để khiến Google phải toát mồ hôi. Còn với Facebook, dù vẫnđanglàmạngxã hội số 1, tuy nhiên trước những xu hướng ứng dụng di động mới như Whatsapp, Instagram, Snapchat hay Tiktok đã khiến mạng xã hội này đứng ngồi không yên. Dù đã mua được Whatsap, Instagram nhưng vẫn còn đó những mối lo ngại đến từ Snapchat và Tiktok. Kết quả, một loạt sản phẩm, tính năng "clone" 2 sản phẩm này đã ra đời. Như với Snapchat, để đối phó, từ năm 2016, Facebook đã mua MSQRD, ứng dụng tạo ra các bộ lọc hài hước, bổ sung vào ứng dụng Facebook và Messenger; thử nghiệm camera và cho phép gửi ảnh có thể tự hủy giổng Snapchat; viết ứng dụng nhái với tên gọi Flash cho các thị trường mới như Brazil; Instagram cũng được bổ sung tính năng tin nhắn tự huỷ và Stories.
CònđểcạnhtranhvớiTikTok,mộtloạtcácsảnphẩmmớiđượccholà"bảnsaoTiktok"củaFacebookcũngđãrađờitrongnăm2020nhưCollabhayReels.Tuynhiên,nhữngnỗlựccủaFacebookcũngkhôngthểcảnđượcđàtăngtrườngcủaSnapchatvàTikTok.
Lý giảichonhững thấtbại này của Facebook,Google,Microsoft,vịchuyêngiatronglĩnhvựccôngnghệchorằng,thấtbạinàykhôngliênquanđếntiềnhaynhânsựphụtráchkhôngđủgiỏimàlàvìnhữngthứđókhôngliênquanđến"DNA"côngnghệcủacáccôngtynày."NhữngDNAnàyđượctạorachocáccôngtyngaytừngàyđầuthànhlập,nókhiếnchocáccôngtychỉhoạtđộnghiệuquảởmộtsốmảngvàcóthểlàvậtcảnđểthànhcôngởnhữnglĩnhvựckhác.ĐólàlýdotạisaocáccôngtyGoogle,Facebook,Microsoftkhôngthểthànhcôngởcácmảngkhácdùchắcchắnhọkhôngthiếutiềnhayngườitài",vịchuyêngianàynhấnmạnh.
Nhìnlạilịchsửcáccôngtycôngnghệlớntrênthếgiớicũngcóthểthấyrõnhữngđiềunàykhimànhữnglĩnhvựcthànhcôngnhấtđềugắnliềnvớihọngaytừthờigianđầu. "DNA"côngnghệđược"gắn"ngayvàothờiđiểmđóvàtừnhữngnhàsánglậpđầutiên.NhưvớiGoogle,xuấtphátđiểmbanđầulàtìmkiếm;Applelàlĩnhvựcphầncứng;Microsoftlàphầnmềm;Facebooklàquảngcáovàmạngxãhội;Amazonlàthươngmạiđiệntử;SamsungvàHuaweicũnglànhữngcôngtyvềphầncứng;Alibabalàthươngmạiđiệntử...Nhữnglĩnhvựcthànhcôngkhácsaunàyđaphầnđềulàmởrộngtrênthànhphầncủa"corebusiness"banđầu,nhưHuaweivàSamsunglàsmartphone,Alibabavớilĩnhvựcthanhtoán,FacebookvàGooglelàlĩnhvựcquảngcáo...
Vịchuyêngiavềlĩnhvựccôngnghệnàychobiếtthêm,trênthếgiới,hiếmcónhữngcôngtycôngnghệnàothànhcôngvớixuấtphátđiểmtừnhữnglĩnhvựckhác,chủyếulàthấtbại.TạiTrungQuốc,sauthờigianpháttriển,nhiềucôngtyđangànhnghềcótiềntíchluỹvàchuyểnsanglĩnhvựccôngnghệ.Dùvậy,kếtquảđềukhôngtốt vàphảichuyểnđổichiếnlược,thànhlậpcácquỹđầutưvàocácstartupcôngnghệ.Đếnlúcnàythìcáccôngtynàymớithànhcông,đemlạinhiềulợinhuậnmàkhôngphảilàmnhữngviệckhônggiỏi.TiêubiểucóthểkểđếnnhưFusonvớiquỹKinzonCapital,đầutưvàorấtnhiềustartupcôngnghệởSiliconValley.
Tuy nhiên, khi đánh giá về Vingroup, vị chuyên gia này cho rằng, rất khó nhận xét vì không phải người trong cuộc, nhưng quan sát bên ngoài cho thấy, Vingroup hoàn toàn có cửa thành công trong lĩnh vực công nghệ vì sự bài bản, khác biệt với sự đầu tư khủng và nhân sự có chất lượng. "Mặc dù vậy, đây vẫn là một lĩnh vực phụ thuộc rất lớn vào DNA công nghệ nên không thể đo đếm sự thành công bằng tiền đầu tư, không phải cứ có nhiều tiền là tự tin sẽ thành công", vị chuyên gia này kết luận.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 17+18 tháng 12/2020)