Phát triển VNIX sẵn sàng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tại Việt Nam

Diễn đàn - Ngày đăng : 09:41, 29/12/2020

Hạ tầng mạng là một trong những yếu tố nền tảng được ưu tiên phát triển trong quá trình chuyển đổi số bởi nó giúp kết nối các nền tảng số với nhau và cung cấp dịch vụ, ứng dụng số cho người dùng.

Internet là cơ sở hạ tầng quan trọng cho kỷ nguyên kỹ thuật số trong một xã hội kết nối hoàn chỉnh. Việc thiết kế các giao thức của Internet đã diễn ra cách đây vài thập kỷ, ban đầu, Internet có cấu trúc phân cấp, được quản lý, điều hành bởi một nhóm nhỏ các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiếp (transit) (Tier-1) đảm bảo kết nối toàn cầu. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng chuyển từ transit sang phương thức kết nối ngang hàng trực tiếp diễn ra mạnh mẽ, do đó tạo ra cấu trúc Internet "phẳng" (thể hiện sự ngang hàng giữa các nhà cung cấp) thông qua kết nối với các điểm trung chuyển Internet IXP (Internet eXchange Points).

VNIX kết nối hạ tầng số phát triển VNIX sẵn sàng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hình 1. Mô hình kết nối điểm trung chuyển Internet IXP

IXPđiểmtrungchuyểnInternetkếtnốinganghàngcácmạngđộclập(ASN)vớinhau,cácthànhviênchỉcầnmộtđườngkếtnốiđếnđiểmIXP(kếtnốiđaphương-MultilateralPeering)thểkếtnốiđếnnhiềumạngkháctạiđây.CũngtạiIXP,cácthànhviênthểtựthoảthuậnvớinhauđểtạocáckếtnốiriênghaygọikếtnốisongphương(PrivatepeeringhayBilateralPeering)đểtraođổilưulượnghoặcchuyểntiếpcáclưulượngriêngtrênsởthoảthuận.

Ngày nay, các điểm IXP phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng nhanh chóng, các IXP đã hoàn toàn làm phẳng Internet bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ Tier 1, tạo ra sự thuận tiện trong kết nối Internet Trên thế giới hiện có khoảng 676 điểm kết nối IX đang hoạt động. Các IX được triển khai tại nhiều địa điểm (khu vực, quốc gia, vùng ...) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Internet, giúp giải quyết các vấn đề kết nối thuận tiện hơn, thúc đẩy trao đổi nội dung trong nước/khu vực, tăng cường chất lượng dịch vụ, giảm chi phí kết nối quốc tế/liên vùng... 

Theo thống kê các khu vực địa lý: châu Âu có 250 IXP, châu Á đứng thứ hai với 145 IXP, tiếp đến là Bắc Mỹ (122), Mỹ La tinh (102), châu Phi (57). Trong khu vực Đông Nam Á hiện có 26 điểm IXP, Lào và Brunei hiện chưa thành lập IX.

VNIX kết nối hạ tầng số phát triển VNIX sẵn sàng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 2.

Hình 3. Biểu đồ tỷ lệ các điểm IXP tại các Châu lục

IXP ngày càng phát triển trở thành một hệ sinh thái phong phú, kết nối đa dạng các mạng độc lập bao gồm mạng di động, mạng CDN, mạng xã hội, đám mây và các nhà cung cấp dịch vụ CNTT. Kết nối đến IXP trở thành con đường nhanh nhất và ngắn nhất để đến với các mạng (thành viên) khác, mang lại những lợi ích to lớn về chất lượng khi độ trễ giảm, tốc độ kết nối tăng, giảm chi phí, cải thiện băng thông và hiệu quả định tuyến (theo thống kê có đến 98% các doanh nghiệp (DN) CDN, Cloud kết nối tại các điểm IXP trên thế giới ….).

Phát triển VNIX sẵn sàng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tại Việt Nam

Đầu những năm 2000, Internet Việt Nam mới trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, các loại hình dịch vụ Internet ngày càng gia tăng với sự tham gia ngày càng nhiều các nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, các DN cung cấp dịch vụ Internet còn hoạt động đơn lẻ, chưa có kết nối trực tiếp với nhau, dẫn đến việc truy cập dịch vụ giữa các nhà mạng phải đi vòng qua các kênh quốc tế. Việc này làm gia tăng băng thông quốc tế, tạo gánh nặng chi phí cho các DN, chất lượng mạng Internet Việt Nam bị ảnh hưởng, chưa đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Trước tình hình đó, năm 2003, Bộ Bưu chính Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia VNIX, do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trực tiếp quản lý và vận hành, hoạt động theo nguyên tắc trung lập, phi lợi nhuận.

VNIX kết nối hạ tầng số phát triển VNIX sẵn sàng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 3.

Hình 4. Các thành viên có thể lựa chọn phương thức kết nối song phương và/ hoặc đa phương tại VNIX theo nhu cầu

Việc xây dựng thành công và phát triển hệ thống VNIX đã góp phần giải quyết một số vấn đề kết nối, đảm bảo cho Internet Việt Nam phát triển ổn định; kết nối các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại nhiều điểm, dự phòng ứng cứu khi kết nối của các tổ chức, doanh nghiêp có sự cố, tăng chất lượng dịch vụ, giảm chi phí kết nối, giá thành dịch vụ.

VNIX phát triển ổn định trong các năm qua, tính đến hết tháng 9/2020, VNIX có 23 thành viên, tổng băng thông kết nối 312 Gbps (chi tiết tại https://vnix.vn). Theo nhu cầu phát triển các hệ thống mạng độc lập, kết nối đa hướng, tại Việt Nam số lượng số hiệu mạng (ASN) cũng tăng trưởng mạnh trong các năm qua. Hiện đã có 345 số hiệu mạng đã được cấp phát, sử dụng tại Việt Nam, đủ điều kiện kết nối với VNIX, đây sẽ là cơ hội lớn để phát triển VNIX, xứng tầm với vai trò của một điểm IX quốc gia.

Bên cạnh những đóng góp về thúc đẩy kết nối, VNIX là nhân tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ, triển khai các công nghệ mới trong phát triển Internet tại Việt Nam, đặc biệt là ứng dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Từ năm 2010, VNIX là mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ song song IPv4 và IPv6. Trên hạ tầng kết nối VNIX, hệ thống mạng IPv6 đã được VNNIC xây dựng để hỗ trợ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kết nối thử nghiệm, dần chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng lưới của mình. 

Nhằm tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động VNIX trong phát triển hạ tầng kết nối Internet tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TTTT đã chỉ đạo đổi mới, phát triển hệ thống VNIX theo xu thế, chuẩn mực quốc tế. Với mô hình kết nối đa phương các thành viên chỉ cần một kết nối đến VNIX là có thể trao đổi định tuyến và kết nối với các mạng còn lại, bên cạnh đó, VNIX cũng hỗ trợ kết nối song phương, đây là điểm mới, mang lại cơ hội cho các DN cung cấp dịch vụ ISP hạ tầng có thể cung cấp các dịch vụ kết nối thông qua hạ tầng VNIX như dịch vụ transit quốc tế, các dịch vụ truyền tải lưu lượng riêng trên cơ sở thoả thuận riêng giữa các thành viên.

VNIX kết nối hạ tầng số phát triển VNIX sẵn sàng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số tại Việt Nam - Ảnh 4.

Hình 5. Triển khai DNS Root (F-Root) tại VNIX giúp thời gian truy vấn tên miền nhanh hơn gấp 10 lần so với trước.

VNNIC tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hệ thống VNIX như ISO 27001:2013, ISO 9001:2015, IITLv3... trong quản lý vận hành; đa dạng các nền tảng, công cụ hỗ trợ cho các thành viên kết nối như nâng cấp hệ thống phân tích thông tin định tuyến Internet (Looking Glass), hệ thống ký số tài nguyên Internet RPKI (Resource PKI), đo lường chất lượng kết nối Internet tại Việt Nam (Internet Speed), hệ thống phòng chống giảm thiểu tấn công DDoS, dịch vụ đồng bộ thời gian thực (NTP), triển khai hệ thống DNS Root…

Việc ứng dụng các công nghệ mới triển khai trên VNIX nhằm tiếp tục đảm bảo các mục tiêu bền vững: tăng chất lượng dịch vụ mạng (giảm độ trễ, tăng hiệu quả định tuyến, băng thông kết nối mạng); tăng tốc độ truy cập dịch vụ Internet tại Việt Nam (tăng tốc độ truy cập tên miền, dịch vụ tên miền và dịch vụ công); tiết kiệm chi phí (giảm chi phí kênh truyền, thiết bị kết nối định tuyến, quản lý vận hành); đảm bảo an toàn, ổn định.

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, hoạt động chuyển đổi số diễn ra rất mạnh mẽ cả trong nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Tăng cường kết nối trực tiếp, ngang hàng, kết nối qua các điểm IX nói chung và VNIX nói riêng, đảm bảo hạ tầng kết nối Internet các nền tảng số với vai trò trung lập, chất lượng cao là một chiến lược quan trọng quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng để đón đầu xu hướng, vượt lên các nước khác trong khu vực; sử dụng tài nguyên số làm động lực mới, cơ hội mới, tạo đà phát triển, là ưu thế trong cạnh tranh trên trường quốc tế.

Nguyễn Trường Giang