Hiệp định EVFTA: Làn gió mới đảm bảo sự phát triển kinh tế số Việt Nam
Kinh tế số - Ngày đăng : 19:17, 20/11/2020
Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả mục tiêu và tiến trình này, tại Hội nghị bàn tròn liên quan đến vấn đề chuyển đổi số, kinh tế số và EVFTA diễn ra vừa qua tại Hà Nội, theo TS. Carsten Schittek, Tham tán thương mại, Phái Đoàn EU tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cũng cần thay đổi tư duy, tăng cường các chính sách và hành động ưu tiên để tận dụng được cơ hội, tối đa hóa lợi ích.
Cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số từ EVFTA
Theo TS. Carsten Schittek, EVFTA là một hiệp định quan trọng không chỉ đối với EU mà nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khi Việt Nam gia hiệp định này, nó như chìa khóa mở cánh cửa kinh tế, tăng vị thế, uy tín quốc gia, đồng thời còn thúc đẩy mọi hoạt động, nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, xã hội.
Đây chính là một cơ hội, lợi thế cho một đất nước đại diện khu vực Đông Nam Á đầy tiềm năng, nổi bật với những chính sách đổi mới, và ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai trong khu vực.
Nói về thời gian trước đó (9 năm), TS. Carsten Schittek cho rằng, Việt Nam luôn kiên trì, nỗ lực và tích cực tham gia thảo luận, đàm phán. EVFTA có hiệu lực mở ra cơ hội hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp (DN) hai bên.
Khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Ngược lại, Việt Nam cũng cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan khoảng 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu)… Đây được xem là cơ hội để DN nắm bắt chính sách tốt nhất cho việc tìm kiếm cơ hội tăng cường XNK hàng hóa với các nước châu Âu.
TS. Carsten Schittek nhấn mạnh, giờ đây cơ hội mà EVFTA đem lại cũng đồng nghĩa với việc tồn tại hai mặt thuận lợi, khó khăn, bởi lẽ chúng ta đều biết rằng, thời đại của toàn cầu hóa đang bị dẫn dắt, chi phối bởi các ứng dụng, nền tảng kỹ thuật số, một nhân tố then chốt hiện hữu, thách thức mọi ngành, nghề, lĩnh vực, trong đó EVFTA không nằm ngoài ngoại lệ.
Do đó, trong giai đoạn toàn cầu phát triển thương mại điện tử (TMĐT), kinh tế số, công nghệ số, chúng ta cần chủ động, tích cực tìm cách thay đổi, điều chỉnh những hoạt động thương mại của mình, nhất là đối với những cam kết quy định trong EVFTA.
Chúng ta đều hiểu rõ, Hiệp định EVFTA mặc dù có hẳn một chương về thương mại số, TMĐT được quy định, ký kết, nhưng hiểu đúng, bản chất đây là cơ sở "đường dẫn" cho những mục tiêu thực hiện vĩ mô, nó không "chi tiết" nói cho chúng ta biết cách phải làm cụ thể thế nào, mà phải tự chúng ta nỗ lực thông qua các hoạt động, giao dịch thực tế mới tìm ra những điểm "đồng chung" để phát triển. Và chính điều này là cơ hội mở để Việt Nam - EU cùng bắt tay, hợp tác, trao đổi, thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số, thương mại số quốc tế.
"Tuy nhiên để làm được điều này, Việt Nam – EU phải thực hiện việc chia sẻ dữ liệu thông tin dùng chung, cùng sử dụng, làm được điều này, Việt Nam cần nhiều hơn nữa sự thay đổi, trong đó có viêc phát triển hạ tầng số", TS. Carsten Schittek mong muốn.
Việt Nam đang chủ động đón nhận làn gió mới kinh tế số qua EVFTA
Đối với vấn đề kinh tế số, TS. Carsten Schittek cho rằng đây là một nội dung quan trọng liên quan tới EVFTA, bởi lẽ nó trực tiếp liên quan đến thương mại số mà điều này phụ thuộc nhiều vào công nghệ số.
Nhờ có công nghệ số, chúng ta dễ dàng chuyển đổi một lượng lớn thông tin qua nền tảng hệ thống dữ liệu, giúp rút ngắn thời gian giao dịch hàng hóa thông thương, tạo ra các giá trị kinh tế nhanh, hiệu quả, đây chính là một phát minh vĩ, đưa Việt Nam – EU tiến gần nhau, hiểu nhau hơn để cùng phát triển thuận lợi.
"Hiện nay, nền kinh tế số đang là một ưu tiên không chỉ cho Việt Nam mà cả EU, đồng thời đây là chủ đề xuyên suốt tại các cuộc đàm phán song phương. Chúng ta đã có những điều khoản cụ thể và được đưa vào trong một Chương của Hiệp định EVFTA", TS. Carsten Schittek nhấn mạnh.
Để phát triển kinh tế số, chúng ta cần cố gắng loại bỏ các rào cản, các quy định cứng nhắc, các thủ tục giấy tờ hành chính phức tạp, đừng để những cản trở, khó khăn, phương thức truyền thống ảnh hưởng đến hướng đi cho các DN, cần đảm bảo xây dựng, hoàn thiện môi trường hoạt động trực tuyến, online, offline trên nền tảng hành lang pháp lý công bằng.
"Điều đáng mừng hiện nay Chính phủ Việt Nam đang tích cực thực hiện, triển khai hiệu quả lộ trình chuyển đổi số quốc gia và ở châu Âu cũng vậy, các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số đã được thực hiện tốt. Do đó, điều tự tin tưởng, sự hứa hẹn một tương lai tốt đẹp chắc chắn sẽ đến nhanh trong sự cân bằng, đối trọng này", TS. Carsten Schittek nhận định.
So sánh sự cân bằng, đối trọng này, TS. Carsten Schittek phân tích thêm, khi chuyển đổi số quốc gia được thực hiện điều đó có nghĩa Việt Nam đang hoàn toàn chủ động đón nhận làn gió mới đó là kinh tế số, điều này sẽ được thực hiện, đảm bảo trên phương thức, quy trình tự động, bởi lẽ Chính phủ Việt Nam và EU đã và đang thực hiện nhiều thủ tục điện tử, cùng nhau kiến tạo nên thông lệ điện tử mới.
Tuy nhiên, TS. Carsten Schittek cho rằng, để rút ngắn thời gian tạo nên các thông lệ điện tử mới, cần cải cách nhiều vấn đề về thủ tục giấy tờ, trong đó có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ điện tử, các quy định pháp lý kiểm dịch, sức khỏe, kiểm tra chuyên ngành…
Đánh giá cao việc chấp nhanh điện tử hóa một số giấy tờ của Việt Nam trong thời gian qua, TS. Carsten Schittek dẫn chứng, TP. Hồ Chí Minh đã thí điểm, từng bước áp dụng thực hiện các chứng nhận, chứng từ điện tử. Đây là tiến bộ của cải cách hành chính của Việt Nam đáng ghi nhận và chắc rằng sau một thời gian thực hiện hiệu quả, đây sẽ là tiền đề để Việt Nam nhân rộng mô hình này.
Bên cạnh đó, cũng giống như TP. Hồ Chí Minh, trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, có nhiều bộ, ngành của Việt Nam đã thực hiện tốt các giao dịch trên nền tảng số hóa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hợp tác với EU để áp dụng một số chứng nhận điện tử trong ngành nông nghiệp, không yêu cầu trình giấy tờ trên bản giấy, chỉ cần qua bản điện tử và đối chiếu với cơ sở dữ liệu để xác nhận, chấp nhận.
"Chúng ta cần xem ngành Nông nghiệp của Việt Nam là một hình mẫu cơ quan quản lý nhà nước tiêu biểu trong việc chấp nhận triển khai giấy chứng nhận điện tử, vậy các ngành khác cũng có thể áp dụng, thực hiện được không? Nếu chưa, việc này có thể đi từ từ theo lộ trình, trong từng giai đoạn cụ thể để phát triển", TS Carsten Schittek kỳ vọng.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề bảo vệ, đảm bảo tính minh, công bằng trong bạch trong việc thực hiện EVFTA, TS Carsten Schittek còn cho rằng, Việt Nam cần đổi mới, coi trọng việc sở hữu trí tuệ. Cần có các luật sư chuyên về lĩnh vực này, để đảm bảo môi trường tri thức, kinh tế tri thức. Việc bảo vệ tốt lĩnh vực sở hữu trí tuệ giờ hay là vấn đề thiết yếu, điều không chỉ liên quan các vấn đề bằng sáng chế, thiết kế, bản quyền mà sâu xa còn là uy tín, thương hiệu cho một quốc gia.
"Chúng ta cần đảm bảo rằng, ở Việt Nam nếu có bất kỳ sự vi phạm nào về bảo vệ trí tuệ thì chúng ta cần phải được xử lý nghiêm túc, nghiêm minh, đồng thời tăng cường hạ tầng pháp lý đảm bảo đủ mạnh để bảo vệ trí tuệ tại Việt Nam, đây là một phần quan trọng quy định trong Hiệp định EVFTA", TS Carsten Schittek nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng các tiểu ban EVFTA để hoạt động song phương, trở thành công cụ mạnh mẽ để EU-Việt Nam thường xuyên trao đổi thông tin, tăng cường sự hợp tác pháp lý.
Chia sẻ về những kinh nghiệm sẵn có của EU liên quan đến thế mạnh số, TS. Carsten Schittek khẳng định, EU luôn cởi mở, sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp, hợp tác với Việt Nam về những giải pháp số, chữ ký điện tử, tính riêng tư của dữ liệu.
"Mặc dù chúng ta có những điều khoản quy định trong EVFTA, nhưng EU luôn mong muốn có thêm các thỏa thuận chi tiết để phát triển tốt hơn nữa mối quan hệ, sự hợp tác với Việt Nam, trong đó có việc đảm bảo, thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế số của Việt Nam", TS Carsten Schittek nhấn mạnh.