Ứng dụng "Make in Viet Nam" hỗ trợ kết nối nộp, rút tiền mặt tiết kiệm thời gian xếp hàng

Make in Viet Nam - Ngày đăng : 15:22, 17/11/2020

80% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt. Vì thế, ứng dụng "Make in Viet Nam" Gutina ra đời nhằm giúp người dùng Việt Nam có thể nộp, rút hộ tiền mặt 24/7, tiết kiệm thời gian chờ cho hàng triệu người.

Hoạt động theo mô hình Uber-money

Người Việt vẫn đang có thói quen sử dụng tiền mặt và giao dịch qua ngân hàng/ATM rất nhiều. Tuy nhiên, có một thực tế là ngân hàng chỉ làm việc giờ hành chính với hàng chục người xếp hàng cùng lúc chờ được giao dịch. ATM thì bán kính vài trăm mét mới có một điểm với nhiều người đứng chờ rút tiền, chưa kể rủi ro ATM hết tiền cùng hạn chế mức giao dịch. Vậy những lúc ngoài giờ, khi bạn nhớ ra có một khoản vay đã đến hạn cần thanh toán gấp, liệu ngân hàng có mở cửa để phục vụ?

Ứng dụng

Hàng dài người ngồi xếp hàng chờ giao dịch tại ngân hàng

Chắc hẳn rất nhiều người đã rơi vào tình huống đó rồi loay hoay không biết phải làm sao. Trong thời đại công nghệ, mọi thứ trở nên tiện lợi hơn rất nhiều với những ứng dụng hỗ trợ kết nối nộp - rút hộ tiền mặt như Gutina. Đây là một startup hoạt động giống với mô hình Uber-money, có nghĩa rằng những điểm nộp, rút tiền giúp bạn chính là con người.

Gutina là nền tảng duy nhất tại Việt Nam kết nối người có lượng tiền nhàn rỗi với những khách hàng đang có nhu cầu nộp - rút hộ tiền mặt linh hoạt, siêu tốc 24/7. Khi người dùng cần nộp tiền mặt vào tài khoản hay rút tiền mặt, chỉ cần tải ứng dụng Gutina hoặc thao tác trên website để tìm kiếm người có thể hỗ trợ thực hiện các giao dịch (người cung cấp). Sau khi tìm kiếm được người cung cấp, giao dịch được hoàn thành chỉ sau 10 - 15 phút bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Ưu điểm lớn nhất của Gutina là tốc độ và tính an toàn, tiện lợi. Bạn chỉ cần tạo lệnh hoặc quét người cung cấp trên ứng dụng, lập tức người cung cấp trong khu vực đó sẽ tới tận nơi để thực hiện giao dịch thành công. Gutina giải quyết bài toán cho người dùng khi họ không thể sử dụng ngân hàng/ATM hay không có tài khoản ngân hàng, không có Internet banking hay gặp khó khăn trong việc chuyển tiền liên ngân hàng gấp rút.

Trên thế giới, những ứng dụng tương tự Gutina như soCash hay TransferWise cũng đang thu hút hàng triệu người dùng. Bởi ngay cả khi điện thoại di động biến thành chiếc ví và việc rút thẻ tín dụng để thanh toán trở nên vô cùng phổ biến, tiền mặt vẫn còn rất lâu nữa mới bị thay thế hoàn toàn. Trong điều kiện đó, các dịch vụ hỗ trợ kết nối giao dịch nộp, rút hộ tiền không qua ngân hàng/ATM sẽ ngày càng được tối ưu và nâng cấp - những ứng dụng thông minh và tiện lợi như Gutina nhờ đó cũng trở thành xu hướng tất yếu.

Tại Việt Nam, tiền mặt vẫn là "vua"

Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, tại Việt Nam, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ đạo của người dân trong nước khi mua sắm trực tuyến.

Có một nghịch lý là người Việt Nam mua hàng qua mạng rất nhiều nhưng lại chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt. Một trong những lý do khiến người dân vẫn dùng tiền mặt khi mua hàng qua mạng đó là vì người dân chưa có niềm tin vào việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù như hải quan, thuế, điện lực thì tỉ lệ không dùng tiền mặt của người dân khá cao.

Theo đại diện Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.

Điển hình như việc người dân vẫn chưa thay đổi thói quen dùng tiền mặt và còn e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thanh toán vẫn tập trung ở khu vực đô thị và chưa vươn tới được khu vực nông thôn.

"Mặc dù hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tương đối đầy đủ nhưng muốn hình thức thanh toán này đi sâu vào đời sống người dân thì cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thanh toán và khắc phục một số tồn tại, hạn chế chính mà tôi đã nêu", ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết.

Theo các chuyên gia ngành ngân hàng, một trong những nguyên nhân khiến việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa đi sâu sát vào đời sống người dân là do người dân sợ gặp rủi ro trong các giao dịch. Bởi, thời gian qua thường xuyên xảy ra các vụ "bốc hơi" tiền gửi trong ngân hàng, việc này đã khiến một số người dân e ngại.

Thời gian tới, Ngân hàng sẽ phải đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công như: điện, nước, học phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS), đồng thời ap dụng những công nghệ mới trong thanh toán điện tử tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán như mã phản hồi nhanh (QR code) và triển khai các mô hình thanh toán tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hay một số mô hình thanh toán mới.

PV