Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên

Diễn đàn - Ngày đăng : 21:11, 10/11/2020

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ những vấn đề cần triển khai để xây dựng nông nghiệp công nghệ cao.

Mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Cụ thể, theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong thời gian tới Việt Nam sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu.

Bên cạnh đó sẽ tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

Việc ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm; Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến "Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp (DN) ứng dụng công nghệ số" với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ,...) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Ngoài ra, sẽ thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Khi DN công nghệ tham gia vào nông nghiệp

Chỉ vài tháng sau khi chương trình chuyển đổi số quốc gia được ban hành, Tập đoàn Lộc Trời và Tập đoàn VNPT đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm cùng nhau hướng đến mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, nhanh chóng đưa ngành nông nghiệp trở thành kinh tế mũi nhọn.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời, chỉ có chuyển đổi mới giúp cho ngành nông nghiệp nước ta tạo lợi thế cạnh tranh tham gia chuỗi nông sản toàn cầu. Là DN dạn dày kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với người nông dân, thấu hiểu thị trường cùng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chuyển đổi, Lộc Trời càng thấy rõ sự cấp thiết chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đó vừa là xu thế vừa mang tính thời đại. 

Theo xu thế thời đại đó, những năm gần đây, Lộc Trời đặc biệt tích cực trong ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến vào chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp bền vững. Và việc lựa chọn hợp tác toàn diện với VNPT, nhà chuyển đổi số hàng đầu sẽ giúp Lộc Trời số hóa thành công ngành nông nghiệp trong bối cảnh phải chịu sự tác động nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, đại dịch toàn cầu COVID-19 khiến cho kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng gánh thêm những thách thức lớn.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên - Ảnh 1.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên - Ảnh 2.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên - Ảnh 1.

Những luống xà lách non đang được ươm tại phòng Lab nông nghiệp thông minh của VNPT Technology

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên - Ảnh 2.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên - Ảnh 5.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên - Ảnh 3.

Dưa vàng được trồng theo giải pháp nông nghiệp thông minh của VNPT Technology, cho quả nặng trung bình từ 1,3 kg - 1,5 kg

Trong khi đó, với mong muốn góp phần thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn VNPT, ông Phạm Đức Long trước đó từng khẳng định, đưa công nghệ vào nông nghiệp là trách nhiệm với đất nước. Ý thức trách nhiệm to lớn đó, VNPT đang tiên phong trong việc đầu tư tập trung vào nghiên cứu các giải pháp nông nghiệp thông minh. Chính yếu tố công nghệ sẽ thúc đẩy năng suất và hiệu quả của các sản phẩm nông nghiệp. 

Mục tiêu của VNPT chính là làm sao thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam và hỗ trợ cho người nông dân có được cuộc sống tốt hơn, làm sao người dân Việt Nam được dùng các sản phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe và giống nòi, đặc biệt trong bối cảnh nông nghiệp đang đóng góp hơn 15% vào GDP và chiếm đến hơn 40% lực lượng lao động cả nước.

Trước đó, VNPT đã nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai nhiều giải pháp liên quan tới nông nghiệp thông minh và đạt nhiều kết quả khả quan. Trong đó phải kể đến giải pháp nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác (ONE Farm).

ONE Farm được xây dựng trên nền tảng ONE IoT của công ty VNPT Technology – một đơn vị thành viên của VNPT. Giải pháp này ứng dụng công nghệ IoT, tự động hóa vào quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu canh tác cho tới khâu phân phối sản phẩm ra thị trường, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Giải pháp bao gồm các công cụ giám sát, điều khiển và quản lý quy trình; Kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và vận chuyển theo chuẩn thiết kế đáp ứng các mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao. Giải pháp có thể đáp ứng đa dạng các mô hình canh tác trong nông nghiệp.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Những dấu ấn đầu tiên - Ảnh 7.

Thời tiết, khí hậu, độ ẩm hay dinh dưỡng... sẽ không phải là yếu tố đáng ngại khi có ONE Farm

Với khả năng tùy biến và mở rộng cao, giải pháp giúp triển khai nhanh và linh hoạt các mô hình canh tác thực tiễn. Với giải pháp này, các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, độ ẩm hay dinh dưỡng... sẽ không phải là yếu tố đáng ngại với người làm nông nghiệp nữa.

Nhiều các sản phẩm nông nghiệp như rau xà lách, dưa vàng… được trồng theo giải pháp nông nghiệp thông minh trên đã được đưa ra thị trường và nhận được những đánh giá cao. Đây sẽ là những viên gạch đầu tiên của nông nghiệp thông minh tại Việt Nam, tiến tới xây dựng một ngành nông nghiệp sạch dựa trên công nghệ số.

TH