Tiêu chuẩn ISO 27501 con người được đặt vào trung tâm kinh doanh
Diễn đàn - Ngày đăng : 20:52, 15/10/2020
TIÊU CHUẨN ISO 27501: 2019
Tiêu chuẩn ISO 27501: 2019 được phát triển bởi Ủy ban kỹ thuật ISO ISO/TC 159 (Công thái học*); tiểu ban SC 1 do ông Mr Dipl-Ing Peter Frener là Chủ tịch.
Tiêu chuẩn ISO 27501: 2019: Tổ chức lấy con người làm trung tâm - Hướng dẫn cho các nhàquản lý, có thể giúp các tổ chức đáp ứng những thách thức. Trong thế giới mới với sự vận động, biến động mạnh mẽ, các tổ chức sẽkhông chỉ có tác động đến khách hàng của họ màcòn đối với các bên liên quan khác, bao gồm nhân viên, gia đình của họ vàcộng đồng rộng lớn hơn.
*Công thái học - môn khoa học liên ngành kết hợp giữa khoa sinh học người vàkhoa học kĩ thuật để tạo ra sựthích ứng giữa phương tiện kĩ thuật, môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lí, tâm lí, nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, bảo vệ sức khoẻ, an toàn vàtiện nghi cho con người. Khoa học Công thái học được ứng dụng vàphát triển vào Việt Nam trong những năm 70 thế kỉ 20. Các nhàkhoa học kĩ thuật Việt Nam tiếp cận môn khoa học này từ nhiều góc độkhác nhau, chủyếu trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật bảo hộlao động vày học lao động.
Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Từ sự ra đời của Internet đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0), những ứng dụng công nghệ ngày càng tiên tiến ra đời (như robot tự hành, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật…) đang dần thay đổi cuộc sống của chúng ta trong quátrình làm việc và tương tác với nhau.
Giống như các cuộc cách mạng trước đó, Cách mạng 4.0 có khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Những lợi ích cơ bản mà nó mang lại bao gồm việc đơn giản hoá việc thực hiện các nhu cầu của cuộc sống. Gọi một chiếc taxi, đặt chỗ một chuyến bay, thực hiện thanh toán, xem một bộ phim bất kỳ… đều có thể được thực hiện từ xa.
ISO 27500 bao gồm các nguyên tắc về tính tập trung vào con người:
Tận dụng sự khác biệt của từng cá nhân như một nguồn sức mạnh cho tổ chức;
Tạo ra tính khả dụng và khả thi cho các mục tiêu kinh doanh chiến lược;
Tiếp cận một cách có hệ thống và tổng thể;
Đưa việc đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi thành các ưu tiên của doanh nghiệp;
Trân trọng giá trị cá nhân và tạo ra công việc có ý nghĩa;
Trở nên cởi mở và đáng tin cậy hơn, hành động theo hướng có trách nhiệm với xã hội.
Đối với các doanh nghiệp, cuộc Cách mạng 4.0 đang tác động lớn đến họ. Về phía cung, nhiều ngành công nghiệp nhìn thấy công nghệ mới ra đời tạo ra những cách hoàn toàn mới giúp phục vụ nhu cầu hiện tại của con người và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị ngành công nghiệp hiện có. Nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số cho nghiên cứu, phát triển, tiếp thị, bán hàng và phân phối… nhà sản xuất sẽ tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách thức sản xuất và bán hàng. Bên cạnh đó, sựthay đổi lớn về phía cầu cũng đang xảy ra, như yêu cầu minh bạch của khách hàng ngày càng tăng, người tiêu dùng tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngày càng tích cực và chủ động.
Việc tận dụng các công nghệ này có thể giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng của mình tốt hơn, tiết kiệm được nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả sản suất. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức về vai trò của con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0: Vai trò mới của con người là gìtrong khi rất nhiều công việc đang dần bị thay thế bởi máy móc?
Hay như AI đang mang đến một cơ hội tuyệt vời để giúp mọi người - các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và người dân từ tất cả các nhóm thu nhập và quốc gia - để có được cuộc sống phong phú và bổ ích hơn. AI cũng đang đặt ra những thách thức về cách khai thác các công nghệ này để tạo ra một công nghệ bao gồm, tương lai lấy con người làm trung tâm.
Tiêu chuẩn cho mô hình quản lí bền vững
Tiêu chuẩn ISO 27501 - Hệ thống quản lý lấy con người làm trung tâm, có thể giúp các tổ chức đối mặt với những thách thức này. Theo đó, các tổ chức sẽ không chỉ quan tâm đến khách hàng của họ mà còn cả các bên liên quan khác, bao gồm nhân viên, gia đình của họ và những cộng đồng rộng lớn hơn. ISO 27501 cũng phác họa trách nhiệm của các nhà quản lý, từ việc tổ chức chiến lược, xây dựng các quy trình, đặt yếu tố con người vào quy trình đó cho đến việc hoàn thiện thủ tục và bắt tay vào thực hiện.
Phiên bản ISO 27501 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 27500, một tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà điều hành những lời giải thích về giá trị và niềm tin của một tổ chức đặt con người vào vị trí trung tâm. Các yêu cầu và khuyến nghị của nó cho thấy ISO 27500 phù hợp với mọi quy mô tổ chức dù lớn hay nhỏ, dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân.
Mỗi tổ chức đều có cách thức quản lý khác nhau. Một số tổ chức lớn thường đem các yêu cầu được quy định trong ISO 27501 phân ra cho nhiều người quản lý, trong khi đối với một tổ chức nhỏ, điều này chỉ được thực hiện bởi một hay một vài người. Mặc dù không phải tất các các điều khoản của ISO 27501 được áp dụng giống nhau cho mọi loại tổ chức, tuy nhiên hầu hết các nội dung cốt lõi đều không có gìkhác biệt. Do đó, phương pháp quản lý không phải vấn đề đáng quan tâm nhất của các nhà điều hành mà thứ họ phải xác định đó là: Tổ chức của tôi đang hướng đến điều gì?
Ông Peter Frener - Chủ tịch Tiểu ban phát triển tiêu chuẩn mới nhận định, về căn bản, ISO 27501 sẵn sàng để áp dụng cho bất kì tổ chức nào, nhưng vấn đề tìm ra bộ phận cần được triển khai lại là trách nhiệm riêng của từng tổ chức. Điều này có thể đạt được thông qua việc các nhà quản lý tự cân nhắc và đối thoại cùng các bên liên quan.
Cũng theo ông Peter Frener, mặc dù không phải tất cả các phần của tiêu chuẩn quốc tế này sẽ được sử dụng như nhau cho tất cả các loại tổ chức, tất cả các chủ đề cốt lõi đều phù hợp với mọi tổ chức. Trách nhiệm của tổ chức là xác định bộ phận nào có liên quan và có ý nghĩa đối với tổ chức mình để giải quyết phù hợp.
(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 10+11 tháng 9/2020)