"Khám phá Sài Gòn-Chợ Lớn" - Cái nhìn thú vị của du khách về Việt Nam
Truyền thông - Ngày đăng : 15:42, 25/08/2020
Đạt giải 3 Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VI năm 2020, Cuốn sách của Tim Doling "Khám phá Sài Gòn-Chợ Lớn - Di sản của Thành phố Hồ Chí Minh đang biến mất" (Exploring Saigon-Chợ Lớn - Disappearing Heritage of Hồ Chí Minh City, được in vào năm 2019) đã mang đến cho bạn đọc rất nhiều điều thú vị từ các ngóc ngách của khu chợ: Văn hóa, ẩm thực, con người…Nhưng bên cạnh đó cũng khiến mỗi chúng ta không khỏi giật mình, bàng hoàng trước sự thật nghiệt ngã là các di sản của đất nước đang ngày bị mai một và có nguy cơ "biến mất".
Giống như những cuốn sách hướng dẫn du khách nước ngoài khác của Tim, cuốn sách này nhắm chủ yếu vào số lượng khách du lịch độc lập tự do ngày càng tăng, những người có xu hướng tránh các tour du lịch trọn gói, nhưng thay vào đó sắp xếp các chuyến đi của riêng họ, đi một mình hoặc là theo nhóm nhỏ, theo tốc độ của riêng họ.
Với hơn 680 trang được chia làm 21 chương khác nhau Tim Doling đã cung cấp các chuyến đi tham quan "tự hướng dẫn" (đi bộ hoặc là đi bằng xe máy, xe ô tô) trong nhiều khu phố khác nhau, và giới thiệu các công trình di sản quan trọng nhất cho khách du lịch, cùng với tài liệu lịch sử cần thiết.
Trong "Khám phá Sài Gòn-Chợ Lớn - Di sản của Thành phố Hồ Chí Minh đang biến mất" có 10 tour du lịch Sài Gòn và những vùng ngoại ô; 6 tour trong và xung quanh Chợ Lớn; và các chương riêng về Gò Vấp, Thủ Đức/Quận 9, và Cần Giờ. Tác giả cũng dành một chương riêng về Biên Hòa - mặc dù thành phố này không phải là một phần của TP. Hồ Chí Minh, nhưng nó có một lịch sử chung lâu dài với Sài Gòn-Chợ Lớn.
Để giúp cho khách du lịch xác định vị trí chính xác của các địa điểm du lịch di sản, thì tất cả tên và địa chỉ trong sách được in bằng chữ Việt - điều này có hữu ích đặc biệt khi khách nước ngoài hỏi những người địa phương để chỉ đường, hoặc là chỉ cho tài xế taxi đi đâu. Các vị trí GPS của mỗi địa điểm di sản cũng được cung cấp.
Xuyên suốt cuốn sách này, tài liệu lịch sử được bổ sung bởi các "hộp thông tin" đặc biệt về các chủ đề cụ thể như: Kiến trúc sư Marie-Alfred Foulhoux; Ông Wang Tai và độc quyền thuốc phiện Nam Kỳ; Lịch sử cảng Sài Gòn; Đường xe tramway của Sài Gòn; Hui-Bon-Hoa ("Chú Hoa") và gia đình của ông; Lịch sử cảng hải quân; Jean-Baptiste Louis-Pierre; Sự trỗi dậy và sự sụp đổ ngoạn mục của Madame de la Souchère; Cái "Tour de l'Inspection;" Jean-Baptiste Pétrus Trương Vĩnh (1837 -1898); Quách Đàm - Ông "Vua thương mại" của Chợ Lớn; Kênh Bonard và "Cầu Ba Cẳng;" Ông Trương Văn Bến và Cty xà phòng Cô Ba; Tham dự bữa tiệc tại nhà Ông "Tổng Đốc" Đỗ Hữu Phương; Tạ Dương Minh - người thành lập Thủ Đức; và Gốm Biên Hòa.
Cuốn sách "Khám phá Sài Gòn-Chợ Lớn" cũng bao gồm một bài ngắn tên là "Di sản Sài Gòn-Chợ Lớn đang bị đe dọa," trong đó xem xét vấn đề sự phá hủy di sản trong những năm gần đây, và những cách mà vấn đề này có thể được giải quyết.
Tim Doling đã cho biết hầu hết du khách đến Việt Nam chỉ dành một hoặc nhiều nhất là hai ngày ở TP. Hồ Chí Minh, có lẽ chỉ đơn giản là sử dụng nó như một cơ sở để khám phá Địa đạo Củ Chi trước khi lên đường để xem vô số điểm tham quan khác.
Và nơi đây luôn được mô tả là "cường quốc kinh tế năng động" của đất nước, hiếm khi được coi là một trung tâm văn hóa theo đúng nghĩa của nó, một thiếu sót chắc chắn được củng cố bởi tốc độ đáng sợ khi các tòa nhà cũ còn lại của thành phố tiếp tục bị phá bỏ và thay thế bằng bê tông, kính và tháp thép…
Tuy nhiên, có một mặt khác ở phía nam thành phố, Tim cũng chỉ ra nếu chịu khó quan sát, thì vẫn có thể tìm thấy những gì còn sót lại của di sản kiến trúc trang nhã từng giúp thành phố giành được danh hiệu La Perle De l’Extrême Orient ("Hòn ngọc Viễn Đông").
Cuốn sách kết thúc với phần phụ lục hữu ích liệt kê tên lịch sử của những đường phố của Sài Gòn-Chợ Lớn trong các giai đoạn 1955-1975 và trước năm 1955.