Đại dịch Covid- 19 dưới góc nhìn y tế thông minh năm 2030
Xu hướng - Dự báo - Ngày đăng : 08:39, 21/08/2020
"Đó là kết thúc của thế giới như chúng ta biết" - một bài hát của R.E.M. (ban nhạc rock đến từ Athens, Georgia, Hoa Kỳ) trình diễn vào năm 1987, mặc dù thời điểm đó không hề có một đại dịch nào, ban nhạc đã đưa ra thông điệp như vậy. Sau 33 năm, bài hát đã trở lại trên bảng xếp hạng: đó là lần thứ 23 bài hát được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ trong tháng 3 này. Bài hát tận thế có thể đã tồn tại với chúng ta trong 33 năm với hy vọng đại dịch có lẽ sẽ không xảy ra.
Tuy nhiên, chúng ta chắc chắn rằng sau những gì đã xảy ra trong những tháng đầu năm 2020, thế giới sẽ thay đổi từ ngày này sang ngày khác và chắc chắn sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Đó là kỷ nguyên tiêu chuẩn về sức khỏe kỹ thuật số phải được áp dụng và trở thành phổ biến trên qui mô toàn cầu.
Chúng ta hãy tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra nếu đại dịch COVID-19 được dự báo trước nhiều tháng? Và các bệnh viện đã không gặp phải tình trạng quá tải thông qua sự trợ giúp của AI để quản lý tốt hơn các nguồn lực khi đối mặt với căn bệnh nguy hiểm như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu điều trị từ xa (Telemedicine) là tiêu chuẩn và việc thăm khám trực tiếp của bác sĩ với bệnh nhân là không cần thiết, phải chăng chúng ta sẽ giảm rủi ro lây truyền và giúp ngăn chặn virus nhanh hơn và dễ dàng hơn? Sẽ xảy ra điều gì nếu bệnh nhân có thể kiểm tra xem họ có bị mắc bệnh hay không, bằng các xét nghiệm tại nhà được thực hiện qua máy bay không người lái y tế và tự cách ly nếu họ dương tính?
Những kịch bản này nghe có vẻ quá tốt nhưng trên thực tế đúng là như vậy. Đại dịch toàn cầu COVID-19 xảy ra đã cho thấy những điều mà y tế thông minh có thể mang lại mà chúng ta nghĩ là "không tưởng". Sự thật này đã tạo ra sự chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân loại được ví như Thuyết vị lai trong y tế (The Medical Futurist): tiên phong và gây sốc; xóa bỏ truyền thống, ủng hộ cái mới. Trên thực tế, công nghệ cần thiết để thực hiện điều không tưởng như vậy đã tồn tại nhưng không được triển khai trên quy mô lớn. Lý do có thể là do các chính sách và các sáng kiến của các chính phủ trên thế giới đã không đủ để khuyến khích và hỗ trợ để các công nghệ y tế thông minh được triển khai trên diện rộng.
Tuy nhiên, ngay từ đầu, y tế thông minh đã cho thấy là một giải pháp thích hợp để xử lý mối đe dọa của COVID-19. Vì vậy, chúng ta hãy tìm hiểu xem câu chuyện COVID-19 sẽ được xử lý như thế nào trong tình huống không tưởng về y tế thông minh, điều mà chúng ta mong muốn có được. Đây chắc chắn là những thứ chúng ta cần để có thể xử lý tốt hơn một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng có thể xảy ra trong tương lai.
AI dự báo được một đại dịch sắp xảy ra
Điều gì hỗ trợ tốt hơn để dự báo về một đợt bùng phát dịch bệnh sắp tới hơn ngôn ngữ dự đoán. Thay vì dẫn đến "Ngày phán xét" như dự đoán trong bộ phim Terminator, trí tuệ nhân tạo AI là một công nghệ không thể thiếu trong môi trường y tế thông minh, là cơ sở để thiết lập y tế thông minh lý tưởng. Công nghệ này có thể cảnh báo các chuyên gia trước một tuần đại XU HƯỚNG - DỰ BÁO 124 Số 7+8 tháng 7.2020 dịch sắp xảy ra và thậm chí nhiều tháng trước khi nó phát tán ra các quốc gia. AI có thể làm được như vậy bằng cách truy xuất hàng tấn dữ liệu từ các báo cáo tin tức, dữ liệu hàng không và báo cáo dịch bệnh động vật. Điều này được thực hiện trong vài phút, nhưng nếu để con người thực hiện thì sẽ mất vài tháng. AI dự báo trước được xu hướng, ngành dịch tễ học phân tích xu hướng đó và đưa ra cảnh báo cho các nhà chức trách để có những hành động kịp thời.
Bây giờ, chúng ta có thể biết về một công ty AI như vậy, đó là BlueDot. BlueDot đã giúp các nhà dịch tễ học đưa ra cảnh báo đầu tiên về sự bùng phát COVID-19, trước cả khi Tổ chức Y tế thế giới WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ) đưa ra cảnh báo. Tuy nhiên, ví dụ về BlueDot chỉ là ngoại lệ mà đáng nhẽ ra nó phải là một quy chuẩn. Một công ty AI như vậy có thể không giúp xác định bệnh nhân số 0 và một ổ dịch chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, dự báo mà công nghệ AI đưa ra có thể hỗ trợ các tổ chức chăm sóc sức khỏe chuẩn bị tốt hơn và không bị áp lực.
Mới đây AI còn được tích hợp trong hệ thống lý tưởng để chăm sóc sức khỏe nhằm hỗ trợ các bệnh viện quản lý nguồn lực của họ. Điều này sẽ ngăn chặn được tình huống các bệnh viện bị "sụp đổ" dưới áp lực khi dịch bệnh tấn công. Qvetus đã phát triển một thuật toán như vậy. Các nhà nghiên cứu khác cũng đã công bố phát hiện của họ trong Khung AI để hỗ trợ ưu tiên nguồn lực cho các trường hợp quan trọng. Tuy nhiên, hiện Khung AI này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Tất cả chúng ta đều đọc tin tức về các bệnh viện trên toàn thế giới đang phải gồng mình để đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế trong sự thiếu thốn về các thiết bị y tế cũng như thiết bị bảo vệ. Nếu các trường hợp sử dụng AI như vậy được ứng dụng rộng rãi hơn, các nhà chức trách có thể có hành động kịp thời để ngăn chặn căn bệnh này, trước khi đại dịch bùng phát.
Dữ liệu chăm sóc sức khỏe và điện thoại thông minh không biên giới
iên giới Có một điều khá thú vị, thế giới đã thay đổi khi đối mặt với đại dịch và có một ranh giới nghiêm ngặt giữa cuộc sống của chúng ta trước đây và cuộc sống kể từ đó. Trước đây, trong thế giới tiền COVID-19 của thế kỷ 21, chúng ta đã quá an ủi bởi sự giàu có của mình. Thật dễ dàng để nhắm mắt làm ngơ trước những quyết định kinh tế thảm khốc, hệ thống chăm sóc sức khỏe bị cắt giảm và chính sách môi trường hoàn toàn tê liệt. Trong thế giới hậu COVID-19, chúng ta có thể thấy sự phát triển của khoa học một lần nữa. Vào những lúc khẩn cấp, tất cả chúng ta đều cần những sự thật có thật, dựa trên cơ sở khoa học để mang lại cho chúng ta hy vọng, sự bình tĩnh và sáng suốt.
Chính vì vậy, trong một điều không tưởng về y tế thông minh, dữ liệu bệnh nhân và vô số vấn đề luôn đồng hành cùng dữ liệu, đó là về bảo mật và quyền riêng tư sẽ chỉ là những vấn đề của quá khứ. Một phần vì công nghệ Blockchain sẽ đảm bảo tính bảo mật của những dữ liệu nhạy cảm này, hoạt động như một cuốn sổ cái chia sẻ minh bạch của các loại hồ sơ; làm việc theo cách tương tự như các sáng kiến mà Estonia đang thực hiện để bảo đảm hồ sơ sức khỏe cho các công dân của mình. Ngoài ra, chính phủ và các cơ quan y tế công cộng minh bạch về việc sử dụng các dữ liệu nhạy cảm này; chia sẻ hiệu quả thông tin phù hợp với người dân, hạn chế tin tức giả mạo đến từ các công ty truyền thông xã hội; và cần chú ý đến lời khuyên của các nhà khoa học khi nói đến khủng hoảng sức khỏe. Theo quan điểm và phân tích của các nhà khoa học về virus, các đường cong dịch bệnh và các biện pháp làm phẳng đường cong chắc chắn là điều cần tuân theo. Và thực tế đã nhanh chóng chỉ ra rằng điều trị từ xa (Telemedicine) sẽ rất cần thiết trong đại dịch COVID-19, cần tạo ra các biểu đồ, liên tục phân tích các đường cong và xem xét các phương pháp điều trị có thể.
Công chúng vì thế đã cởi mở hơn trong việc cung cấp dữ liệu chuyển động ẩn danh dựa trên điện thoại thông minh của họ. Dữ liệu này sẽ cho phép truy tìm dấu vết tiếp xúc nhanh hơn và giúp theo vết bệnh nhân dễ dàng hơn. Thực tế đây là các cách bảo vệ quyền riêng tư để theo dõi những người có khả năng lây nhiễm COVID-19 - đang được thực hiện bởi Viện Công nghệ Massachusetts MIT, Đại học Cambridge và một nhóm các trường đại học châu Âu khác. Điều này làm dấy lên lo ngại của người dân về những dữ liệu riêng tư của cá nhân bị lộ. Tuy nhiên, giữa lúc đại đại dịch đang ngày càng gia tăng, với việc cho phép sử dụng dữ liệu như vậy, công dân đã đóng góp cho một mục đích cao cả, mà không phải lo sợ sự kéo dài của thuyết "Big Brother".
Công nghệ mang dịch vụ y tế tới tận nhà
Trong điều kiện lý tưởng về kết nối an toàn, mọi người dân được chủ động theo dõi sức khỏe của mình thông qua việc sử dụng các cảm biến sức khỏe kỹ thuật số và thiết bị đeo thông minh. Những thiết bị này giúp cập nhật tình hình sức khỏe trong thời gian thực. Nếu có bất kỳ một dấu hiệu nhỏ do bị nhiễm trùng mà không biểu hiện triệu trứng rõ ràng, các thiết bị này có thể thông báo cho bác sĩ riêng của người bệnh để đề xuất cách xử lý tiếp theo. Việc tích hợp dữ liệu đó vào hồ sơ y tế có thể cho phép AI phát hiện ra những người có nguy cơ cao hơn, dựa trên lịch sử y tế và dữ liệu gen của họ, và đưa ra lệnh nhập viện ngay lập tức.
Để phù hợp với việc chuyển hướng chăm sóc hướng đến bệnh nhân với sự trợ giúp của các cảm biến sức khỏe, bệnh nhân có thể phải thực hiện thêm xét nghiệm tại nhà thông qua các bộ dụng cụ kiểm tra đã được xác nhận sẵn, mà không cần phải rời khỏi nhà. Những bộ dụng cụ này tương tự như bộ dụng cụ được cung cấp bởi các dịch vụ từ xa như PlushCare và Everlywell, được đặt hàng trực tuyến hoặc do các cơ quan y tế cấp và giao qua máy bay không người lái. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, bệnh nhân có thể gửi lại thông qua cùng một phương pháp mà không cần tiếp xúc giữa người với người. Rwanda là một ví dụ, quốc gia này đã sử dụng máy bay không người lái để cung cấp vật tư cho các bệnh viện. Câu hỏi đặt ra là vậy tại sao chúng ta không đi một bước xa hơn và đưa vật phẩm y tế trực tiếp đến bệnh nhân?
Việc kiểm tra hàng loạt như vậy sẽ cho chúng ta thấy một bức tranh rõ ràng hơn về phần dân số đã nhiễm virus và ai trong số họ cần chăm sóc y tế. Xét nghiệm sớm và hàng loạt là một trong những lý do để kiểm soát thành công COVID-19 của Đức.
Điều trị từ xa Telemedicine
Điều trị từ xa được giả định là cách thông thường để cung cấp tư vấn trong môi trường y tế số lý tưởng, ngay khi chính quyền áp dụng các biện pháp phong tỏa hoặc các biện pháp giãn cách xã hội, khi đó không có gì thay đổi trong cách mọi người nhận được các lời khuyên y tế. Chỉ khi cần thực hiện các xét nghiệm kỹ lưỡng hơn hoặc cần chú ý đặc biệt thì mọi người mới nên đến các cơ sở y tế.
Ngay cả trong các cơ sở y tế, công nghệ sẽ giúp xử lý các loại virus rất dễ lây lan như SARS-CoV-2. Robot y tế từ xa sẽ giúp theo dõi bệnh nhân, giống như các robot đã được sử dụng khi bắt đầu dịch ở Mỹ, được trang bị màn hình để liên lạc và các công cụ y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Robot khử trùng đảm nhiệm việc giảm thiểu tiếp xúc của nhân viên; giống như cách khử trùng bệnh viện ở Vũ Hán.
Trước đại dịch, chỉ có 1 trên 10 bệnh nhân tại Hoa Kỳ sử dụng dịch vụ điều trị từ xa; nhưng trong đại dịch đã cho thấy một sự hồi sinh của Telemedicine trong những trường hợp đặc biệt này. Tại Hoa Kỳ, việc sử dụng ứng dụng Telemedicine của Amwell đã tăng 158% kể từ tháng 1 và các cuộc hẹn thông qua PlushCare tăng 70%. Tại Đan Mạch, các nhà cung cấp CNTT của chính phủ và y tế đã tạo ra một ứng dụng tư vấn video và chỉ trong vòng 15 phút kể từ khi phát hành đã có hơn với 5.000 lượt tải xuống, và số người dùng đã chấp nhận sử dụng ứng dụng này ngày càng tăng lên.
Bức tranh y tế thông minh năm 2030
Chúng ta đã tưởng tượng đại dịch COVID-19 sẽ diễn ra trong giả thuyết điều kiện không tưởng về y tế thông minh, khi mà tất cả các công cụ kỹ thuật số đã được áp dụng. Chúng ta chắc chắn không thể biết điều gì thực sự sẽ xảy ra với nhân loại vào năm 2030. Có lẽ sẽ có nhiều đợt đại dịch trong thập kỷ tới. Sẽ có những quyết định lớn cần được đưa ra về an ninh kỹ thuật số cũng như các vấn đề môi trường ở quy mô địa phương và toàn cầu; Những điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thứ từ nền kinh tế đến lối sống của chúng ta. Chúng ta hãy tiếp tục tưởng tưởng, dịch chuyển thời gian đến năm 2030 bằng cách sử dụng một công cụ thực tế ảo VR để cùng xem xét những gì y tế thông minh có thể hỗ trợ khi đối diện đại dịch.
Chúng ta lắng nghe AI (nhưng tự mình đưa ra quyết định)
Đến cuối thập kỷ, chúng ta đã làm chủ được khoa học về công nghệ số và xóa bỏ sự thiên vị ra khỏi tất cả các chương trình. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tin tưởng AI khi nói đến dữ liệu lớn, khi nó đưa ra cảnh báo, trợ giúp thiết kế thuốc. Nó thậm chí còn giúp dự báo sự lây lan của các đại dịch xảy ra vào bất kỳ thời gian nào. Cuối cùng, đã có một sự hợp tác toàn cầu về kiểm soát đại dịch và sự thống trị kỹ thuật số hoàn toàn không lấn át cuộc sống hàng ngày của mọi người mà là giúp chúng ta đưa ra quyết định sáng suốt.
Bệnh nhân là trung tâm của sự chăm sóc
Đến năm 2030, Telemed trở thành cách chăm sóc chủ yếu và phổ biến: những gì được bắt đầu với COVID-19 đã trở thành hiện thực đầy đủ. Để gặp một chuyên gia y tế chỉ cần có công nghệ (như Telemed hoặc Chatbot). Khi bệnh nhân trở thành tâm điểm chăm sóc, các bác sĩ xử lý dữ liệu trực tuyến của bệnh nhân thông qua công nghệ Blockchain. Họ hợp tác đưa ra quyết định chung, dựa trên các ứng dụng và thiết bị đeo của bệnh nhân.
Dữ liệu chăm sóc sức khỏe là dầu mới
Giống như dầu, đối với những người nhìn thấy giá trị cơ bản của dữ liệu và học cách trích xuất và sử dụng nó, sẽ có những phần thưởng rất lớn. Vì sức nóng của virus corona, tất cả chúng ta đều biết rằng bản thân mình phải từ bỏ một số khía cạnh riêng tư để chăm sóc sức khỏe và phòng chống lây lan virus tốt hơn - Chia sẻ dữ liệu của mình để đảm bảo cho gia đình và xã hội của chúng ta an toàn. Nguyên tắc toàn cầu đảm bảo an toàn cho dữ liệu nhạy cảm của mỗi chúng ta sẽ được thiết lập vào năm 2022.
Công nghệ sinh học – ngành công nghiệp hàng đầu
Công nghệ sinh học hiện là ngành công nghiệp năng lượng mới. Nó giúp sáng tạo ra các loại thuốc, vắc-xin khi cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết - năm 2020 công nghệ sinh học sẽ cách mạng hóa việc chăm sóc sức khỏe, và đến năm 2030, điều đó sẽ thành hiện thực. Công nghệ sinh học là các sản phẩm kết hợp điện tử và tế bào sống, cấy ghép và cải thiện cơ thể là một chuẩn mực mới, giống như giải trình tự gen là món quà đầu tiên mà các em bé trên toàn thế giới nhận được; thông qua hệ gen dược lý (pharmacogenomics), cha mẹ biết ngay loại thuốc nào sẽ giúp con mình trong tương lai.
Một điều chắc chắn, vào năm 2030, tất cả chúng ta sẽ nhớ những gì chúng ta đã làm trong những tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, để áp dụng các công nghệ khoa học viễn tưởng trên phạm vi toàn cầu, sức khỏe kỹ thuật số cần một sự chuyển đổi văn hóa thực sự để cất cánh. Thay vì chứng kiến các trường hợp sử dụng công nghệ riêng biệt để hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân, việc áp dụng rộng rãi sức khỏe kỹ thuật số như là tiêu chuẩn phải là điều bắt buộc. Điều này sẽ giúp quản lý tốt hơn các cuộc khủng hoảng sức khỏe tiếp theo; mà không gây quá tải cho các bên liên quan ở mọi cấp độ chăm sóc sức khỏe. Và có lẽ tất cả những điều này sẽ mang lại một sự thăng hoa về tinh thần, nơi lòng trắc ẩn và sự hợp tác là có thật và là điều bình thường trong cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
1.https://medicalfuturist.com/how-would-have-covid-19-taken-place-in-a-digital-healthutopia/
2.https://qventus.com/blog/predicting-the-effects-of-the-covid-pandemic-on-us-healthsystem-capacity/
3. https://medicalfuturist.com/digital-health-in-rwanda/
4. https://www.wired.com/insights/2014/07/data-new-oil-digital-economy/
5. https://medicalfuturist.com/looking-back-at-covid-19-from-2030/
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 7+8 Tháng 8/2020)