Triển khai nền tảng dữ liệu chăm sóc y tế - thúc đẩy mô hình chăm sóc dựa trên giá trị

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 07:32, 12/08/2020

Đại dịch COVID-19 đã tạo một sức ép không nhỏ lên hệ thống y tế của các nước trên toàn thế giới, đã kiểm tra năng lực của hệ thống y tế trong công tác chăm sóc người bệnh và bảo vệ nhân viên y tế tại những thời điểm khủng hoảng nhất.

Nhiều nước đã phải triển khai xét nghiệm trên một phạm vi rộng lớn, phải dành chỗ cho bệnh nhân tại các bệnh viện, và bảo đảm sẵn sàng các thiết bị y tế quan trọng như máy thở và khẩu trang. Nhưng kết quả đạt được lại rất khác nhau giữa các nước. Một số quốc gia đã nhanh chóng thực hiện các kế hoạch ứng phó với đại dịch; giúp hạn chế đáng kể sự lây lan. Một số quốc gia không hành động sớm và người bệnh do nhiễm COVID-19 đã tràn ngập các cơ sở y tế. 

Trong một số trường hợp, để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, các nước đã có những quyết định cấm đi lại và cách ly xã hội, đã tạo ra sự khác biệt trong việc kiểm soát dịch bệnh. Đại dịch đã góp phần khuếch đại những thách thức về hồ sơ y tế chồng chất, khoảng cách chăm sóc y tế (sự khác biệt giữa các thực hành tốt nhất được đề xuất và dịch vụ chăm sóc thực sự được cung cấp) ở cấp độ toàn cầu.

Triển khai nền tảng dữ liệu chăm sóc  y tế - thúc đẩy mô hình chăm sóc dựa trên giá trị - Ảnh 1.

Để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nhiều nhà cung cấp dịch vụ y tế đã chủ động giảm hoặc dừng các cuộc gặp trực tiếp đối với các yêu cầu y tế không phải COVID-19, từ chăm sóc thường xuyên của bệnh viêm họng đến điều trị các bệnh mãn tính, ung thư và thậm chí là dịch vụ sức khỏe tâm lý. Đồng thời, kết quả một cuộc thăm dò mới đây của American College of Emergency Physicians and Morning Consult  đã cho thấy những lo ngại của người dân về việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế trong đại dịch COVID-19 và hỗ trợ cho những nỗ lực nhằm bảo vệ những người ở tuyến đầu. Gần một phần ba số người Mỹ được hỏi, cho biết đã trì hoãn hoặc tránh thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế vì lo ngại về khả năng phơi nhiễm với virus. 

Dữ liệu cũng xác nhận một  xu hướng đáng lo ngại  tại các khoa cấp cứu, đối với những người đang tránh thực hiện chăm sóc y tế trong khi mà họ thực sự cần: Hơn một nửa số người cho biết, họ lo lắng về việc tiếp cận với bác sĩ chăm sóc chính của họ. Mặc dù điều quan trọng là ở nhà và tuân theo các hướng dẫn cách ly xã hội, nhưng điều quan trọng là luôn biết khi nào nên đến khoa cấp cứu.

Tất cả các vấn đề trên đã dẫn đến việc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đang mất doanh thu, nhân viên mất việc và những người còn lại trong lực lượng lao động có thể bị kiệt sức. Cụ thể, chi tiêu y tế đã giảm18% trong quý đầu tiên củanăm 2020, theo Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ (U.S. Bureau of Economic Analysis). Đáng ngạc nhiên, khoảng 1,4 triệu nhân viên y tế mất việc vào tháng 4, tăng mạnh so với 42.000 báo cáo vào tháng 3, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (U.S. Bureau of Labor Statistics).

Có thể khẳng định, đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm khoảng cách chăm sóc y tế. Dưới tác động của virus này, môi trường chăm sóc y tế đang thay đổi, thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi mô hình từ hệ thống thu phí dịch vụ thành hệ thống cung cấp dựa trên giá trị. Khi các nhà cung cấp dịch vụ y tế và người trả tiền chuyển sang các mô hình cung cấp y tế kỹ thuật số hợp tác, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu hỗ trợ chăm sóc y tế dựa trên giá trị, với những hiểu biết sâu sắc và minh bạch hơn về sức khỏe dân số.

Những xu hướng này sẽ mở rộng đầu vào chăm sóc y tế, khi mà có sự chuyển dịch địa điểm chăm sóc bệnh nhân từ bệnh viện, phòng khám sang chính cơ quan, nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào mà bệnh nhân đến và có cầm theo điện thoại thông minh. 

Kết hợp với việc chuyển dịch sang chăm sóc dựa trên giá trị, đã bùng nổ các phương thức tiếp cận cá nhân hóa để y tế tập trung vào việc giữ bệnh nhân khỏe mạnh tránh xa bệnh viện, góp phần giảm chi phí chăm sóc tổng thể; nhưng cũng mang đến một số thách thức đáng kể đòi hỏi các cách tiếp cận và biện pháp bảo vệ mới.

Khả năng tương tác, Phân tích dữ liệu để giảm thiểu những thách thức

Để thu hẹp khoảng cách trong cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, trước tiên các tổ chức chăm sóc y tế cần nắm bắt được thông tin lâm sàng của bệnh nhân và xác định các khoảng trống cơ bản. Đó không phải là nhiệm vụ đơn giản khi dữ liệu và số định danh ID khác nhau từ các nguồn không đồng nhất tương ứng với bệnh nhân.

Cùng với đó là cần xây dựng các chính sách chia sẻ dữ liệu nhằm đảm bảo các cơ sở y tế công cộng và tư nhân chia sẻ thông tin y tế giữa bệnh nhân và các bên khác trong khi duy trì quyền riêng tư, đảm bảo việc truy cập thông tin y tế an toàn, bảo mật. Trang bị cho bệnh nhân quyền truy cập thực sự vào hồ sơ chăm sóc y tế của họ để đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe sáng suốt và quản lý tốt hơn việc chăm sóc là yếu tố chính trong việc trao quyền cho bệnh nhân và giúp họ kiểm soát nhiều hơn việc chăm sóc y tế. 

Tuy nhiên, do dữ liệu bị phân mảnh theo các định dạng, hệ thống và nguồn, điều quan trọng là phải mang dữ liệu lại với nhau để tạo thành một bức tranh tổng thể, rõ ràng. Với dữ liệu được chuẩn hóa và thống nhất, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế có thể phân tích các mô hình và khoảng trống trong phân phối chăm sóc y tế, đây là điểm khác biệt đáng kể trong việc thúc đẩy chăm sóc dựa trên giá trị.

Triển khai Nền tảng dữ liệu chăm sóc y tế để cho phép chăm sóc chủ động

Chăm sóc y tế dựa trên giá trị nhằm mục đích làm cho việc chăm sóc y tế được tập trung hơn vào bệnh nhân. Với số lượng điểm tiếp cận tăng lên, một bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục, các nhóm chăm sóc sẽ có một cái nhìn duy nhất về bệnh nhân cũng như toàn bộ quá trình chăm sóc y tế của họ. Các tổ chức chăm sóc y tế cần triển khai một nền tảng chứa các quy trình làm việc tự động và khả năng theo dõi tình trạng sức khỏe dân số thông qua đánh giá tổng quát về bệnh nhân - bao gồm lịch sử lâm sàng, yêu cầu, lịch hẹn, lịch sử du lịch, v.v. .

Các tổ chức chăm sóc y tế sẽ có được một cái nhìn đầy đủ về bệnh nhân, thông qua theo dõi các giai đoạn và kết quả khám chữa bệnh, cùng với các yếu tố quyết định xã hội quan trọng đến sức khỏe như việc làm hoặc tình trạng kinh tế - xã hội. Các bác sĩ nói chuyện trực tiếp với bệnh nhân hoặc trong các chuyến thăm ảo có thể truy cập thông tin này tại điểm chăm sóc và bổ sung thông tin vào những khoảng trống chăm sóc. 

Việc thu hẹp những khoảng trống trong chăm sóc, cũng như trong giao tiếp, sử dụng thuốc, giới thiệu cho các dịch vụ bổ sung và các cuộc hẹn tiếp theo là một yếu tố thúc đẩy dẫn đến kết quả lâm sàng tối ưu và trải nghiệm bệnh nhân tích cực. Nó cũng làm giảm gánh nặng về hồ sơ bệnh án, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đại dịch COVID-19 này. Được trang bị thông tin, các nhà quản lý chăm sóc cũng có thể tạo ra các kế hoạch chăm sóc năng động cho bệnh nhân và tiếp cận họ khi đang di chuyển. Các nhóm chăm sóc có thể thực hiện các chiến dịch được nhắm mục tiêu, đẩy lời nhắc đến bệnh nhân của họ, phân loại bệnh nhân dựa trên rủi ro của họ và tham gia với họ theo những cách cá nhân hóa hơn.

Sức khỏe cộng đồng, chăm sóc dựa trên giá trị, giảm doanh thu và tăng chi phí chỉ là một vài trong số những vấn đề then chốt thách thức trong ngành chăm sóc y tế hiện nay. Các vấn đề này đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu, truy cập dữ liệu thời gian thực, nền tảng phân tích có thể mở rộng và khả năng tương tác của hệ thống.

Chăm sóc y tế đang gần đạt đến đỉnh điểm của tảng băng số hóa trong chăm sóc y tế, xuất phát từ mô hình chăm sóc truyền thống và cố gắng ổn định chuyển đổi sang một hệ sinh thái kỹ thuật số trong khi chịu áp lực của đại dịch. Kể từ sau đại dịch COVID-19, người ta càng chú ý hơn đến vai trò của việc ứng dụng các nền tảng điện tử vào ngành y tế. Theo thời gian, việc triển khai nền tảng dữ liệu chăm sóc y tế sẽ làm tăng chiều sâu và hiệu quả của các hoạt động dựa trên dữ liệu - Mục tiêu là mang lại trải nghiệm bệnh nhân được phối hợp, cá nhân hóa hơn và đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả về chi phi.

Tài liệu tham khảo

1.https://www.healthitoutcomes.com/doc/implementing-a-healthcare-data-platform-topromote-high-value-care-0001

2. https://hbr.org/2019/10/how-new-health-care-platforms-will-improve-patient-care

(Bài đăng ấn phẩm in tạp chí TT&TT Số 7+8 Tháng 8/2020)

Trần Anh Tuấn