“Hiệu ứng domino” trong ngành sản xuất
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 15:50, 09/06/2020
Thật khó có thể phớt lờ sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh hiện nay. Tại đó, các nhà sản xuất đặc biệt ưu tiên đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh. Sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và các quy trình sản xuất đang tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng.
Mặc dù lĩnh vực sản xuất có thể bắt đầu khởi động lại nhanh hơn các lĩnh vực khác, nhưng các DN vẫn cần thời gian để có thể thích nghi với tình hình mới. Ví dụ như nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Nissan đã chuyển đổi sang sản xuất các thiết bị bảo vệ, bao gồm mặt nạ, tấm che mặt, máy thở và thiết bị y tế. Những động thái này chính là câu trả lời rõ ràng cho các nhu cầu đang thay đổi trên thị trường.
Các nhà sản xuất cũng nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) và tự động hóa để đương đầu với những thách thức sắp tới.
Các nhà sản xuất quy mô lớn hưởng lợi từ robot và tự động hóa
Để có thể nhanh chóng thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới, nhiều công ty cần quản lý lượng dữ liệu khổng lồ giữa các bộ phận chức năng. Đây chính là lúc một giải pháp phù hợp sẽ tạo ra khác biệt cho toàn bộ DN - tạo ra một điểm tập trung duy nhất cho tất cả dữ liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống.
Ví dụ, Tập đoàn Engineering Equipment Inc. (EEI), một trong những tập đoàn xây dựng hàng đầu ở Philippines, đã nhận ra việc công nghệ có thể giúp giảm bớt sự phức tạp trong khối lượng công việc lớn của họ. Nhà xây dựng lớn này đã ứng dụng giải pháp hoạch định nguồn lực DN (ERP) trên nền tảng đám mây của Oracle để có thể nắm được tình hình tài chính cụ thể về các dự án phức tạp của mình trên khắp thế giới. Ban quản lý bây giờ có thể so sánh ngân sách với chi tiêu thực tế và có cái nhìn rõ nét cho toàn bộ quy trình mua sắm.
AI và Internet vạn vật (IoT) giúp đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu
Ở thời điểm hiện tại, môi trường kinh doanh rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt, nền kinh tế châu Á đang đối mặt với nguy cơ biến động về nguồn cung rất lớn. Điều này đã dẫn đến việc tái tổ chức quản lý chuỗi sản xuất và cung ứng, buộc Nhật Bản và một số nước ở Đông Nam Á phải chuyển dịch sản xuất về các nước trong khu vực để giảm thiểu sự gián đoạn.
Một DN phụ thuộc nhiều vào vận tải, Unilever, tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia, đã áp dụng giải pháp quản lý vận tải (OTM) trên nền tảng đám mây của Oracle để tận ụng công nghệ AI và IoT, từ đó đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu. Nhờ vậy, DN này đã thành công trong việc quản lý tốt hơn các phương tiện cần thiết cho việc vận chuyển và tối ưu hóa các tuyến đường. Unilever cũng đang sử dụng AI để kết hợp dữ liệu nội bộ và cả dữ liệu từ bên ngoài, cũng như xây dựng các mô hình giúp dự đoán thời tiết hoặc tình hình giao thông.
Trong tương lai, điều gì đang chờ đợi ngành công nghiệp này?
Để thích nghi trong tình hình hiện nay, ngành sản xuất cần tin tưởng và đầu tư vào các công nghệ như AI, blockchain và IoT để duy trì và tăng cường hoạt động kinh doanh. Những biện pháp này sẽ giúp các các DN sản xuất phản ứng nhanh và chuẩn bị cho viễn cảnh tương lai ngày càng khó đoán trước.
Viomi Technology, một công ty bán thiết bị gia dụng kết nối Internet ở Trung Quốc, là một minh chứng với sự chuẩn bị toàn diện cho các rủi ro. Công ty này đã áp dụng giải pháp ERP trên nền tảng đám mây của Oracle để hợp lý hóa các quy trình chuỗi cung ứng của mình, giảm độ phức tạp của CNTT và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn trong một môi trường luôn thay đổi.
Ngành công nghiệp sản xuất đang phát triển và các nhà sản xuất phải dịch chuyển theo các biến động của thời đại. Các công cụ phân tích dữ liệu tiên tiến và những công nghệ như AI, ML, blockchain và IoT cũng như việc gia tăng tự động hóa các nhiệm vụ sẽ là cần thiết đối với các DN trong việc duy trì sự cập nhật và khả năng cạnh tranh của mình.
Các DN có tầm nhìn xa và năng động sẽ có cơ hội tồn tại tốt hơn và thậm chí còn có thể phát triển mạnh. Với một nền tảng vững chắc cùng sự hỗ trợ từ công nghệ, các nhà sản xuất sẽ tìm thấy những cơ hội mới.