Ba bài học số hóa cho Đông Nam Á trong đại dịch Covid-19
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 10:30, 01/06/2020
Giãn cách xã hội gây thiệt hại đáng kể cho các nền kinh tế, phần nào ảnh hưởng tới quá trình số hóa của Đông Nam Á và khiến tất cả chúng ta phải tạm dừng - trong một phép thử khốc liệt - để đánh giá mức độ tiến bộ mà khu vực đạt được kể từ cuộc cách mạng Internet di động ở Đông Nam Á.
Lĩnhvực bán lẻ và dịch vụ truyền thống đã thay đổi mạnh mẽ trong hai tháng qua, khicác DN muốn tồn tại phải chuyển đổi số. Khixem xét làm thế nào để tận dụng công nghệ nhằmđịnh hình tương lai thông qua số hoá, Richard Mackender, Chen Liyi và Lim Shu Juntừ nhóm sáng tạo Đông Nam Á của Deloitte đã tổng kết và đúc rút 3 bài học chính trong giai đoạn biến động này ở Đông Nam Á, nhằm giúpkhu vực chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn "bình thường mới".
Logisticschặng cuốilà quan trọng để thành công trongthương mại điện tử (TMĐT)
Theo dữ liệu từ App Annie, trong tuần 22/3, khi tình trạng khẩn cấp được công bố tại Thái Lan, lượt tải ứng dụng mua sắm đã tăng 60% tại quốc gia này. Indonesia, Singapore và Việt Namcũng thực hiện giãn cách xã hội và số lượng tải ứng dụng mua sắm tại mỗi nước cũng tăng 10%.
Điều xảy ra khinhu cầu vànguồn cung tăng vọt, buộc các nhà bán lẻ phải tạm ngừng giao hàng. Theo Hiệp hội kỹ thuật số Malaysia, trong tuần thứ ba của tháng 3, nhu cầu giao hàng đã tăng độtbiến tới 600% ở nước này.
Tình hình tương tựtiếp tục diễn ravào Ngày của mẹ ở Singapore. Hànghoá không được giao, bánh đượcgiao thì vỡvụn và thứcăn nguội lạnh dẫn đến các thương hiệu phải xin lỗi khách hàng của họ. TMĐT có thể đã thúc đẩy quá trình số hóa cho khu vực, nhưng Covid-19 đặt ra nhiều vấn đề hơn mà các kênh bán hàng trực tuyến cần phải giải quyết.
Bán lẻ Trung Quốc là một câuchuyện đi trước trong đại dịch này. Báo cáo tháng 3/2020 củaDeloitte Trung Quốc và Hiệp hội chuỗi cửa hàng vànhượng quyền Trung Quốc về tác động của Covid-19 đối với hoạt động tài chính và hoạt động bán lẻ của Trung Quốc đãlàm sáng tỏ thêm cácvấn đề đối với các nhà bán lẻ Đông Nam Álà: vận chuyển và logistics được xem là yếu tố quan trọng dẫn đến việclàm giảm doanh thu bán hàng trong đại dịch sovới việc đóng cửa các điểm kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùnggiảm.
Điều này cũngtương tự nhưvớicác siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc, có nghĩa là các DN TMĐT phải thựchiện củng cố logistics nếu muốn tiếp tục pháttriển, khai thác những cơ hội từgiãn cách xã hội.
Cầnnhững nỗ lực cho một xã hội kỹ thuật số bao trùm
Giữa sự căng thẳng của TMĐT, xe tải tạp hóa cũ đã xuất hiện trở lại ở Thái Lan. Tại Singapore, siêu thị hàng đầu NTUC Fairprice đã triển khai dịch vụ mới "Fairprice on Wheels", mang xe tải đến các khu dân cư có nhiều người già, những người cần tiếp cận việc mua sắm hàng hóa dễ dàng hơn. Tất cả những tiến bộ mà ngành TMĐT đạt được trước Covid-19 là thói quen tiêu dùng, logistics và cơ sở hạ tầng thanh toán, thì những chiếc xe tải này chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Có thể nói, tính cấp bách của đại dịch đòi hỏi phải đáp ứng, đầu tiên và trước hết, các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng.
Trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, tầm quan trọng của số hóa không còn là theo kịp thời đại. Khi làn sóng lây lan dịchbệnh diễn ra trong cộng đồng, việc đưa các phân khúc dân số cònngoại tuyến lênnền tảng số cần linh hoạt hơn. Các hoạt động được tăng cường kỹ thuật số (khi được thực hiện đúng cách) có thể giảm tiếp xúc vật lý của con người xuống mức phù hợp hơn với tình hình, cho phép mọi người tiếp tục côngviệc với mức rủi ro tối thiểu.
Khi các trường học đóng cửa, việc tiếp cận giáo dục cũngphụ thuộc vào việc có các thiết bị thông minh và kết nối Internet.
Tại Singapore, theo một phần trong cam kết WorldClass của Deloitte nhằm trao quyền cho các cá nhân thông qua giáo dục và kỹ năng, Deloitte đã làm việc với tổ chức từ thiện Engineering Good để tặng máy tính xách tay cho những sinh viên nghèo, khi các em cần một thiết bị để học tập tại nhà. Việc sử dụng công nghệ để học tập tốt hơn và tiếp cận cộng đồng là một chủ đề đã được thảo luận trong nhiều năm. Đại dịch đã cho chúng ta thấy là khi số hóa có thể phá vỡ một số rào cản, nó vẫn là một sân chơi không bình đẳng và sẽ cần những nỗ lực chung để khắc phục.
Kinh tế số mang lại lợi ích cho tất cả
Trong khi chính phủ và các công ty công nghệ đang thực hiện chuyển đổi số, thì cần có các chính sách để giúp các nhà bán lẻ số hóa. Sáng kiến Satu Dalam Kopi của Tokopedia (Indonesia) với chính phủ là thúc đẩy ngành cà phê thông qua bán lẻ trực tuyến; Khoản hỗ trợ 2,3 triệu USD của Lazada để giúp 50.000 DN nhỏ và tại Malaysia nắm bắt cơ hội số hóa; và các gói hỗ trợ DN của chính phủ Singapore.
Để số hóa tiếp tục diễn ra, tất cả các bên liên quan phải thấy được giá trị. Vấn đề này được đề cập trong một đăng tải trên mạng của một chủ quán ăn khi xem xét chi phí sử dụng các ứng dụng giao thực phẩm. Tiếp theo là một kiến nghị của Hiệp hội Nhà hàng Singapore kêu gọi các công ty công nghệ giảm phí các ứng dụng giao thực phẩm. Điều này đã thúc đẩy Grab, công ty thực hiện dịch vụ giao đồ ăn GrabFood, đáp ứng với việc chia nhỏ các chi phí và mức phí để đáp ứng việc chuyển phát.
Đại dịch đã thúc đẩy nhiều quán ăn tham gia các nền tảng này, nhưng vẫn có những quán ăn ngoài cuộc, đặc biệt là các quầy bán thức ăn đường phố và những người bán hàng rong do không đủ khả năng chi trả. Những nỗ lực đang được triển khai nhằm hỗ trợ phân khúc này.
Từ một nhóm Facebook quảng bá tất cả những người bán hàng rong ở Singapore, đến một công ty khởi nghiệp Locall.bkk sử dụng dịch vụ nhắn tin phổ biến LINE để kết nối các quầy thức ăn đường phố của Thái Lan với khách hàng và tài xế, các sáng kiến địa phương tiếp tục khám phá các nền tảng rẻ hơn để hỗ trợ những DN nhỏ hơn này tham gia vào chuyển đổi số.
Hoạt động bán lẻ trong bối cảnh đại dịch đã cho thấy những khoảng trống cần được lấp đầy để giúp nền kinh tế số phát triển toàn diện hơn. Trong thời điểm chưa từng có này, các DN lớn và nhỏ cần thích ứng nhanh. Để các DN phát triển bền vững lâu dài, ba bài học trên đây cho thấy những lĩnh vực cần được chính phủ quan tâm, ngay cả khi khu vực phục hồi sau đại dịch.