Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi

Gia đình - Ngày đăng : 23:21, 08/05/2020

Phụ nữ ở quốc gia này phải đối mặt đồng thời với 2 sức ép lớn: Có sự nghiệp và kết hôn trước 29 tuổi! Càng những người có trình độ học vấn cao vượt xa đàn ông thì càng khó tìm được bạn đời.

Bước vào một câu lạc bộ hài kịch phía sau một quán bar thuộc trung tâm thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, người ta thấy hầu hết khán giả đều là nữ giới. Những người phụ nữ ăn mặc lịch sự gọn gàng, vừa rời chốn công sở để đến xem một chàng trai Mông Cổ biểu diễn trên sân khấu. Thức uống của họ là bia chứ không phải vài ly cam vắt hay nước ép trái cây.

"Những người phụ nữ của chúng ta thật đẹp. Thật tuyệt khi được kết bạn với họ, nhưng họ lại rất kỳ lạ", anh chàng trên sân khấu vừa nói vừa gật đầu với một vài người đàn ông ngồi ở hàng ghế đầu. Một vài người đàn ông cười thầm, căn phòng hầu như im lặng. 

Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi - Ảnh 1.

Các vị khách ngồi tại câu lạc bộ hài kịch UB ở Ulaanbaatar đa số là phụ nữ.

Mandkhai Jambaldorj, một nhà báo 31 tuổi đi cùng với 2 người bạn, cho biết: "Ở thành phố này, bất cứ quán rượu hay câu lạc bộ nào khác đều như thế. Phụ nữ luôn chiếm số đông".

Vài thập kỷ qua, các gia đình Mông Cổ đã rất quan tâm đầu tư cho con gái bằng cách cố gắng cho con đi học ở các trường đại học tại thủ đô Ulaanbaatar. Bởi một số phụ huynh tin rằng nếu có học vấn và trình độ, con gái họ sẽ có đủ điều kiện chăm sóc họ tốt hơn khi về già. Một số người khác nghĩ rằng phụ nữ cần học các kỹ năng khác. Vì chăn gia súc là công việc dành riêng cho đàn ông, các chàng trai Mông Cổ bị phụ huynh giữ lại ở nhà để chăn nuôi.

Chính xu hướng này đã làm nảy sinh thứ gọi là "khoảng cách giới tính ngược" (reverse gender gap - khoảng cách thống kê giữa các đặc điểm đo được của nam giới và nữ giới, trong các lĩnh vực như thành quả giáo dục, mức lương, sự tham gia lực lượng lao động) ở Mông Cổ. Ngày nay, phụ nữ ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên được học hành nhiều hơn nam giới. Họ ít có nguy cơ thất nghiệp. Họ cũng sống lâu hơn - ít nhất là 1 thập kỷ so với nam giới.

Thế nhưng, trớ trêu thay, khi phụ nữ Mông Cổ lựa chọn theo con đường học vấn như định hướng của cha mẹ thì họ lại gặp phải vấn đề... khó tìm chồng.

Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi - Ảnh 2.

Phụ nữ Mông Cổ phải đối mặt với cùng lúc 2 sức ép lớn: Vừa phải có sự nghiệp ổn định vừa phải kết hôn trước tuổi 29.

Những người phụ nữ sống ở thành phố phàn nàn rằng thiếu đàn ông đủ điều kiện để họ lấy làm chồng. Ở một phương diện nào đó, điều này hoàn toàn đúng. Mông Cổ có khoảng 3 triệu dân thì có một nửa trong số đó sống ở thành phố. Tuy nhiên số phụ nữ lại nhiều hơn nam giới tới 60.000 người. Tại các trường đại học và công sở, phụ nữ cũng chiếm đa số. Gần 40% nam giới ở thành thị trên 15 tuổi đã kết hôn, trong khi với phụ nữ, con số này chỉ là 32%.

Phụ nữ Mông Cổ phải đối mặt với cùng lúc 2 sức ép lớn: Vừa phải có sự nghiệp ổn định vừa phải kết hôn trước tuổi 29, càng sớm càng tốt. Đối với những phụ nữ đã qua mốc tuổi này, họ buộc phải thay đổi suy nghĩ. 

Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi - Ảnh 3.

Zola (tên đã thay đổi), 39 tuổi, một nhà kinh tế học, đã tìm kiếm một nửa phù hợp suốt nhiều năm nay kể từ khi cô cầm tấm bằng thạc sĩ ở nước ngoài và trở về quê nhà. Zola đã thử tham gia các sự kiện hẹn hò và nhờ bạn bè mai mối, thậm chí tới gặp cả thầy bói nhưng "không ăn thua". Và cô đành phải hạ hấp tiêu chuẩn tìm kiếm bạn trai xuống.

Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Zalo tâm sự: "Bây giờ tôi chỉ cần tìm người biết quan tâm và chấp nhận tôi. Tôi không tìm kiếm người có tiền bạc hay có trình độ học vấn cao. Người ấy không cần phải có sự nghiệp thành công, miễn là anh ấy tốt bụng, biết lắng nghe và chăm sóc tôi. Thế là đủ".

Vấn đề này không chỉ dừng lại ở những con số. Nhiều người nói rằng vấn đề nằm ở sự bất nhất về thái độ và kỳ vọng.

Alimaa Altangerel, một cây bút chuyên viết về các vấn đề xã hội nói rằng: "Từ nhỏ, các bé gái Mông Cổ đã được người lớn dạy rằng phải có sự nghiệp thành công. Thế nhưng khi đạt được thành công thì họ lại không tìm được người phù hợp nữa. Áp lực xã hội khiến các cô gái phải kết hôn nhưng tìm được một người bạn đời bình đẳng là điều rất khó khăn".

Manduhai Tsogtbal, 32 tuổi, một nữ doanh nhân điều hành công ty dịch thuật trực tuyến, nói rằng cô bắt đầu khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên. Sau khi lấy bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Mỹ, cô đã mua lại một nhà hàng Thái - nơi cô từng phục vụ bàn rồi biến nó thành một nhà hàng sushi thu được lợi nhuận cao hơn. Thế nhưng, Manduhai bộc bạch: "Tôi có thể cảm nhận được. Rất nhiều bạn bè của tôi đề nghị tôi im lặng và lắng nghe nhiều hơn là chất vấn lại người khác".

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới hồi tháng 3/2018, đàn ông Mông Cổ ở độ tuổi trên dưới 20 đều nghĩ rằng phụ nữ tham vọng hơn họ và đây không phải là điểm hấp dẫn họ. Một số người còn tự hỏi tại sao phụ nữ phải học hành nhiều đến vậy, dù chính họ cũng biết rõ điều này làm tăng nguy cơ tìm nổi tấm chồng. 

Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Bulganchimeg Gantulga, 19 tuổi, sinh viên ngành khoa học chính trị nói rằng các chàng trai cùng độ tuổi với cô thường để mắt, trêu ghẹo những cô gái mặc váy ngắn. Cô nói rằng: "Khi một người đàn ông không tôn trọng phụ nữ, hiển nhiên anh ta sẽ không phải là một người chồng tử tế". Bulganchimeg không muốn nghĩ tới chuyện kết hôn vì cảm thấy không được tôn trọng.

Ông Boldbaatar Tumur, người đứng đầu Hội Nam giới ở tỉnh Govisümber cho biết: "Vào những năm 1990, khi các công ty nhà nước được tư nhân hóa, hàng nghìn đàn ông Mông Cổ đã bị mất việc. Các tổ chức phi chính phủ và chính phủ tập trung nhiều vào phụ nữ hơn nam giới. Từ đó dẫn đến tỷ lệ nghiện rượu và thất nghiệp của nam giới ngày càng tăng. Phụ nữ Mông Cổ bắt đầu coi thường đàn ông vì đàn ông quá tụt hậu".

"Không có người phụ nữ nào muốn sống với một người đàn ông trình độ học vấn kém, bất lịch sự. Mặt khác, đàn ông bắt đầu trở nên tự ti, cho rằng phụ nữ đang tìm kiếm những người đàn ông giàu có và có học thức hơn", ông Tumur nói.

Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi - Ảnh 5.

Tại Caffe Bene, một chuỗi cửa hàng cafe thời thượng của Hàn Quốc ở thủ đô Ulaanbaatar (Mông Cổ), hầu hết các bàn đều là phụ nữ ngồi. Người thì ngồi trên ghế với rất nhiều túi đồ mua sắm bên cạnh, tay bấm chiếc điện thoại. Người khác thì đọc truyện trong khi người bạn của mình đang làm việc trên máy tính xách tay. Phụ nữ độc thân ở Mông Cổ phải đối mặt với một sự kỳ thị nhất định, điều này khiến việc hẹn hò càng trở nên khó khăn hơn. 

Vào dịp Tết Nguyên đán, đáng lẽ họ sẽ được tận hưởng giây phút bình yên quây quần bên gia đình sau 1 năm làm việc vất vả thì lại phải đối mặt với những câu hỏi khó nghe như: "Bao giờ lấy chồng?".

Solongo Bold, một bà mẹ đơn thân có 2 con làm việc tại một công ty khai thác mỏ, nói: "Bạn sẽ cảm thấy như mình đang bị đổ lỗi vì vẫn còn độc thân vậy".

Bên cạnh đó, phụ nữ Mông Cổ cũng phải đối mặt với một nét văn hóa hẹn hò tương đối bảo thủ. Thay vì gặp nhau trong các quán bar hoặc câu lạc bộ, những người phụ nữ Mông Cổ độc thân thường kết bạn trên Facebook hoặc Instagram, trò chuyện qua tin nhắn riêng tư, tránh xa con mắt nhòm ngó của người đời.

Chuyện éo le ở xứ sở vó ngựa và thảo nguyên: Phụ nữ càng xinh đẹp lắm, thông minh nhiều càng dễ ế chồng, chịu áp lực khủng khiếp vì sức ép kết hôn trước 29 tuổi - Ảnh 6.

Bat-Ulzii Altantsetseg, người đứng đầu một nhóm tổ chức sự kiện có tên là UB Nights cho biết: "Các câu lạc bộ và quán bar ở Ulaanbaatar đã bắt đầu tổ chức các sự kiện "hẹn hò tốc độ", nhưng đôi khi mọi người cảm thấy xấu hổ và từ chối tham dự. Bây giờ, tổ chức các bữa tiệc cho người độc thân, người ta sẽ ghép cặp nam nữ ngẫu nhiên. Khoảng 60% những người tham gia đăng ký là phụ nữ".

Đối với Anna Battulga, 25 tuổi, một sinh viên mới tốt nghiệp ngành nhân sự, việc hẹn hò bây giờ khác xa thời của bố mẹ cô. Mẹ cô là một nhân viên cửa hàng và cha cô là một sĩ quan cảnh sát. Sau khi có cảm tình với mẹ cô lúc này là nhân viên bán hàng, bố của Anna đã liên tục lấy cớ đến kiểm tra cửa hàng để gặp "crush" khiến ông chủ ở đó "sợ xanh mặt". Sau đó, họ bắt đầu đi xem phim ở rạp. Bố cô sẽ dịch các bộ phim, chỉ toàn phim tiếng Nga, sang tiếng Mông Cổ cho mẹ cô. Sau vài tháng thì bố cô ngỏ ý bảo phụ huynh sang xin cưới. 

Tuy nhiên, Battulga hy vọng mình sẽ gặp được một đối tác nào đó trên Facebook, Instagram hoặc Tinder. Cô chỉ lướt qua các trang cá nhân để tìm bạn trai, bỏ qua những ai chỉ đăng ảnh phong cảnh hoặc là người nước ngoài.

"Số người trên ứng dụng bây giờ cao hơn nhiều so với vài năm trước", Battulga nói. Khi được hỏi về một thành ngữ Mông Cổ, tạm dịch là "Luôn có một người sẽ chờ đợi bạn trên con đường đời", Anna thẳng thừng nói: "Tôi nghĩ điều đó chẳng thực tế chút nào".

(Nguồn: The Guardian)

L.T