Người khôn ngoan luôn tránh lỡ lời bằng mọi giá, kẻ xuẩn ngốc tưởng mình thông minh nhưng dễ biến lời nói thành "dây treo cổ chính mình"
Kinh tế - Ngày đăng : 14:18, 03/05/2020
Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá một người chính là qua cách giao tiếp của họ. Từng câu nói của mỗi người khi thể hiện ra chính là tâm ý, tính cách và trí tuệ của họ.
Có nhiều người chỉ cần nghe qua họ cách nói chúng ta cũng có thể biết được họ là người khôn ngoan hay chỉ "vụng chèo khéo chống". Đôi khi, chỉ bằng lời nói, ta đánh giá được vị thế người nói. Những kiểu nói sau đây những người thực sự người không ngoan hiếm khi nói nhưng ngược lại những người "ngộ nhận" sự thông thái của bản thân lại thường xuyên vỗ ngực, tự đắc:
Khoe khoang khoác lác, cố tình nâng cao giá trị bản thân
Những người tầm thường khi nói chuyện thường tìm cách thể hiện bản thân mình để có thể nổi bật, gây sự chú ý hơn người khác. Họ khoe khoang mọi thứ bản thân có, nói quá lên những thứ bản thân có. Khoe khoang để che giấu sự thua kém, mặc cảm không bằng người, chỉ sợ người ta chê, coi thường mình, nên chủ động khoe khoang cho “ra vẻ”.
Kẻ nghèo, mặc cảm người ta khinh mình, nên cố khoe mình con nhà giàu, mặc hàng hiệu, chi tiêu thoải mái. Người dốt, sợ người ta nhận ra mình dốt, nên khoe đọc sách này, tài liệu kia, thường xuyên nói đệm từ tiếng nước ngoài, khoe học trường này, trường kia, chê người này ngu, người khác ít học… Rồi cố tình nâng cao giá trị bản thân bằng vỏ bọc được dựng lên qua lời nói.
Ngược lại những người khôn ngoan họ sẽ giữ lại những cái riêng của mình, chỉ chia sẻ những điều cần chia sẻ. Họ sống từ tốn, khiêm nhường và sẽ để những người khác phải tò mò mà khám phá giá trị thực sự của họ.
Phàn nàn, tìm những lý do khách quan bao biện cho cuộc sống đầy thất bại
Những người tầm thường là những người khi gặp khó khăn, thất bại thay vì rút kinh nghiệm, cố gắng phấn đấu hơn thì họ lại dừng lại, chỉ trích, bao biện cho sự thất bại của mình, chỉ biết phàn nàn “Số phận tôi đã vậy rồi”, “Do ông trời đã quá bất công”, “Tôi không có điểm xuất phát tốt như họ”... Tất cả những gì họ đưa ra chỉ muốn để mọi người biết rằng lỗi không phải do bản thân họ mà do những lý do khách quan.
Họ không có lỗi, do họ quá đen đủi. Họ còn sẵn sàng quay sang chỉ trích, chê bai, làm giảm uy tín những người giỏi giang, thành công hơn để hạ bệ họ che giấu đi sự thất bại, kém cỏi của bản thân.
Nói xấu người khác, ghen tỵ khi thấy người khác sống hạnh phúc
Nói xấu người khác, ích kỷ chính là thói sống của những kẻ tiểu nhân tầm thường. Những người cấp thấp hay kiểu người tiểu nhân là người luôn muốn bản thân mình được hạnh phúc, may mắn và tốt đẹp không muốn chia sẻ với người khác. Họ thường ghen tị, bực tức khi thấy người khác thành công và muốn chọc phá.
Ngược lại những người có trí tuệ, họ tôn trọng tất cả mọi người và không bao giờ coi thường thành công của người khác. Họ luôn có ý thức muốn học hỏi, rút kinh nghiệm và xin lời khuyên từ những người giỏi giang hơn mình.
Kiến thức nửa vời, vội vàng cho những gì nghe đều là sự thật
Những người tầm thường thường không có thói quen và khả năng đánh giá lại sự xác thực của thông tin và kiến thức. Họ cố gắng nghe hết mọi câu chuyện, sự việc không cần biết đúng sai rồi cứ vậy mà tự tin truyền đạt lại cho người khác để có được cảm giác là người nắm bắt thông tin tốt, người nhanh nhạy với thông tin mới. Thực tế, họ chỉ nói những lời mang tính chủ quan và kết luận sự việc là quan điểm một chiều, không đúng với sự thật.
Nhưng ngược lại, những người có trí tuệ sẽ nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề mà họ nắm bắt. Họ luôn có trách nhiệm với thông tin, kiến thức họ truyền đạt, cố gắng xác thực thông tin, lựa chọn thông tin truyền đạt để tránh gây rắc rối khi truyền đạt.
Bản thân buông thả, chưa bao giờ có niềm tin vào tương lai của bản thân
Đây là sự khác nhau rõ ràng nhất của người có trí tuệ với người tầm thường. Những người tầm thường luôn để bản thân sống buông thả vô quy tắc rồi luôn nói ra những điều thiếu tự tin, không có ý chí phấn đấu: “Tôi đã không còn đủ khả năng để làm điều này”, “Điều đó quá khó khăn, tôi nghĩ mình không thể làm được”...
Họ sẵn sàng đầu hàng khuyết điểm của bản thân mà không có sự cầu tiến. Người tầm thường không dám tuyên bố điều mình làm, vì sợ không thể hoàn thành và sợ sẽ bị bóc mẽ.
Ngược lại, những người cấp cao họ luôn không ngừng trau dồi bản thân vì một mục tiêu tốt đẹp họ hướng tới. Họ luôn cầu tiến mọi việc, luôn tự cổ vũ mình vượt qua khó khăn để chứng tỏ bản thân, dám hứa hẹn, dám nhận việc khó để phát triển.
Theo Aboluowang