Sau nới lỏng giãn cách xã hội, tình hình hoạt động các TTTM tại Tp.HCM như thế nào?
Đời sống xã hội - Ngày đăng : 14:25, 28/04/2020
Ghi nhận thực tế tại một TTTM trên địa bàn Tp.HCM vào thời điểm cuối tuần, cũng là thời gian sau nới lỏng cách ly xã hội, nhận thấy không khí còn khá ảm đạm ở các mặt bằng kinh doanh khi mà nhiều cửa hàng vẫn “cửa đóng, then cài”.
Sau thời điểm giãn cách xã hội, các cửa hàng tại TTTM đã mở cửa trở lại
Tuy vậy lượng khách tham quan, mua sắm khá thưa thớt
Một số cửa hàng đóng cửa sớm vì không có khách
Ngày 23/4, các cửa hàng ăn uống vẫn đóng cửa
Cửa hàng về đồ chơi cũng vẫn đóng cửa sau giãn cách ly
Một số thương hiệu thời trang cũng chưa mở cửa lại sau ngày 23/4
Một số mặt hàng vẫn phủ ga chưa mở lại
Được biết, thời điểm cách ly xã hội từ 1/4, hầu hết các cửa hàng tại TTTM đều đóng cửa
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam khi phát triển các dự án BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn, văn phòng cho thuê, TTTM..., nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân hàng...
Và nay dưới tác động của đại dịch phải đóng cửa, mặt bằng bị trả hoặc không thuê mới, nhiều chủ đầu tư gần như kiệt quệ tài chính, mất khả năng chi trả nợ gốc, lãi vay.
Mới đây, trong báo cáo về thị trường bán lẻ, đại diện Savills Việt Nam đã đưa ra một số kiến nghị sau dịch, với tầm nhìn phát triển bền vững trong dài hạn ở cả hai phía chủ cho thuê và khách thuê
• Gia hạn thời gian thuê trong thời gian 3 tháng.
• Hoàn trả tiền thuê trong vòng 9-18 tháng tiếp theo hoặc trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê.
• Thanh toán tiền thuê hàng tháng trong thời kỳ khủng hoảng.
• Phí dịch vụ duy trì mức tối thiểu và được thanh toán hàng tháng.
• Đẩy nhanh những thay đổi về mô hình cho thuê truyền thống trong tương lai.
• Chủ cho thuê có thể yêu cầu khách thuê cung cấp dự báo doanh thu bán hàng trong tương lai để đồng ý nhượng bộ.
• Sử dụng tình hình hiện tại để xác định các cơ hội.