Không công trình vĩ đại nào ra đời một cách tình cờ, đời người đáng sống hay không do cách ta làm chủ: Thiết kế cuộc sống khôn ngoan sẽ dẫn bạn đến tương lai bền vững
Doanh nhân - Ngày đăng : 17:11, 18/04/2020
Có nhiều người đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn tiếc nuôi bao giấc mơ còn dở dang.
Cũng có những người 60 tuổi vẫn loay hoay tìm lẽ sống.
Nhưng cũng có người tuổi đời rất trẻ đã tạo dựng cho bản thân một cuộc sống thật nhiều ý nghĩa. Họ biết mình phải làm gì để đi tới mục tiêu đã nhắm sẵn. Mỗi sáng thức dậy họ bắt đầu với niềm vui, sống một ngày tràn năng lượng và khi đi ngủ, họ mỉm cười hài lòng với những gì đã làm được.
Điều gì khiến họ đạt được điều đó? Bởi mỗi người có một sứ mệnh của cuộc đời: Điều gì khiến bạn hạnh phúc nhất khi đạt được?
Giãn cách xã hội cho bạn nhiều thời gian hơn? Và bạn đang lên kế hoạch thiết kế lại cuộc sống của mình? Bạn có thực sự hiểu điều đó có nghĩa gì và làm như thế nào không?
Vấn đề là ở chỗ, về mặt lý thuyết nghe có vẻ tuyệt vời nhưng hầu hết mọi người đều không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào. Dưới đây là 5 bước để thiết kế cuộc sống của bạn theo cách bền vững và khôn ngoan:
Bước 1: Làm rõ những gì bạn muốn
Cốt lõi của việc thiết kế cuộc sống là bạn phải đặt câu hỏi về những gì bạn thực sự muốn và những gì sẽ giúp đánh thức hứng khởi mỗi ngày của bạn. Để đạt được điều này, bạn phải hiểu rõ chính xác những gì mình muốn.
Chúng ta sống trong một xã hội nơi tràn ngập các thông tin, suy nghĩ và ý kiến của người khác. Chưa kể, môi trường sống khác nhau lại mang đến cho ta những suy nghĩ, lối sống khác nhau.
Tại sao tìm kiếm sự rõ ràng lại quan trọng? Bạn phải biết mình là ai? Mình ở đâu? Và mình muốn gì? Như vậy, bạn mới có thể đi đến những bước tiếp theo. Vì nếu bạn còn mông lung vào những gì mình đang có, bạn sẽ vẫn loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn của chính mình.
Để làm được điều đó, bạn phải thoát ra khỏi những câu chuyện trong quá khứ. Trước tiên hãy hiểu rõ bạn là ai hoặc muốn trở thành ai. Sau đó, xác định những gì bạn mong muốn nhất trong cuộc sống của bạn.
Bước 2: Tạo một kế hoạch
Một khi bạn đã xác định chính xác những gì bạn muốn trong cuộc sống của mình, công việc thiết kế cuộc sống mới thực sự bắt đầu. Bạn tạo ra một kế hoạch để đạt được những mong muốn đó.
Không có điều tuyệt vời nào được thực hiện mà không có một kế hoạch vững chắc. Làm việc chăm chỉ, kiên trì và niềm tin là tất cả những gì bạn cần để tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn.
Hãy tưởng tượng bạn là một kiến trúc sư và dành thời gian để tạo ra kế hoạch - một bản thiết kế chi tiết trước khi bắt đầu xây dựng bất cứ điều gì có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn.
Bước 3: Linh hoạt và cởi mở
Khi nói đến việc thiết kế cuộc sống, bạn phải có một kế hoạch đã thiết lập chúng trước đó. Vấn đề là cuộc sống luôn vận động và thay đổi, và chính bản chất vận hành của cuộc sống mang đến sự không chắc chắn và mạo hiểm. Do đó, các kế hoạch bạn thực hiện hôm nay có thể không còn phù hợp vào ngày mai.
Hoàn thành một số mục tiêu lớn có thể nằm trong kế hoạch của bạn, nhưng mục tiêu lớn hơn có thể xuất hiện hoặc mục tiêu ban đầu có thể không còn được bạn quan tâm. Điểm chính trong tất cả những điều này là khi thiết kế cuộc sống của bạn, bạn kiên định với mục tiêu của mình, nhưng bạn cũng phải giữ một trái tim rộng mở và tâm trí linh hoạt.
Bước 4: Học cách từ chối
Nếu bạn muốn bắt đầu thiết kế cuộc sống của mình thì việc nói “không” thường xuyên sẽ rất cần thiết. Bạn sẽ không thể cùng lúc đảm nhận nhiều vai trò một lúc. Bạn chỉ làm tốt nhất khi là chính mình và đi trên con đường của mình. Cách tốt nhất để làm điều đó là phát triển kỹ năng nói không thường xuyên hơn.
Bước 5: Hiểu rằng thất bại là một phần của quá trình
Hầu hết mọi người sống trong nỗi sợ thất bại, và nỗi sợ đó kìm hãm khả năng đi theo mục tiêu, ước mơ và khát vọng thực sự của họ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có thể thiết kế cuộc sống của mình, bạn không chỉ chấp nhận rằng thất bại sẽ là một phần của quá trình, mà bạn còn phải học cách nắm lấy nó.
Chính nhờ những thất bại trong cuộc sống mà chúng ta thường học được những bài học lớn nhất và có thể đạt được nhiều sự phát triển hơn. Khi mọi người thất bại, họ có xu hướng tìm hiểu nguyên nhân, đặc biệt là về lý do tại sao họ thất bại ngay từ đầu. Nếu bạn có thể học cách đào sâu vào những thất bại của mình thêm một chút và xem chúng là cơ hội học tập, bạn sẽ xây dựng được cho mình thành công lâu dài.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường coi thất bại là dấu hiệu dừng lại. Họ nghĩ rằng đó là cuối con đường.
Nếu bạn muốn bắt đầu thiết kế cuộc sống của mình, hãy bắt đầu nghĩ về thất bại là một kết quả - một nơi mà bạn tạm dừng, đánh giá tình hình và chuẩn bị cho những bước tiến mới khi bạn đã sẵn sàng.
Khi bạn có thể học cách xem thất bại theo cách này, bạn bắt đầu hiểu được lợi ích của nó và một khi bạn có thể hiểu được lợi ích của nó, bạn sẽ không chỉ sợ thất bại mà còn bắt đầu nắm lấy nó.
Việc xây dựng cuộc sống lý tưởng là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng đó là một quá trình có ý thức. Cũng giống như với kiến trúc, những công trình vĩ đại không ra đời một cách tình cờ. Nó thông qua hành động có ý thức, có chủ ý mà ai đó có thể thiết kế cũng giống như sống cuộc sống mà họ mong muốn.