Uy hiếp Iran, suýt chút nữa phi đội "đại bàng tấn công" của Không quân Mỹ trả giá cực đắt?

Kinh tế số - Ngày đăng : 15:35, 08/04/2020

Mới đây, trang The Aviation Geek tiết lộ "vụ việc hi hũu" khi đội bay F-15E Strike Eagle của Mỹ tiến hành một nhiệm vụ trong khu vực bị uy hiếp của phòng không (được cho là Iran).

"Nhiệm vụ đặc biệt" trong bối cảnh căng thẳng với Iran?

Vào tháng 1/2020 (cho tới nay vụ việc mới được tiết lộ) một đội bay gồm 3 chiếc F-15E Strike Eagle (được cho là 3 chiếc) đã xuất kích để thực hiện một nhiệm vụ yểm trợ đường không ở Trung Đông .

Chiếc F-15E dẫn đầu đội bay thuộc Phi đội tiêm kích viễn chinh 494 của Không quânMỹ được điều khiển bởi phi công, Thiếu tá Peter Kaszynski và Đại úy Jonathan Kipp (sĩ quan phụ trách điều khiển vũ khí).

Khoảng 4 giờ sau khi cất cánh (được cho là từ căn cứ không quân Prince Sultan ở Arab Saudi) đội bay vẫn duy trì liên lạc với chỉ huy mặt đất.

Uy hiếp Iran, suýt chút nữa phi đội đại bàng tấn công của Không quân Mỹ trả giá cực đắt? - Ảnh 1.

Một chiếc F-15E Strike Eagle cất cánh ngày 8/1/2020 tại Căn cứ Prince Sultan.

Tuy nhiên, việc những chiếc F-15E đang phải bay trong các đám mây nằm thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt (được cho là bên trong vùng nguy hiểm - bị uy hiếp của phòng không đối phương) đã biến việc tiếp nhiên liệu trở nên khó khăn hơn.

  • Hàng trăm xe tăng đối đầu ở tây bắc Syria: QĐ Thổ quyết "được ăn cả, ngã về không"?

Phi công phải di chuyển vào "điểm hẹn" tiếp nhiên liệu và thực hiện việc này bằng các "công cụ" chứ không phải bằng mắt thường do các đám mây dày đặc.

Tuy nhiên khi các "công cụ" (bao gồm các thiết bị đo khoảng cách, không gian và điều kiện môi trường giúp cải thiện khả năng nhận biết vị trí) và radar dưới mặt đất tạm thời ngừng hoạt động phi công chỉ có thể sử dụng duy nhất một khả năng định vị là radar của máy bay.

Mặc dù đã được huấn luyện kỹ lưỡng về việc tiếp nhiên liệu trên không, việc hai máy bay "kết nối" trên bầu trời khu vực chiến tranh hiện đại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi đội bay tiếp cận điểm hẹn với máy bay tiếp nhiên liệu, một cảnh báo đã hiển thị cho thấy động cơ bên phải gặp sự cố.

Theo tờ Stars and Stripes, các máy bay chiến đấu đa năng F-15E Strike Eagle được triển khai tới Căn cứ không quân Prince Sultan vào đầu tháng 1/2020 là "một phần của sự tích tụ lực lượng Mỹ trong khu vực để chống lại Iran".

Việc cơ động này diễn ra cùng lúc với sự kiện Tướng Soleimani của Iran thiệt mạng sau không kích của máy bay không người lái (UAV) Mỹ tại Baghdad và Iran khai hỏa tên lửa đạn đạo trả đũa hôm 8/1/2020.

Uy hiếp Iran, suýt chút nữa phi đội đại bàng tấn công của Không quân Mỹ trả giá cực đắt? - Ảnh 4.

Vị trí của căn cứ Prince Sultan tại Arab Saudi. Căn cứ từng là nơi xuất kích của khoảng 200 máy bay chiến đấu các loại trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 và Chiến tranh Iraq năm 2003 (Nguồn: AFP).

"Thoát hiểm trong gang tấc"

Các phi công đã nhanh chóng đánh giá tình hình và thực hiện các quy trình an toàn thích hợp. Kaszynski và Kipp đã chuyển hướng đến sân bay gần nhất trong khu vực bằng động cơ còn lại.

Sự cố này trở nên phức tạp hơn khi liên lạc vô tuyến không thực hiện được và các phi công của chiếc F-15E chỉ huy phải tìm cách ra các "tín hiệu chiến thuật" để các máy bay còn lại trong đội bay chuyển hướng.

  • Vũ khí từng khiến phòng không Syria ôm hận xuất hiện ở Libya: TNK muốn diệt sạch Pantsir-S1?

  • S-350 Nga: Khép chặt vòng vây, đánh chặn "cơn mưa tên lửa" của kẻ thù

  • Lý do "ngớ ngẩn" làm bùng nổ chiến tranh Trung-Nhật lần hai

Không những vậy, trong quá trình chuyển hướng, một loạt các cảnh báo cho thấy một tình huống nghiêm trọng bao gồm "bleed air" (một lỗ hổng khiến nhiên liệu chảy ra khỏi động cơ) có thể khiến máy bay bị hỏa hoạn.

Trong trường hợp khẩn cấp đầy thách thức và phức tạp này, có thể rất dễ dẫn đến trong một tình huống không thể cứu vãn, Kaszynski và Kipp đã có thể chuyển hướng thành công và hạ cánh máy bay của họ tại một sân bay phù hợp.

Khi kiểm tra máy bay, các kỹ thuật viên bảo trì đã phát hiện ra rằng máy tính trên máy bay đã hoàn toàn thất bại trọng việc đánh giá rủi ro liên quan tới nhiệt độ của động cơ và có thể dẫn tới việc chiếc F-15E bốc cháy trên không.

Tuy nhiên việc phi công nhanh chóng phản ứng trước tình huống và thực hiện đúng quy trình đã giúp Không quân Mỹ không mất thêm một chiếc "Đại bàng tấn công" trên bầu trời Trung Đông giữa lúc căng thẳng tăng cao trong khu vực.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortres cùng máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle bay qua căn cứ không quân Prince Sultan trong một cuộc tập trận.

Hoài Giang