Tiết kiệm và đơn giản hóa chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Diễn đàn - Ngày đăng : 14:03, 14/12/2019
DN vừa và nhỏ đóng góp quan trọng cho nền kinh tế số Việt Nam
Hiện nay, chuyển đổi số không còn là xu hướng trên thế giới mà đóng vài trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một khu vực. Tại Diễn đàn Kinh tế ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Hà Nội, ASEAN đã được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong việc áp dụng những công nghệ mới cho sự phát triển của nền kinh tế số, từ 31 tỷ USD năm 2015 đến 197 tỷ USD năm 2025. Nền kinh tế số chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia.
Trong các quốc gia mới nổi, các DN nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP (nghiên cứu được công bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển). Khi thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế số, chúng ta cần đảm bảo rằng các DN nhỏ và vừa cũng tham gia kịp thời vào quá trình này.
Tại ASEAN, các DN nhỏ và vừa chiếm đến 95% - 99% các DN được thành lập và chiếm hơn một nửa số lao động của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, trong tiến trình chuyển đổi số, chỉ có 16% các DN nhỏ và vừa tại ASEAN thực sự triển khai công nghệ số hiệu quả.
Thách thức của CMCN 4.0 đối với doanh nghiệp chuyển đổi số
DN nhỏ và vừa vẫn bị chậm chân trong công cuộc chuyển đổi số so với các tổ chức lớn trong các ngành tài chính, ngân hàng hay viễn thông. Điều đó cho thấy những rào cản đối với các DN nhỏ và vừa.
Nếu không được nhìn nhận đúng và kịp thời, những rào cản này sẽ cản trở sự hội nhập của các DN nhỏ và vừa trong nền kinh tế số. Hỗ trợ chuyển đổi số cho các DN nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng cho mọi khu vực và quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tại Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 với chủ đề “Đổi mới Sáng tạo để Chuyển đổi số”, PV Tạp chí TTTT đã trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Bằng, Tổng Giám đốc công ty DASAN Zhone Solutions Việt Nam (DZS Việt Nam) về hoạt động chuyển đổi số tại các tổ chức, DN Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Bằng nhận xét: “Chúng ta nói nhiều về chuyển đổi số, nhưng chuyển đổi số như thế nào với mỗi DN có quy mô và năng lực khác nhau lại rất khác nhau. Các tổ chức có quy mô lớn đều có những chiến lược và đội ngũ nhân lực CNTT chuyên biệt để thực hiện chuyển đối số. Nhưng với các DN nhỏ và vừa tồn tại những rào cản về nhận thức, nguồn nhân lực và đặc biệt là ngân sách cho CNTT thì chuyển đổi số vẫn chỉ là xu hướng.”
Ông Nguyễn Mạnh Bằng, Tổng Giám đốc công ty DASAN Zhone Solutions Việt Nam
Theo VCCI, các DN nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số DN, đóng góp trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Hiện nay, DN nhỏ và vừa của Việt Nam đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế nói chung và nền kinh tế số trong tương lai nói riêng.
Các DN lớn như các tổ chức viễn thông hay CNTT đã có đội ngũ nhân lực CNTT, do đó họ có chiến lược và ngân sách cho CNTT rõ ràng, họ sẽ chủ động tiên phong trong chuyển đổi số. Còn đối với các DN nhỏ và vừa, họ thiếu đội ngũ nhân lực CNTT chuyên trách, do đó họ thiếu chiến lược, kế hoạch và ngân sách CNTT. Họ đang rất lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào để bắt kịp chuyển đổi số, kịp thời đem lại những giá trị mới cho khách hàng, và thúc đẩy phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, vì các DN nhỏ và vừa có quy mô nhân lực hạn chế, nên nguồn nhân lực chủ yếu sẽ tập trung cho các mảng kinh doanh chính để tạo ra sự cạnh tranh cho DN. Họ sẽ phải tận dụng lợi thế của công nghệ, ví dụ như: Cloud, Big Data, AI, thậm chí có những DN thuê ngoài mảng CNTT. Do đó, nền tảng hạ tầng mạng phải rất ổn định và an toàn.
Công nghệ hạ tầng mạng trước nền công nghiệp 4.0 là công nghệ truyền thống cũ. Tuy nhiên, khi bước vào nền công nghiệp 4.0, có thể nó vẫn đáp ứng được một phần nào đấy nhưng trong 1 - 2 năm sắp tới, hạ tầng mạng truyền thống sẽ không còn đáp ứng được.
Chuyển đổi hạ tầng theo hướng kế thừa
Ông Nguyễn Mạnh Bằng phân tích: “Bây giờ là lúc Việt Nam cần đầu tư mới, cần thay đổi hạ tầng truyền thống cũ. Hạ tầng ở đây bao gồm hạ tầng truyền dẫn, hạ tầng thiết bị và khi nói về mạng cáp quang thụ động, chúng ta sẽ nói theo hướng chuyển đổi có lợi cho môi trường. DZS muốn hỗ trợ các DN nhỏ và vừa để giúp họ nhìn nhận được và đi theo suy nghĩ này. Nếu kịp thời chuyển đổi hạ tầng mạng cáp quang bây giờ, thì ít nhất 10-20 năm tiếp sau chúng ta mới phải nghĩ đến việc đầu tư hạ tầng tiếp. Do đó chúng tôi thấy cần phải chuyển đổi hạ tầng trước. Quan trọng là phải kế thừa, chứ không phải thay đổi toàn bộ hạ tầng mạng”.
Ông Bằng cũng cho biết thêm: “Các DN nhỏ và vừa Việt Nam cần chủ động tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình triển khai chuyển đổi số thành công của các DN nhỏ và vừa trong và ngoài nước. Đối với rào cản về nguồn nhân lực và ngân sách cho CNTT, họ cần biết tận dụng những công nghệ đổi mới và sáng tạo phù hợp của các nhà cung cấp uy tín trên thế giới để áp dụng cho tổ chức mình nhằm đơn giản hóa quá trình triển khai mà vẫn đảm bảo hiệu quả chi phí. Giải pháp FiberLAN™ với công nghệ mới nhất “Plug-and-Play” (Cắm-và-Chạy) cho các DN nhỏ và vừa của chúng tôi là một ví dụ.”
Giải pháp FiberLAN™ của DZS là sự đúc kết từ những công nghệ tiên tiến và nhiều năm kinh nghiệm triển khai thành công các giải pháp hạ tầng mạng cho các tổ chức viễn thông lớn như tập đoàn SK Telecom và LG U của Hàn Quốc; Softbank và Rakuten Mobile của Nhật Bản, Viettel và VTVCab của Việt Nam…hay những kinh nghiệm từ các DN nhỏ và vừa trên thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các tổ chức chính phủ Taifo của Đài Loan; các trung tâm y tế như Woodland của Mỹ; các tổ chức giáo dục như Đại học Washington State; các tập đoàn khách sạn 5 sao Accord, Marriots….
Với tính năng đơn giản hóa “Cắm-và-Chạy” có khả năng cung cấp mạng tự động và quản lý tập trung, giải pháp FiberLAN™ được thiết kế để giảm suất đầu tư và thu hồi vốn nhanh, là giải pháp hoàn toàn phù hợp cho các DN nhỏ và vừa trước những thách thức về trình độ chuyên môn và ngân sách đầu tư eo hẹp.
Trò chuyên bên lề sự kiện Diễn đàn Internet Việt Nam 2019
Nói đến chuyển đổi số là nói đến những thiết bị IoT, nền kinh tế chia sẻ hay các dịch vụ trên nền tảng đám mây. Nhưng những nhân tố này chỉ có thể thực hiện được khi cơ sở hạ tầng hệ thống mạng được chuyển đổi phù hợp.
Cơ sở hạ tầng mạng là xương sống của một hệ thống, đóng vai trò nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Do đó, cơ sở hạ tầng mạng cần phải linh hoạt, an toàn bảo mật, tiết kiệm chi phí và có khả năng tương thích với sự phát triển của công nghệ trong vòng 25 năm tới.
Khoảng 2 năm nữa sẽ bùng nổ chuyển đổi số khối các DN nhỏ và vừa
Tại Việt Nam, chuyển đổi số không còn là xu hướng nữa, nó đã đi vào các tổ chức, DN lớn, nhỏ. Chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng, là xương sống cho nền kinh tế số của một quốc gia và khu vực. Do đó, một trong những chiến lược quan trọng của DZS từ hai năm trở lại đây là chuyển đổi thành công cơ sở hạ tầng mạng cho các tổ chức và DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, giúp họ đơn giản hóa và rút ngắn tiến trình chuyển đổi số.
“Đối với các DN nhỏ và vừa, khi hỗ trợ họ thực hiện chuyển đổi số, chúng tôi không mơ làm lớn, mà chỉ tập trung hết sức giải quyết cho mỗi DN được bài toán của họ: đơn giản, bảo mật, hiệu quả về mặt chi phí, và đặc biệt là đảm bảo được sự tương thích về công nghệ trong vòng 25 năm tới. Chúng tôi muốn các DN nhỏ và vừaViệt Nam yên tâm về mặt hạ tầng để có thể tập trung nguồn lực và ngân sách cho chuyển đổi các ứng dụng kinh doanh cốt lõi của họ”, ông Nguyễn Mạnh Bằng chia sẻ.
Trước tiên, cần phải hiểu khó khăn và bài toán của từng DN nhỏ và vừa. Mỗi DN sẽ có quy mô, nguồn lực, ngân sách và chiến lược khác nhau, từ đó mà tiến trình chuyển đổi số của họ cũng sẽ khác nhau. Không lời giải nào giống lời giải nào, khối chính phủ khác với trường đại học, bệnh viện khác với các khu khách sạn hay nhà máy sản xuất.
Ông Bằng cho biết thêm: Quan trọng là chúng tôi tự tin hiểu được các tổ chức, DN đang cần là gì, từ đó đưa ra những lời giải sát thực nhất cho từng DN. DZS có trung tâm R&D tại Hà Nội, là một trong 5 trung tâm R&D của tập đoàn trên thế giới.
Các kỹ sư R&D của trung tâm này là người Việt Nam, kế thừa các công nghệ tiên tiến nhất từ các trung tâm R&D của tập đoàn tại Mỹ và Hàn Quốc, nghiên cứu phát triển các giải pháp “may đo” cho đúng nhu cầu và bài toán của các DN Việt Nam.
Giải pháp FiberLAN™ thế hệ mới của DZS là sản phẩm đầu tiên trên thị trường trong phân khúc các giải pháp POL (Passive Optical LAN) có thiết kế giao diện người dùng gần gũi và quen thuộc với các nhà quản trị mạng CNTT truyền thống.
Tính năng cung cấp tự động “Cắm và chạy” được thiết kế sử dụng được dễ dàng. Đồng thời về quản trị, môi trường FiberLAN™ mới này hỗ trợ tiêu chuẩn ngành thân thiện trong cơ sở hạ tầng mạng DN.
Bằng cách hợp lý hóa các quá trình hoạt động, giải pháp FiberLAN™ tiết kiệm đến 30% chi phí đầu tư CAPEX và 70% chi phí vận hành OPEX, rút ngắn thời gian quản lý cho các nhà quản trị CNTT có thể tập trung phát triển chiến lược chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa các mô hình kinh doanh.
Công nghệ FiberLAN™ là một xu hướng đổi mới và sáng tạo trong hệ thống hạ tầng viễn thông, điều kiện thiết yếu cho tiến trình chuyển đổi số trong các tổ chức và DN Việt Nam, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa.
Khu vực giới thiệu giải pháp của DZS tại Internet Day 2019
DZS đã có rất nhiều các mô hình thành công trên thế giới, như TP. Đài Bắc đã triển khai thành công hạ tầng mạng cáp quang của chúng tôi để xây dựng thành phố thông minh hơn; trường Đại học Washington State của Mỹ cũng đã thay toàn bộ hệ thống cáp đồng truyền thống bằng cáp quang của DZS để nâng cao tốc độ và trải nghiệm học tập trực tuyến cho gần 30.000 sinh viên trên thế giới mỗi năm…
“Tại Việt Nam, chúng tôi cũng đang hợp tác với nhiều DN, thuộc các lĩnh vực khác nhau để triển khai cho các DN nhỏ và vừa Việt Nam có điều kiện trực tiếp học tập và tham khảo. Trong những năm tới, DZS vẫn sẽ tiếp tục cung cấp giải pháp và thiết bị đảm bảo an toàn bảo mật cho các nhà mạng viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cam kết đầu tư hỗ trợ phát triển hệ thống mạng cáp quang tới các DN nhỏ và vừa, góp phần xây dựng nền kinh tế số cho Việt Nam. Đối với phân khúc thị trường các DNVVN, tôi tin rằng chỉ một đến hai năm nữa sẽ là thời điểm bùng nổ chuyển đổi số”, ông Bằng cho biết thêm.
Trong chiến lược phát triển, DZS khẳng định sẽ tiếp tục phát triển đội ngũ R&D tại Việt Nam, tập trung vào nghiên cứu công nghệ và giải pháp, đặc biệt là những công nghệ và giải pháp phù hợp cho thị trường Việt Nam. Đồng thời, Công ty cũng đẩy mạnh hơn nữa kế hoạch sản xuất các thiết bị “Make in Việt Nam”, do người Việt Nam làm tại Việt Nam để đảm bảo mức độ an toàn bảo mật thông tin mạng.