Tỉnh ĐBSCL hoàn thiện mô hình chính quyền điện tử, thành phố thông minh
Diễn đàn - Ngày đăng : 09:53, 09/11/2019
Là một trong những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửa Long, Tiền Giang đang nổi lên như là một trong những địa phương có nhiều bước tiến mạnh mẽ nhất ở khu vực này trong việc ứng dụng mô hình Chính quyền Điện tử và thành phố thông minh. Theo qui hoạch phát triển CNTT tại Tiền Giang thì Tỉnh này đã và đang tập trung mạnh vào nhiều lĩnh vực ứng dụng CNTT từ nay đến năm 2030 nhằm phục vụ công tác quản lý cũng như cung cấp dịch vụ công cho nhân dân.
Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
Từ nay đến 2030 Tiền Giang cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan Đảng và đoàn thể; ứng dụng công nghệ thông tin tại tất cả các ngành, lĩnh vực. Đặc biệt là các ngành giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, xây dựng, điện, thủy lợi, tài chính, sản xuất nông nghiệp... Triển khai đồng bộ, hiệu quả phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại tất cả các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, xã trong toàn tỉnh. Nâng cấp, duy trì hoạt động thường xuyên của các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung hiện có.
Chuẩn hóa, tích hợp các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia, triển khai liên thông từ Chính phủ đến cấp tỉnh, huyện, xã. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; hiện đại, minh bạch hoạt động của cơ quan hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 60% dịch vụ công mức độ 4 của tất cả các ngành, lĩnh vực tích hợp lên cổng dịch vụ công của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hoàn thiện mô hình thành phố thông minh, chính quyền điện tử, từng bước xây dựng các đô thị thông minh trên địa bàn Tỉnh.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, tốc độ cao, băng thông rộng, theo xu hướng của thế giới, kết nối liên thông từ Trung ương đến địa phương và các tỉnh, thành khác; đáp ứng kịp thời và chính xác thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh, phục vụ phát triển Chính quyền điện tử, đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục duy trì, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo tất cả các cơ quan nhà nước, đoàn thể của tỉnh được kết nối với mạng diện rộng, đường truyền tốc độ cao.
Duy trì vận hành Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Tỉnh, đảm bảo các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các phần mềm dùng chung của tỉnh hoạt động ổn định, an toàn, an ninh thông tin.
Ưu tiên bố trí kinh phí trong chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy mạnh đầu tư phát triển khu công nghệ thông tin tập trung, công viên phần mềm, các trung tâm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Tăng cường thu hút cán bộ trẻ, có năng lực để đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin có đủ năng lực quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin của tỉnh. Tiếp tục đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao kỹ năng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin cho người dân.
Giải pháp thực hiện tại Tiền Giang
Tại Tiền Giang, các sở ban ngành đoàn thể đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế cần tăng năng suất lao động, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai. Tăng cường quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác khu vực và quốc tế về công nghệ thông tin. Tổ chức đánh giá định kỳ và công bố báo cáo hàng năm về năng lực đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng của Tỉnh.
Hoàn thiện các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước. Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các chuyên gia công nghệ thông tin và an toàn thông tin giỏi làm việc trong cơ quan nhà nước; chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thu nhập cho cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin, an toàn an ninh thông tin. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút các nguồn tài trợ, xã hội hóa từ tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, hợp tác quốc tế để đầu tư phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin đối với các ngành giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp thông minh.... Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, đẩy mạnh áp dụng hình thức thuê, mua dịch vụ công nghệ thông tin; hình thức hợp tác công - tư (PPP) nhằm tạo thị trường cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, giảm đầu tư hạ tầng ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ người dân lao động nông nghiệp, người dân ở vùng nông thôn và vùng nghèo biết và sử dụng công nghệ thông tin.Thu hút, tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, kết hợp với đào tạo trực tiếp, cập nhật kiến thức mới cho các cán bộ, công chức và cán bộ phụ trách công nghệ thông tin hiện có, theo hình thức ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo thiết thực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin. Chú trọng đào tạo chuyên sâu về kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin.Vốn từ ngân sách địa phương tập trung đầu tư cho các dự án ứng dụng, tác nghiệp dùng chung; các cơ sở dữ liệu quan trọng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà nước các cấp nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ về công nghệ thông tin và việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài về lĩnh vực công nghệ thông tin vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vốn huy động từ xã hội hóa, doanh nghiệp và người dân chủ yếu đầu tư phát triển trong giáo dục và đào tạo, y tế, phát triển thương mại điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin. Tích cực tranh thủ vốn từ ngân sách Trung ương chủ yếu đầu tư cho các dự án công nghệ thông tin then chốt, thực hiện đồng bộ các địa phương, triển khai theo các ngành dọc.Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp công nghệ mới, tiên tiến, tránh sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu; đi tắt, đón đầu, làm chủ công nghệ nhằm rút ngắn thời gian, giảm bớt thuê mướn và tiết kiệm ngân sách. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ điện toán đám mây trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng công nghệ hiện đại, băng thông rộng để đáp ứng nhu cầu triển khai dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đầu tư nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm phần mềm nguồn mở có hiệu quả kinh tế xã hội cao, đáp ứng được nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh.Xây dựng các chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm, cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Ưu tiên nguồn vốn khoa học công nghệ, nguồn vốn từ các chương trình quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ, dự án phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.
Tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin; nâng cao trình độ khai thác, sử dụng công nghệ thông tin của các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức doanh nghiệp; hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại.
Định kỳ kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn thông tin cho cổng/trang thông tin điện tử, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Xây dựng quy trình, tổ chức các hoạt động giám sát, tiếp nhận, ngăn chặn, xử lý, ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn mạng; diễn tập, tập huấn nâng cao kỹ năng giám sát, cảnh báo, phòng chống tấn công, ứng cứu sự cố an toàn mạng. Xây dựng, ban hành và thường xuyên cập nhật các quy trình, quy chế đảm bảo an toàn thông tin, các cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ phụ trách về an toàn thông tin. Bổ sung một số khóa đào tạo nhằm tăng cường năng lực đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ, lực lượng đảm bảo an toàn thông tin mạng như: Các khóa đào tạo kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ kỹ thuật; các khóa đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin cho cán bộ kỹ thuật và đào tạo kiến thức về an toàn thông tin cho cán bộ quản lý.