Định nghĩa, ưu và nhược điểm của E – Governance
Diễn đàn - Ngày đăng : 16:38, 27/09/2019
Do sự phát triển nhanh chóng của internet và số hóa, các Chính phủ trên toàn thế giới đang bắt đầu các bước nhằm kết hợp Công nghệ thông tin vào tất cả các quy trình của chính phủ. Đây là khái niệm về chính phủ điện tử - E - Government. Điều này là để đảm bảo rằng việc quản trị của Chính phủ trở thành một quá trình nhanh chóng và minh bạch hơn. Nó cũng giúp tiết kiệm chi phí rất lớn.
Quản trị điện tử
Quản trị điện tử (E – Governance) có thể được định nghĩa là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các dịch vụ của chính phủ, trao đổi thông tin, giao dịch, tích hợp các dịch vụ và cổng thông tin hiện có trước đây.
Nó làm cho toàn bộ quá trình hành chính trở nên thuận tiện, hiệu quả, minh bạch, chịu trách nhiệm hoàn toàn và có trách nhiệm. Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và là một nhà lãnh đạo thế giới mới nổi, Quản trị điện tử là điều bắt buộc ở một quốc gia như Ấn Độ, cả trong khu vực Chính phủ và khu vực doanh nghiệp.
Một số ví dụ hiệu quả về việc thực hiện thành công Quản trị điện tử đối với các chức năng của chính phủ bao gồm các dự án như; dự án e-Mitra (Rajasthan), dự án e-Seva (Andhra Pradesh) và CET.
Ưu điểm của quản trị điện tử
- Tốc độ
Công nghệ làm cho việc giao tiếp trở nên nhanh chóng hơn. Internet, điện thoại thông minh đã cho phép việc truyền tải khối lượng dữ liệu lớn trên toàn thế giới.
- Tiết kiệm chi phí
Rất nhiều chi phí của Chính phủ là dành cho những chi phí mua văn phòng phẩm cho mục đích hành chính. Thư và hồ sơ bằng văn bản tiêu thụ rất nhiều văn phòng phẩm. Tuy nhiên, việc thay thế chúng bằng điện thoại thông minh và internet có thể giúp tiết kiệm chi phí hàng năm.
- Minh bạch
Việc sử dụng quản trị điện tử làm cho tất cả các chức năng của Chính phủ trở nên minh bạch. Tất cả thông tin của Chính phủ có thể được tải lên internet. Công dân truy cập cụ thể bất kỳ thông tin nào họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn, chỉ với một cú nhấp chuột hoặc chạm ngón tay.
Tuy nhiên, để làm được việc này, Chính phủ phải đảm bảo rằng tất cả dữ liệu sẽ được công khai và tải lên các diễn đàn thông tin của Chính phủ trên internet.
- Trách nhiệm giải trình
Minh bạch liên kết trực tiếp đến trách nhiệm. Khi các chức năng của chính phủ có sẵn, thì việc liên kết trách nhiệm đến từng bộ phận là điều khả thi.
Nhược điểm của quản trị điện tử
- Mất liên lạc giữa các cá nhân
Nhược điểm chính của quản trị điện tử là đánh mất liên lạc giữa các cá nhân. Giao tiếp giữa các cá nhân là một khía cạnh của giao tiếp mà nhiều người coi là vấn đề quan trọng.
- Chi phí thiết lập cao và khó khăn về kỹ thuật
Công nghệ cũng có nhược điểm của nó. Cụ thể, chi phí thiết lập rất cao và các máy móc phải được bảo trì thường xuyên. Thông thường, máy tính và internet cũng có thể bị hỏng và gây khó khăn trong công việc và dịch vụ của chính phủ.
- Vấn đề thất học
Một số lượng lớn người dân ở Ấn Độ không biết chữ và không biết cách vận hành máy tính và điện thoại thông minh. Quản trị điện tử có thể khiến họ cảm thấy khó khăn trong việc truy cập, hiểu và sử dụng dịch vụ.
- Tội phạm mạng/Rò rỉ thông tin cá nhân
Luôn có nguy cơ dữ liệu riêng tư của công dân được lưu trữ trong hệ thống chính phủ bị đánh cắp. Tội phạm mạng là một vấn đề nghiêm trọng, việc vi phạm dữ liệu có thể khiến công chúng mất niềm tin vào khả năng của Chính phủ trong việc quản lý người dân.