Liệu có luật bản quyền dành cho những phát minh của trí tuệ nhân tạo?
Xu hướng - Dự báo - Ngày đăng : 14:29, 15/08/2019
Một nhóm các nhà học thuật và các nhà phát minh đã hợp tác để thách thức tư duy toàn cầu về các phát minh do trí tuệ nhân tạo tạo ra bằng cách, đặt tên cho hệ thống trí tuệ nhân tạo là “inventor” (nhà phát minh) trên hai ứng dụng sáng chế. Nhưng liệu họ có thành công trong nỗ lực của mình?
Được dẫn dắt bởi Giáo sư Ryan Abbott của Đại học Surrey, các học giả tham gia dự án đã làm việc cùng với “inventor” Dabus AI có trụ sở tại Missouri, để tìm kiếm sự bảo vệ bằng sáng chế cho hai sáng kiến - một hộp đựng thực phẩm khóa bên trong mà robot có thể xử lý dễ dàng và đèn cảnh báo nhấp nháy theo nhịp tương tự như hoạt động của dây thần kinh, khiến bạn khó có thể bỏ qua. Các đơn xin công nhận bằng sáng chế đã được nộp tại Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ.
Được phát triển bởi Stephen Thaler vào năm 1994, Dabus AI hay “The Creativity Machine” (cái tên được biết đến rộng rãi hơn), là một mô hình tính toán tuyên bố có khả năng tái tạo nhận thức của con người. Nó có thể tạo ra các mẫu thông tin mới lạ và thích ứng với các kịch bản khác nhau mà không cần sự can thiệp của con người. Trong số các kết quả đầu ra của nó, máy đã được ghi nhận với việc phát minh ra một khía cạnh thiết kế nổi bật của bàn chải đánh răng Oral-B Cross Action.
Các ví dụ khác về điện toán sáng tạo bao gồm một phương pháp giám sát các hệ thống kiểm soát lưu lượng, được phát triển bởi Viện Phần mềm Đô thị và được mô tả trong bằng sáng chế EP3144918B1. Được thiết kế để cải thiện lưu lượng giao thông, hệ thống bao gồm nhiều đèn giao thông dự đoán trạng thái tín hiệu trong tương lai bằng thuật toán học máy. Trong một ví dụ khác, một hệ thống trí tuệ nhân tạo do IBM phát triển, với tên gọi “Watson”, sử dụng các thuật toán để tạo ra các ý tưởng mới dựa trên các tham số được xác định trước. Trong phiên bản mới nhất, Watson có thể tạo ra các công thức sáng tạo dựa trên sở thích của người dùng và dự đoán chất lượng của món ăn.
Bất chấp sự khéo léo không thể phủ nhận của các kết quả như vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: ai sẽ được coi là nhà phát minh và ai sở hữu những phát minh? Hiện tại có một sự đồng thuận và được quy định trong luật sáng chế trên toàn cầu rằng: chủ sở hữu sáng chế là người phát minh ra nó, trừ khi các quyền đã được giao cho người khác, các tổ chức hoặc công ty của họ. Tuy nhiên, luật pháp cũng yêu cầu nhà phát minh phải là người có đóng góp về mặt vật chất cho quan niệm về phát minh. Do đó, theo luật pháp hiện hành, chỉ có một con người mới có khả năng được coi là nhà phát minh và hệ thống trí tuệ nhân tạo là một công cụ mà họ đã sử dụng để tạo điều kiện cho sự đổi mới của họ.
Các học giả và nhà phát minh tham gia Artificial Inventor Project (Dự án Nhà phát minh nhân tạo) tin rằng lập trường này đã lỗi thời và các hệ thống trí tuệ nhân tạo đó nên được coi là nhà phát minh, và chủ sở hữu của hệ thống sẽ là chủ sở hữu của bằng sáng chế. Trên thực tế, các hệ thống trí tuệ nhân tạo như “The Creativity Machine” dường như có khả năng phát minh mà không có bất kỳ hình thức can thiệp nào của con người, điều này có thể dẫn đến các bằng sáng chế nhưng không có nhà phát minh ra nó.
Một số chuyên gia có tư tưởng đổi mới có thể lo ngại rằng: sự thiếu rõ ràng liên quan đến khả năng được cấp bằng sáng chế của các phát minh dựa trên trí tuệ nhân tạo như hiện nay có thể trở thành rào cản cho sự phát triển. Tuy nhiên, họ cũng có thể yên tâm vì có những trường hợp cho thấy trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có khả năng bảo vệ bằng sáng chế cho những phát minh của mình, miễn là chúng có thể chứng minh khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Vấn đề duy nhất còn lại là liệu luật pháp sẽ thay đổi những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và phát minh khi trí tuệ nhân tạo hoặc máy học được sử dụng để giúp tạo ra các phát minh?
Khi phải đối mặt với sự không chắc chắn tiềm tàng liên quan đến quyền sở hữu và phát minh, một số nhà đổi mới có thể chọn giữ ý tưởng của họ như là "bí mật thương mại”, thay vì chia sẻ chúng với thế giới thông qua hệ thống bằng sáng chế. Theo thời gian, điều này có thể bắt đầu kìm hãm hoạt động nghiên cứu và phát triển, và khiến các nhà đổi mới khó có thể đảm bảo vị trí dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, vì luật pháp hiện nay đại diện cho phần lớn các ứng viên bằng sáng chế, sự không chắc chắn này dường như chủ yếu mang tính học thuật.
Để tận dụng tối đa các phát minh dựa trên trí tuệ nhân tạo và vì lợi ích của toàn xã hội, các vấn đề xung quanh quyền sở hữu phải được giải quyết sớm nhất có thể.