Làm thế nào các nền kinh tế mới nổi hưởng lợi từ Blockchain và AI? (phần 3)
Đô thị thông minh - Ngày đăng : 10:04, 18/07/2019
Kenya
Việc áp dụng công nghệ di động và sử dụng nó trong công tác tài chính tại Kenya có thể được mô tả như một câu chuyện thành công. Một bộ trưởng trong chính phủ Kenya có ý định xây dựng các dự án công nghệ di động bằng cách sử dụng blockchain để giải quyết các vấn đề khó khăn. Joseph Mucheru, Bộ trưởng Công nghệ thông tin và truyền thông, đang thúc đẩy các sáng kiến của chính phủ Kenya khi áp dụng AI và blockchain trong các chức năng của chính phủ.
Chính phủ ủng hộ AI và Blockchain mạnh mẽ trong việc ban hành chính sách chính thức tương tự như đã thấy ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên đã có một số đầu vào tích cực của chính phủ Kenya để xoay chuyển mọi thứ về vấn đề này. Vào tháng 1 năm 2018, chính phủ đã đưa ra một đội đặc nhiệm gồm 11 người để phát triển chiến lược thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và áp dụng các công nghệ mới nổi như Blockchain và AI. Một trong số các điều khoản tham chiếu của lực lượng đặc nhiệm (DLAI) này là xem xét các đề xuất về cách các ứng dụng dựa trên AI và Blockchain có thể cải thiện hiệu quả của khu vực công cộng và cung cấp dịch vụ. Lực lượng đặc nhiệm cũng đề xuất cách thức mà chính phủ có thể cung cấp một môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển khu vực này.
Trong động thái nhằm thúc đẩy phát triển nhân lực trong công nghệ AI và blockchain, chính phủ Kenya dự định xây dựng một thành phố công nghệ được gọi là Konza, như một phần trong kế hoạch phát triển Tầm nhìn 2030 (Olewe, 2018). Khi hoàn thành, thành phố Konza sẽ đóng vai trò quốc gia là “Thảo Nguyên Silicon” với hình mẫu như thung lũng Silicon để phục vụ thu hút các công ty sáng tạo thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các ứng dụng dựa trên AI và Blockchain cũng như thúc đẩy phát triển tài năng.
Chính phủ Kenya cũng bắt đầu thử nghiệm với các công nghệ này trong các lĩnh vực khác nhau. Một trong các lĩnh vực mà chính phủ thử nghiệm Blockchain là đăng ký đất đai, vì Kenya có vấn đề lâu dài về chiếm đất. Sự gian lận này thường liên quan đến việc thay đổi hồ sơ sở hữu đất chính thức, đang lan rộng trên toàn quốc. Bằng việc sử dụng blockchain tạo nên các hồ sơ cố định về quyền sở hữu đất, Bộ trưởng CNTT và truyền thông Joseph Mucheru hi vọng vấn đề này sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa.
Kenya đang thử nghiệm việc sử dụng Blockchain trong các lĩnh vực sau:
1. Sức khỏe: Một nền tảng dựa trên blockchain sẽ kết nối với 98 bệnh viện công đang được triển khai của Kenya để kích hoạt dữ liệu bệnh nhân. Nó cũng sẽ cho phép chia sẻ dữ liệu điều trị giữa các nhân viên y tế ở thị trấn đến các vùng nông thông thiếu tài nguyên y tế. Một hệ thống kiểm tra điều trị cũng được đưa ra để giảm thiểu sự cố chẩn đoán sai.
2. Đăng ký xe cơ giới: Cơ quan an toàn và vận tải quốc gia Kenya (NTSA) đang triển khai hệ thống nhận dạng phương tiện điện tử điều khiển bằng blockchain để dễ dàng xác định các phương tiện bị đánh cắp hay các phương tiện không nên đưa vào sử dụng vẫn hoạt động trên đường phố Kenya. Nền tảng Blockchain cung cấp sức mạnh này sẽ có khả năng kết nối với các cơ quan thực thi pháp luật cũng như cơ quan doanh thu để ngay lập tức xác định trạng thái xe cộ (Ochieng, 2017).
3. An ninh: Tại Nairobi và Mombasa, hai thành phố lớn của Kenya, công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được triển khai để giúp cảnh sát Kenya phát hiện tội phạm và những kẻ bị truy nã từ hình ảnh CCTV.
Tuy nhiên, sự lạc quan của Mucheru, người có hiểu biết về công nghệ đang làm việc với Google thì không được nhiều người trong chính phủ chia sẻ như mong đợi. Kenya vẫn còn nhiều thách thức, một xã hội truyền thống nơi mà áp dụng công nghệ mới có xu hướng làm tốn thời gian. Hiện tại có sự phản đối việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt với các lo ngại rằng công nghệ này sẽ được dùng để đánh cắp danh tính nếu nó rơi vào tay kẻ xấu. Hơn nữa, người đứng đầu ngân hàng trung tâm cũng phản đối việc sử dụng công nghệ blockchain trong các giao dịch tài chính.
Hầu hết các công việc ở Kenya được hoàn thành 100% dựa vào sức người. Có một nỗi lo sợ rộng rãi rằng các ứng dụng AI như robot hay máy móc tự động sẽ gây ra tình trạng thiếu việc làm trong nhiều lĩnh vực. Sự thiếu thông tin đầy đủ về AI và Blockchain là yếu tố cần phải vượt qua để các công nghệ này được phát triển tại đất nước này.
Rwanda
Chính phủ Rwanda đang xây dựng dựa trên những lợi ích mà nó đạt được sau diệt chủng bằng cách đạt được các bước tiến lớn trong việc áp dụng và tích hợp AI, blockchain, robot và Internet kết nối vạn vật (IOT) trong các chức năng. Tại sao chính phủ Rwanda rất lạc quan về AI và Blockchain?
Rwanda đã có những chia sẻ công bằng về các vấn đề đã nổi lên từ một trong những xung đột khủng khiếp nhất. Chính phủ nhận ra làm thế nào các khoáng sản được thu trong các khu vực xung đột có thể duy trì các cuộc xung đột và sự tàn bạo xảy ra sau đó. Đó là lý do vì sao một trong các sáng kiến dựa trên blockchain của chính phủ Rwanda là theo dõi khoáng sản từ quá trình khai thác đến lúc đưa ra thị trường để đảm bảo các cuộc xung đột khoáng sản tránh xa thị trường. Circulor, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Anh đang hợp tác với chính phủ để phát triển chương trình truy xuất nguồn gốc các khoáng sản sẽ được dựa hoàn toàn trên công nghệ blockchain. Truy xuất khoáng sản là sáng kiến này của Tantalum, là trung tâm của cuộc xung đột hiện đang hoành hành ở quốc gia láng giềng Cộng hòa dân chủ Congo (DRC). Circulor tạo ra một nền tảng chạy trên blockchain và được sử dụng để tạo ra bản ghi ổn định và minh bạch của toàn bộ chuỗi cung ứng Tantalum, đảm bảo rằng chỉ quặng có nguồn gốc chính thức mới được đưa ra thị trường. Một lợi ích phụ là các quá trình liên quan đến chuỗi cung ứng Tantalum sẽ được thực hiện nhanh hơn nhiều so với các hệ thống sẵn có.
Rwanda đang triển khai AI và blockchain trên các lĩnh vực sau:
1. Đăng ký đất đai: với sự nỗ lực hợp tác của cả Microsoft và công ty an ninh mạng Thụy Sĩ. Sáng kiến này sẽ tận dụng bộ công cụ WiseKey và nền tảng Microsoft Azure, không chỉ cung cấp hồ sơ đăng kí đất đai mà còn cung cấp xác thực tài sản và xác minh ID (WiseKey/Nền tảng bảo mật không gian mạng từ trên xuống dưới đầu tiên, 2018).
2. Cung cấp máu và các sản phẩm về máu ở các khu vực khó tiếp cận bằng máy bay không người lái. Sáng kiến dựa trên AI này đã cứu hàng trăm người và cắt giảm thời gian chờ đợi cho việc sinh sản phức tạp. Rwanda là nước đầu tiên tại châu Phi triển khai công nghệ này.
Rwanda cũng đầu tư phát triển nhân lực và đất nước này đang triển khai chương trình bằng Tiến sĩ để độc quyền đào tạo các giáo sư trẻ trong lĩnh vực Học máy.
Kết luận
Nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi khác biệt so với các nền kinh tế phát triển. Một số cơ sở hạ tầng và kiến trúc xã hội đã giúp các nền kinh tế phát triển dễ dàng triển khai các ứng dụng dựa trên AI và blockchain trong các chức năng của chính phủ đang thiếu hụt trong thị trường mới nổi. Các yếu tố này và các yếu tố khác như nguồn tài trợ và truyền thống xã hội đã làm việc áp dụng AI và blockchain nói chung bị chậm hơn. Các chính sách hỗ trợ cũng kém mạnh mẽ hơn ở các nền kinh tế phương Tây.
Câu hỏi mấu chốt là liệu AI và blockchain sẽ mở rộng khoảng cách phát triển đang tồn tại giữa các nền kinh tế phương Tây và các nước mới nổi. Tìm nguồn vốn đầu tư đã được chứng minh là một vấn đề lớn khi chính phủ áp dụng công nghệ này. Trong khi một số nước như Trung Quốc và Ấn Độ cam kết cung cấp các nguồn lực lớn cho nghiên cứu và phát triển AI/blockchain thì nhiều nền kinh tế mới nổi lại quá khó khăn để cam kết khoản đầu tư nào cho việc phát triển các ứng dụng dựa trên công nghệ blockchain và AI.
Không thể nghi ngờ việc các công nghệ này có thể giúp nhiều nền kinh tế mới nổi đạt được mục tiêu phát triển bền vững, nhưng nhiều nhu cầu cần thực hiện trong vấn đề chính sách và thái độ với những công nghệ. Ở một số nước, thái độ của các nhà hoạch định chính sách đang chỉ ra cách tiếp cận của các chính phủ tương ứng với công nghệ này. Vì thế, phải có một nỗ lực phối hợp để đảm bảo tất cả các nhà hoạch định chính sách đều thống nhất quan điểm. Điều này sẽ giúp cộng đồng giải quyết các thách thức tiềm năng mà AI mang lại.