Người dùng có bị nghe lén khi sử dụng điện thoại thông minh?

An toàn thông tin - Ngày đăng : 14:30, 24/05/2019

Một thực tế đang xảy ra như sau: Một người dùng đã từng chia sẻ dự định về một kỳ nghỉ ở đảo với bạn bè của họ, đáng ngạc nhiên là những bài viết về Maldives hoặc Hawaii lại xuất hiện trên Facebook của người dùng đó. Một ví dụ khác là người dùng đang nói về lý do tại sao họ ngừng uống rượu thì một bài báo liên quan đến chủ đề đó ngẫu nhiên xuất hiện trên Twitter. Vậy những thông tin đó là ngẫu nhiên hay trùng hợp? Người sử dụng điện thoại thông minh có đang bị nghe lén cuộc trò chuyện của mình?

BERLIN, GERMANY - DECEMBER 14: The Logo of videotelephony product FaceTime is displayed on a smartphone on December 14, 2018 in Berlin, Germany. (Photo by Thomas Trutschel/Photothek via Getty Images)

Ông Alex Hamerstone, lãnh đạo Government, Risk and Compliance (Chính phủ, Rủi ro và Tuân thủ) tại công ty bảo mật công nghệ thông tin, TrustedSec, tiết lộ với Fox News thông qua email rằng người dùng điện thoại cảm thấy họ bị nghe lén. Lý do tại sao người dùng thấy quảng cáo xuất hiện dường như tương quan với chính xác những gì họ vừa nói là vì các công ty công nghệ và tiếp thị thu thập nhiều dữ liệu cá nhân và hành vi từ người dùng, nhưng không phải là nghe lén. Vì các công ty thu thập dữ liệu thông qua việc lướt web, mua sắm, đăng bài trên phương tiện truyền thông xã hội và những thao tác trực tuyến khác của người dùng.

Hamerstone nhấn mạnh rằng cơ sở dữ liệu khổng lồ bao gồm các thông tin về cá nhân và về các mô hình hành vi ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người dùng. Ví dụ, những người tìm kiếm trực tuyến các khoản thế chấp và các kỳ nghỉ phù hợp với người dùng dự định sẽ sinh con trong vòng chín tháng. Vì vậy, nếu một nhà quảng cáo nhìn thấy hai chỉ số đầu tiên hiện lên với một người dùng cụ thể, họ sẽ bắt đầu phân phối quảng cáo về các sản phẩm trẻ em. Điều này không liên quan gì đến việc nghe lén, nhưng từ việc thu thập dữ liệu thường xuyên thông qua hoạt động trực tuyến và tương quan với các mô hình hành vi đã được thiết lập

Các công ty quảng cáo biết rất nhiều về người dùng, vì vậy họ có thể đưa ra các quảng cáo có độ chính xác cao, tuy nhiên đôi khi những quảng cáo đó chỉ mang tính dự đoán. Ví dụ, các công ty có thể có một loạt dữ liệu cho thấy rằng những người truy cập trang web du lịch tìm kiếm kỳ nghỉ cũng có thể muốn ăn kiêng hoặc lấy lại vóc dáng. Vì vậy, khi người dùng truy cập một trang web du lịch, và một ngày sau đó người dùng nhận được một quảng cáo về thuốc giảm cân. Nếu người dùng đó đang thảo luận về chế độ ăn kiêng qua điện thoại, người dùng có thể cho rằng điện thoại của mình đang nghe lén, nhưng trên thực tế, quảng cáo được nhắm mục tiêu đến từ các bằng chứng hành vi khác được thu thập trước đó.

Theo Russell Holly, nhà phân tích công nghệ, các quảng cáo này thuộc về dấu chân kỹ thuật số mà người dùng để lại. Tuy nhiên, không có gì lạ khi người dùng vấp phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà không thể giải thích được.

Trên thực tế, Facebook và những ứng dụng khác không cần truy cập vào micrô mà vẫn biết được người dùng đang muốn xem cái gì. Người dùng đã cung cấp cho các công ty này một lượng thông tin điên rồ khi đăng ký theo dõi các địa điểm du lịch hoặc chia sẻ ảnh. Tất cả thông tin đó giúp các công ty này dễ dàng đoán ra người dùng đang quan tâm đến các loại sản phẩm cụ thể nào và điều đó làm cho sự trùng hợp rất dễ gặp phải thường xuyên. Nhưng thực sự những thông tin đó chỉ là một chuỗi những dự đoán may mắn từ vô số thông tin khổng lồ.

Vì vậy, quảng cáo được nhắm mục tiêu theo dõi người dùng trên internet thông qua cookie, sẽ phải đưa ra kết luận dựa trên sở thích của người dùng và  người dùng này phải có khả năng mua hàng trong tương lai.  Holly cũng nhấn mạnh rằng micrô trên điện thoại của người dùng thường được để ở chế độ “bật”  trên một số ứng dụng được sử dụng rộng rãi. Trên thực tế, các công ty cung cấp mạng xã hội không được phép bán dữ liệu thoại cho các nhà quảng cáo kỹ thuật số. Một số công ty quảng cáo kỹ thuật số không thừa nhận là có “lắng nghe người dùng”, tuy nhiên khả năng nghe lén thông tin này là rất cao.

Một số ứng dụng và trợ lý ảo như Siri, Cortana và Alexa được thiết kế để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn - nhưng người dùng lại cung cấp những thông tin về cuộc sống cá nhân của mình cho các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến.

Cách dễ nhất để tránh điều này là ngừng cung cấp thông tin cho các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến. Người dùng nên sử dụng các công cụ trực tuyến như Ghostery để xem có bao nhiêu trang web bạn thường truy cập đang theo dõi bạn trên internet. Điều quan trọng không phải là dữ liệu đang được thu thập, mà là cách các dữ liệu đó được sử dụng để tạo ra một hình ảnh kỹ thuật số về bạn.

Ngày nay, với hàng tỷ thiết bị IoT, thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị gia đình được điều khiển bằng giọng nói và sự suy giảm về phương tiện in ấn làm tăng nhu cầu dữ liệu nhằm phục vụ quảng cáo kỹ thuật số. Người dùng hãy kiểm tra phần Cài đặt quyền riêng tư trên điện thoại sau đó vô hiệu hóa micrô cho các ứng dụng không được sử dụng. Đặc biệt là hãy chú ý đến những ứng dụng mà người dùng từ bỏ quyền riêng tư để chọn sự tiện lợi của ứng dụng đó. 

Ngọc Phượng