Ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2019: Mở rộng dịch vụ tới người dùng
Diễn đàn - Ngày đăng : 16:49, 21/05/2019
Theo đó, Kế hoạch gồm các 5 dung chính: Xây dựng, theo dõi thực hiện và đánh giá kết công tác, Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách; Thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; Tư vấn, đào tạo, tập huấn về IPv6 và Phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6
Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, Cục Tin học hóa, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TTTT sẽ chủ trì nghiên cứu cơ chế thúc đẩy triển khai IPv6 cho khối cơ quan Đảng, Nhà nước.
Cụ thể, các nội dung của công tác này gồm: Bổ sung quy định yêu cầu hỗ trợ IPv6 trong đầu tư, mua sắm, thuê sản phẩm, dịch vụ CNTT sử dụng vốn nhà nước; Yêu cầu hỗ trợ IPv6 trong thẩm định hồ sơ ứng dụng CNTT, thẩm tra, góp ý các nội dung liên quan đến đề án ứng dụng CNTT; Xây dựng yêu cầu hỗ trợ IPv6 trong đề án xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam; các thiết kế cơ sở dự án ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước; Đề án chuyển đổi số quốc gia; Đề án Xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ đô thị thông minh; Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách còn bao gồm các nội dung:
- Bổ sung nội dung yêu cầu hỗ trợ, sử dụng IPv6 trong các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án về viễn thông và CNTT của Bộ TTTT; Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách tạo lập thị trường, trong đó, cụ thể:
Đưa nội dung ứng dụng IPv6 trong xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Đưa nội dung thiết bị IPv6 là thiết bị được hỗ trợ mức cao nhất về thuế xuất nhập khẩu cùng với các thiết bị công nghệ cao trong Nghị định sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Bổ sung nội dung hỗ trợ IPv6 trong các chương trình làm việc với các doanh nghiệp (DN) sản xuất thiết bị, DN sản xuất phần mềm.
Nghiên cứu, xây dựng các ưu đãi trong sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung số có hỗ trợ IPv6.
- Bổ sung các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn yêu cầu khả năng đáp ứng, tính sẵn sàng với IPv6 của các thiết bị, hạ tầng thông tin, mạng lưới của tổ chức, DN.
Về phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, Kế hoạch yêu cầu:
- VNNIC chủ trì phối hợp với các DN ISP tăng cường kết nối và lưu lượng IPv6 trao đổi qua mạng IPv6 quốc gia;
- Các DN ISP chủ trì triển khai IPv6 trong các kết nối ngang hàng giữa các DN; mở rộng kết nối IPv6 quốc tế;
- Cục Bưu điện Trung ương mở rộng phạm vi triển khai IPv6 và tăng cường lưu lượng IPv6 trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
- Đơn vị chuyên trách CNTT của cơ quan Đảng, Nhà nước chủ trì triển khai IPv6 cho CPĐT, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, hệ thống máy tính kết nối Internet…
Dịch vụ IPv6 cho các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nội dung số vừa được khai trương đầu tháng 5/2019
Việc phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6 cũng yêu cầu mở rộng dịch vụ trên nền IPv6 tới người sử dụng. Cụ thể:
- Các DN ISP chủ trì mở rộng cung cấp dịch vụ trên nền IPv6 cho khách hàng: băng rộng cố định và sử dụng dịch vụ kết nối Internet.
- Các DN cung cấp dịch vụ hosting IDC chủ trì cung cấp dịch vụ hosting IDC hỗ trợ song song IPv4/IPv6.
- Các DN di động chủ trì triển khai cung cấp IPv6 trong dịch vụ di động 3G/4G;
- Các DN, các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện kích hoạt hỗ trợ và dán nhãn IPv6 ready logo cho các Website thông tin.
- Các DN cung cấp dịch vụ nội dung số chủ trì kích hoạt hỗ trợ IPv6 cho các dịch vụ nội dung số
- Các nhà đăng ký tên miền “.vn” chủ trì hỗ trợ IPv6 đối với dịch vụ đăng ký, duy trì, hosting tên miền “.vn”
- Các DN sản xuất thiết bị chủ trì sản xuất thiết bị đảm bảo hỗ trợ IPv6;
- Các DN thực hiện Nghiên cứu, tiếp cận triển khai IPv6 cho các dịch vụ IoT, 5G.
Về tư vấn, đào tạo, tập huấn về IPv6, Kế hoạch yêu cầu đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng về công nghệ IPv6 cho các cơ quan nhà nước; Hỗ trợ tư vấn lập kế hoạch, triển khai IPv6 cho khối cơ quan Đảng, Nhà nước; Đào tạo về công nghệ IPv6 trong chuyên ngành CNTT và điện tử viễn thông.
Ban Công tác, các đơn vị thuộc Bộ TTTT, DN, Hiệp hội Internet, Báo Vietnamnet, Tạp chí TTTT… được giao thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia.