Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
Diễn đàn - Ngày đăng : 14:15, 28/04/2019
PCI là một báo cáo hợp tác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Những cải tiến đã góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn cho các công ty tư nhân, và cải cách hành chính tốt hơn. Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp cũng lạc quan hơn về tình hình tăng trưởng kinh doanh hơn nữa trong những tháng tới.
PCI, được giới thiệu lần đầu vào năm 2005, xem xét một số tiêu chí bao gồm những chi phí không chính thức, thủ tục hành chính và cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường kinh doanh của Việt Nam. Nó xem xét các cải cách được thực hiện bởi chính quyền tỉnh và thành phố trong việc thúc đẩy khu vực tư nhân. Năm 2018, một khảo sát được tiến hành với hơn 8.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước tại 63 tỉnh và 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) tại 20 tỉnh, thành phố.
Chỉ số PCI đo lường 10 chỉ số phụ, bao gồm:
- Chi phí đầu vào thấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp;
- Sự dễ dàng trong việc tiếp cận những nguồn lực đất đai và sử dụng đất đai ổn định;
- Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai;
- Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu;
- Yêu cầu giới hạn thời gian cho các thủ tục và kiểm tra quan liêu;
- Hạn chế tối thiểu những thành kiến chính sách đối với các công ty nhà nước, nước ngoài hoặc liên doanh;
- Lãnh đạo tỉnh chủ động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp;
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và có chất lượng cao;
- Chính sách đào tạo lao động lành mạnh; và
- Thủ tục pháp lý công bằng và hiệu quả để giải quyết tranh chấp và duy trì luật pháp và trật tự.
Các tỉnh được khảo sát với dữ liệu được thu thập từ các doanh nghiệp với số điểm tối đa là 100 điểm.
Năm nay, tỉnh Quảng Ninh duy trì thứ hạng cao nhất với 70,36 điểm trong năm thứ hai liên tiếp. Tiếp theo là Đồng Tháp ở đồng bằng sông Cửu Long; Đồng Tháp cũng vượt qua kỷ lục của chính mình, đạt 70,19 điểm và tiếp tục nằm trong top 5 trong 11 năm qua. Long An và Bến Tre đứng ở vị trí thứ ba và thứ tư với Đà Nẵng ở vị trí thứ 5.
Những điểm nổi bật của chỉ số PCI
Vấn đề tham nhũng: Trong năm 2018, 48,4% các doanh nghiệp cho biết rằng để có được một hợp đồng mua sắm, thì điều cần thiết phải bỏ ra một số tiền hoa hồng - con số này là 54,9% trong năm 2017. 54,8% các công ty tuyên bố họ đã nộp những khoản phí tạo quan hệ - đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Mặc dù đã có sự suy giảm, chỉ số này vẫn ở mức cao. Điều này cho thấy một nỗ lực lâu dài là điều cần thiết để tiếp tục giảm những khoản phí tạo quan hệ.
Thiên vị đối với các nhà đầu tư nhà nước và ngoài nước: Nói chung, sự thiên vị đối với các doanh nghiệp lựa chọn dường như đã giảm dần. 37% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng chính quyền tỉnh ưu tiên thu hút FDI trong phát triển khu vực tư nhân trong nước, so với 45,7% trong năm 2017. Trong khi một sự cải tiến, nỗ lực hơn nữa là điều cần thiết để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân trong nước.
Việc thực hiện chính sách: 46.2% doanh nghiệp trả lời khảo sát cho rằng thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân là tích cực; đây là một sự cải tiến qua hàng năm kể từ tỷ lệ 35% trong năm 2015. Các công ty cũng cho biết rằng chính quyền địa phương cấp tỉnh đã chủ động giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc giải quyết những mối quan tâm và linh hoạt hơn trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi.
Cải cách hành chính: 74,7% doanh nghiệp cho biết rằng các quan chức chính phủ xử lý công việc một cách hiệu quả so với 67,4% trong năm trước đó. Các công ty cũng cho biết họ ít phải chịu sự kiểm tra của các quan chức chính phủ hơn và sự trùng lặp và chồng chéo cũng được giảm bớt.
Thủ tục thành lập: Mặt khác, các khảo sát cho thấy nhiều công ty cảm thấy rằng chi phí thành nhập là khá cao với 15,8% doanh nghiệp đã phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết ngoài một giấy phép kinh doanh để có thể trở thành doanh nghiệp hợp pháp. Con số này đã tăng lên trong vòng năm năm trở lại đây. 29% doanh nghiệp cũng gặp phải những thách thức trong việc xin những giấy chứng nhận tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật.
Tính minh bạch: Tiếp cận thông tin vẫn còn là một vấn đề đang diễn ra tại Việt Nam. Trên thang điểm từ 1 đến 5, với điểm 1 là bất khả thi đến điểm 5 là rất dễ dàng. Việc tiếp cận thông tin và các tài liệu được đánh giá 2,38 điểm. Tương tự như vậy, việc tiếp cận với văn bản pháp luật được chứng minh là có vấn đề với nhiều doanh nghiệp được hỏi nói rằng họ cần “quan hệ” để truy cập vào tài liệu của tỉnh.
Những thách thức chính
Các doanh nghiệp báo cáo rằng những khó khăn phổ biến nhất bao gồm tìm kiếm khách hàng, tiếp cận tín dụng và tài chính, đối phó với suy thoái thị trường, khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công, tìm kiếm đối tác kinh doanh và thay đổi quy định.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ cũng cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, tiếp cận tín dụng và các nguồn tài chính, và những nguồn lực đất đai phù hợp so với các tập đoàn lớn. Điều này cũng đúng đối với các công ty mới, được thành lập chưa đến 5 năm.
Các công ty đang kinh doanh thua lỗ cũng thấy khó khăn hơn trong việc tiếp cận những nguồn tài chính, tìm kiếm khách hàng, đất đai, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh. Các doanh nghiệp có kế hoạch đóng cửa kinh doanh đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn để đối phó với những thách thức bất ngờ và phải đối mặt với những thách thức cơ sở hạ tầng ở một mức độ cao hơn so với những doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động liên tục.
Tuy nhiên, niềm tin kinh doanh vẫn ở mức cao, với 49,3% các công ty có kế hoạch mở rộng hoạt động trong vòng hai năm tiếp theo. Các công ty có kế hoạch giữ vững tỷ lệ hoạt động chiếm 42,4%.
Quản trị và cơ sở hạ tầng
Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá là có cơ sở hạ tầng tốt nhất và đã được vinh danh trong nhiều năm. Có một sự tương quan mạnh mẽ tồn tại giữa vấn đề quản lý và cơ sở hạ tầng. Thông thường, những khu vực có sự điều phối, lãnh đạo tốt cũng có xu hướng sở hữu cơ sở hạ tầng chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế cao nhất được tìm thấy tại các địa điểm có cơ sở hạ tầng cần thiết cho các doanh nghiệp để có thể thành công.
Những nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Các nhà đầu tư FDI tiêu biểu vẫn còn nhỏ và có xu hướng xuất khẩu. Các nhà đầu tư như vậy chủ yếu là nhà thầu phụ cho những công ty sản xuất đa quốc gia lớn hơn, thông qua chuỗi giá trị toàn cầu. Báo cáo cũng cho thấy rằng hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đến từ châu Á với Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đứng đầu danh sách.
Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) là nhà sản xuất với các tiểu ngành hàng đầu như sản xuất các sản phẩm chế tạo kim loại, máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, cao su và các sản phẩm nhựa. Các doanh nghiệp FIEs vẫn tự tin về môi trường kinh doanh do ba nỗ lực cải cách: giảm thiểu những quy định rườm rà, có dấu hiệu giảm tham nhũng và cơ sở hạ tầng được nâng cao.
Môi trường kinh doanh lạc quan
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy năm 2018, tổng thể đã có sự cải thiện bền vững trong quản lý cấp tỉnh trên khắp Việt Nam, đó là một chỉ số kinh doanh khả quan. Tuy nhiên, chính phủ cần phải liên tục xem xét các thủ tục để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Thách thức vẫn còn tồn tại, nhưng nếu chính quyền địa phương có thể giải quyết các vấn đề được đặt ra trong cuộc khảo sát, thì sau đó Việt Nam sẽ phát triển một môi trường kinh doanh thuận lợi trong dài hạn. Cuộc khảo sát cũng giúp các nhà đầu tư nhận thức được những điểm mạnh và điểm yếu của các tỉnh của Việt Nam và môi trường kinh doanh tổng thể.