Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tài sản

Chính phủ số - Ngày đăng : 06:40, 25/04/2019

Một điều hiển nhiên: việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tài sản phải được áp dụng một cách thông minh, không chỉ đơn giản là vì lợi ích của nó.

The use of AI in wealth management must be applied intelligently image

Như với bất kỳ ngành công nghiệp nào, trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ việc chuyển đổi, nhưng nó phải được thực hiện một cách thông minh. Đừng vội vàng ưu tiên một công nghệ chỉ vì nó mới xuất hiện và được quảng cáo sẽ hữu ích cho doanh nghiệp. Đầu tiên, hãy xác định vấn đề trong hoạt động hoặc chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một cách mới để tăng giá trị, được hỗ trợ bởi công nghệ và một đối tác.

Trí tuệ nhân tạo trong quản lý tài sản

Tương tự như hầu hết các ngành công nghiệp, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tài sản có tiềm năng cách mạng hóa một lĩnh vực đang vật lộn với thay đổi kỹ thuật số. Nhưng, bất kỳ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo hoặc tự động hóa phải được áp dụng một cách thông minh chứ không phải vì nó là xu hướng mới.

Các ngành công nghiệp truyền thống đang phải thích nghi trong nền kinh tế kỹ thuật số, với nhu cầu thay đổi của khách hàng và sự bùng nổ của những doanh nghiệp khác đang cạnh tranh để thu hút các khách hàng trung thành. Họ có thể thích nghi với sự trợ giúp của công nghệ.

Ngành quản lý tài sản phải đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng đối với sự thay đổi do công nghệ dẫn dắt, được thúc đẩy bởi một thế hệ giàu có mới.

Tim Waterton, phó chủ tịch UK Business tại M-Files cho biết: “Sự giàu có mới đang thúc đẩy sự thay đổi trong ngành quản lý tài sản. Trong lịch sử, dịch vụ cá nhân thường đóng vai trò là động lực cho lòng trung thành của các cá nhân có giá trị tài sản cao nhất (HNWIs - High Net Worth Individuals), nhưng sự xuất hiện của thế hệ millennial (dùng để chỉ những người sinh ra từ những năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) đang dần thay đổi tất cả”.

High Net Worth Individual là một khái niệm trong tầng lớp thượng lưu để chỉ các cá nhân có giá trị tài sản cao nhất, được đo lường bởi tài sản có giá trị ròng và thanh khoản cao thuộc sở hữu của cá nhân hoặc gia đình người đó.

Trí tuệ nhân tạo có thể là câu trả lời, nhưng nhiều nhà quản lý tài sản đang gặp khó khăn khi thực hiện – vì trí tuệ nhân tạo không phải là lĩnh vực chuyên môn của họ.

Những thách thức và cơ hội

Một cuộc thăm dò gần đây trong số 500 giám đốc điều hành trong các doanh nghiệp tư nhân tiết lộ rằng: trí tuệ nhân tạo đại diện cho cả thách thức và cơ hội lớn, với hơn một phần ba (36%) số người được hỏi thừa nhận họ đã gặp khó khăn trong việc tận dụng công nghệ.

Waterton đồng ý rằng trí tuệ nhân tạo có khả năng biến đổi cách các chuyên gia quản lý tài sản cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hợp lý hóa quy trình của họ. Nhưng ông cũng đưa ra lời khuyên rằng các chuyên gia nên thận trọng đối với việc tự động hóa quá mức.

Waterlon giải thích: “Thế hệ tiếp theo của các cá nhân có giá trị tài sản cao nhất (HNWIs) đã quá quen thuộc với quyền truy cập tức thời vào thông tin và xem các công cụ công nghệ tiên tiến là một yêu cầu cơ bản cho bất kỳ kịch bản đầu tư nào”.

Và kết quả là, các nhà quản lý tài sản phải thay đổi - họ phải cung cấp các nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu mới này. Tuy nhiên có những bằng chứng cho thấy nhiều doanh nghiệp không làm được điều này.

Điều này không chỉ gây khó chịu cho các nhà đầu tư mà còn cho nhân viên của các công ty quản lý tài sản đó.

Nhân viên kỹ thuật số

Millennials sẽ sớm là thế hệ thống trị trong lực lượng lao động toàn cầu, và họ là những người am hiểu kỹ thuật số.

Là người am hiểu về kỹ thuật số, họ rất tham vọng và muốn chuyển đổi công nghệ một cách nhanh chóng, và họ không ngại phải thay đổi. Họ sẽ muốn công nghệ phải phù hợp với nhu cầu của họ và sẽ không hài lòng khi phải chuyển sang các công nghệ không linh hoạt, cồng kềnh, kìm hãm năng suất của họ (và cả tổ chức của họ).

Giải pháp

Trí tuệ nhân tạo có thể cung cấp giải pháp cho những vấn đề này, bằng cách giúp tự động hóa các quy trình thủ công, cung cấp quyền truy cập thông minh hơn vào dữ liệu, và tạo ra các trải nghiệm mới cho khách hàng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bất kỳ việc triển khai công nghệ nào cũng được thực hiện một cách thông minh.

Đây không phải là vì lợi ích của bản thân tự động hóa. Và, vì nguyên nhân này, trí tuệ nhân tạo được áp dụng tốt nhất trong các bước nhỏ, với những chiến thắng nhỏ. Đây không phải là một rường hợp triển khai công nghệ trên toàn tổ chức.

Điều này bắt đầu với việc tự động hóa và hợp lý hóa các quy trình thủ công, chẳng hạn như lên danh sách các khách hàng mới. Điều này có thể bao gồm tất cả các hình thức tham gia từ thông tin liên lạc ban đầu, kiểm tra chống hành vi rửa tiền, hồ sơ rủi ro và tất cả các tài liệu pháp lý liên quan.

Ngoài ra, bằng cách sử dụng các giải pháp quản lý thông tin thông minh, nhân viên có các phương tiện để đơn giản hóa cách họ truy cập, bảo mật, xử lý và làm việc trên các tài liệu. Làm như vậy sẽ hỗ trợ năng suất, cho phép nhân viên tìm và truy cập thông tin trên hệ thống của họ nhanh hơn nhiều, để họ có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khách hàng của mình.

Bạn có thể bỏ lỡ cơ hội

Thế hệ Millennials đang làm rung chuyển ngành công nghiệp quản lý tài sản. Nhưng đối với một lĩnh vực chậm thay đổi thì điều quan trọng là các tổ chức không được ngồi yên và bỏ qua các công nghệ, như trí tuệ nhân tạo.

Nói một cách công bằng, một cách tiếp cận tự động hóa mọi quy trình cũng không phải là câu trả lời. Điều quan trọng là phải đạt được sự cân bằng, cho phép thông tin được quản lý, bảo mật và chia sẻ một cách hiệu quả và trực quan. Làm như vậy sẽ không chỉ cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng hiển thị rất cần thiết về tình trạng của tài sản, mà còn cung cấp cho những người hiểu biết kỹ thuật số những công cụ cần thiết để thực hiện vai trò của họ với khả năng tốt nhất trong ngành quản lý tài sản.

An Nhiên, Phạm Thu Trang