Cách kiểm tra ứng dụng Android Antivirus có đang thực sự hoạt động không

Diễn đàn - Ngày đăng : 10:46, 24/03/2019

Phần mềm chống vi-rút có tác dụng giữ cho các thiết bị của chúng ta không bị các phần mềm độc hại xâm nhập, nhưng điều gì xảy ra khi bản thân ứng dụng chống vi-rút đó là vấn đề?

Một báo cáo gần đây của AV-Comparatives đã phát hiện ra rằng có tới 138 ứng dụng chống vi-rút trên thiết bị Android có sẵn trên Cửa hàng Google Play hoạt động kém trong nhiệm vụ phát hiện chống vi-rút và thậm chí chúng còn có thể gây ra rủi ro bảo mật nghiêm trọng cho thiết bị Android của bạn.

Cách AV-Comparatives kiểm tra

AV-Comparatives đã đánh giá 250 ứng dụng chống vi-rút trên Google Play Store bằng cách cố gắng cài đặt và chạy 2000 ứng dụng độc hại đã biết, cộng với 100 ứng dụng lành tính. Sau đó, trang web sẽ xếp hạng từng ứng dụng dựa trên khả năng chống vi-rút từ số lượng mối đe dọa mà nó đã phát hiện chính xác, cũng như có bao nhiêu lỗi phát hiện nhầm.

Trong số 250 ứng dụng, 80 ứng dụng đã phát hiện ít nhất 30% tất cả các mối đe dọa và không có kết quả phát hiện nhầm, trong khi 138 ứng dụng được phát hiện là rủi ro cho hệ thống bảo mật. Các ứng dụng đã nhận được xếp hạng rủi ro do một trong các yếu tố sau:

  • Ứng dụng đạt điểm dưới ngưỡng AV-Comparatives 30%
  • Ứng dụng này dựa trên whitelists hoặc blacklists đáng ngờ khiến cho các thông báo sai và để lại các lỗ hổng nguy hiểm
  • Bản thân các ứng dụng được xác định là trojan hoặc các chương trình không mong muốn (PUA)

Mặc dù các ứng dụng trong danh mục cuối cùng hoàn toàn không có kết quả kiểm tra, nhưng báo cáo đã dành một phần nội dung để thảo luận và so sánh chúng. Một trong những khám phá thú vị hơn là các ứng dụng này có xu hướng sử dụng các phương pháp phát hiện tương tự nhau, đó là dựa trên whitelists và thậm chí là giao diện người dùng.

Nó cũng có điểm đáng lưu ý là một số ứng dụng chống vi-rút không chạy đúng trong nền tảng từ Android 8 trở lên. Các ứng dụng này có thể phát hiện phần lớn các mối đe dọa trong quá trình quét thủ công nhưng lại không phát hiện được các mối đe dọa khi chạy trong nền tảng. Đây là một lỗ hổng rõ ràng, nhưng vì chúng hoạt động tốt nên chúng được dán nhãn là Rủi ro. Bạn có thể đọc kết quả đầy đủ của báo cáo ở đây.

Cách chọn một ứng dụng chống vi-rút hiệu quả cho Android

Nếu ứng dụng chống vi-rút của bạn được liệt kê trong báo cáo AV-Comparatives được gắn nhãn Rủi ro hoặc nếu nó chưa khiến bạn cảm thấy yên tâm, thì có một cách khắc phục dễ dàng: Đó là Tải ứng dụng chống vi-rút mới. Và nếu bạn không biết ứng dụng chống vi-rút nào chạy tốt trên Android và muốn được giới thiệu, chúng tôi sẽ chỉ ra một số ứng dụng giúp bạn.

Theo báo cáo, 23 ứng dụng đạt được điểm hoàn hảo về độ chính xác, bao gồm cả khả năng phát hiện lỗi nhầm. Chúng tôi nhắc lại danh sách dưới đây là dựa trên khuyến nghị của AV-Comparatives:

  • AhnLab
  • Antiy
  • Avast
  • AVG
  • AVIRA
  • Bitdefender
  • BullGuard
  • Chili Security
  • Emsisoft
  • ESET
  • ESTSoft
  • F-Secure
  • G Data
  • Kaspersky Lab
  • McAfee
  • PSafe
  • Sophos
  • STOPzilla
  • Symantec
  • Tencent (Not available in the US)
  • Total Defense
  • Trend Micro
  • Trustwave

Báo cáo cũng cung cấp cho người dùng Android một số mẹo khi cần tìm hoặc chọn ứng dụng chống vi-rút, bao gồm:

  • Không dựa vào đánh giá của người dùng, vì rất ít người dùng đánh giá dựa trên độ chính xác và nhiều công ty sản xuất phần mềm sẽ trả tiền cho các đánh giá tích cực. (Điều này cũng áp dụng cho số lượt tải xuống và tần suất cập nhật, vì các ứng dụng lừa đảo thường có thể tạo ra số lượng tải xuống lớn và được cập nhật thường xuyên.)
  • Tìm kiếm các ứng dụng từ các công ty đáng tin cậy và nổi tiếng, đặc biệt là những ứng dụng có phần mềm chống vi-rút máy tính để bàn được đánh giá cao.
  • Các ứng dụng miễn phí - ngay cả những ứng dụng từ các nhà phát triển đáng tin cậy thì cũng chỉ nên được sử dụng để chạy thử trước khi mua phiên bản cao cấp. Hãy nhớ rằng không dựa vào các ứng dụng miễn phí và hi vọng chúng chống vi-rút hiệu quả.

Mai Linh, Phạm Thu Trang